cách kiểm tra transistor

nguyen_nhut6789
Bình luận: 8Lượt xem: 16,720

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Nội dung : Trình bày phương pháp đo kiểm tra Transistor để xác định hư hỏng, Các hình ảnh minh hoạ quá trình đo kiểm tra Transistor.
1. Phương pháp kiểm tra Transistor .
Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.


Cấu tạo của Transistor
  • Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.​
  • Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.​
  • Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.​
  • Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp .
    * Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
    * Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
    * Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
* Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.

Phép đo cho biết Transistor còn tốt .
  • Minh hoạ phép đo trên : Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết được Transistor trên là bóng ngược, và các chân của Transistor lần lượt là ECB ( dựa vào tên Transistor ). < xem lại phần xác định chân Transistor >
  • Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω​
  • Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .​
  • Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.​
  • Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên​
  • => Bóng tốt.

Phép đo cho biết Transistor bị chập BE
  • Bước 1 : Chuẩn bị .​
  • Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω​
  • Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω​
  • => Bóng chập BE

Phép đo cho biết bóng bị đứt BE
  • Bước 1 : Chuẩn bị .​
  • Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.​
  • => Bóng đứt BE

Phép đo cho thấy bóng bị chập CE
  • Bước 1 : Chuẩn bị .​
  • Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω​
  • => Bóng chập CE
  • Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.​
 

nguyen_nhut6789

Tài xế O-H
e hỉu rồi cảm ơn pác nha....nếu em xác định được là con transistor đã hỏng rồi vậy dựa vào thông số nào trên transistor để mình thay nó khác hả pác?
e giả sử một điều nữa: cho là con transistor hư là loai pnp nhưng tìm không có thì mình có thể tìm con khác cùng loai pnp để thay vào được không hả pác?
 

phanminhnhat

Học việc
e hỉu rồi cảm ơn pác nha....nếu em xác định được là con transistor đã hỏng rồi vậy dựa vào thông số nào trên transistor để mình thay nó khác hả pác?
e giả sử một điều nữa: cho là con transistor hư là loai pnp nhưng tìm không có thì mình có thể tìm con khác cùng loai pnp để thay vào được không hả pác?

Transistor PNP thường có kí hiệu chữ cái đầu tiên là A hoặc B (thông dụng A1015,...) còn trans NPN thì kí hiệu chữ cái đầu tiên là C hoặc D (thông dụng là C828, C1815, D945,....)
VD: con trans của bạn bị hư là con C828 thì bạn có thể thay thế bằng 1 con tương đương là C1815 hay D945 (đôi lúc bác cần chú ý dòng chịu được lớn nhất của con trans của bác để thay cho hợp lý không thì nó chết lại:D)
 

nguyen_nhut6789

Tài xế O-H
vậy làm thế nào để biết dòng của nó là bao nhiêu hả pác? với lại con transistor không có ký hiệu A B C D gì cả theo một vài tài liệu e đọc được là transistor của nhật sản xuất không có để ký hiệu giống vậy...e ghi ra cho các pác xem hộ e nhá...
[LM317T
GK2KN
CHN 928]
vậy là ký hiệu nào để mình nhận biết hả các pác?:-?:-?:-?:-?
 

phanminhnhat

Học việc
vậy làm thế nào để biết dòng của nó là bao nhiêu hả pác? với lại con transistor không có ký hiệu A B C D gì cả theo một vài tài liệu e đọc được là transistor của nhật sản xuất không có để ký hiệu giống vậy...e ghi ra cho các pác xem hộ e nhá...
[LM317T
GK2KN
CHN 928]
vậy là ký hiệu nào để mình nhận biết hả các pác?:-?:-?:-?:-?

Em không rõ bác đọc tài liệu nào nhưng các loại transitor mà em biết thì thường kí hiệu như sau:
- Transistor Nhật: thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.
- Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...
- Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại trans: Chữ A và B là trans thuận, chữ C và D là trans ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là trans âm tần, A và G là trans cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. VD : 3CP25 , 3AP20 vv..

Không phải IC 3 chân nào cũng là transistor, VD như con LM317T của bác là IC điều chỉnh điện áp không phải trans. Nếu bác thắc mắc về con IC nào đó bác có thể lên google tra datasheet của nó.
 

longxehoi

Tài xế O-H
chào bác thật sự là bài toÁN ĐÂU ĐẦU có chỉ cũng o hiểu hết được -cái gì cần nói đẫ nối hết rồi mình xin góp ý cho bác là học khoá cơ bản điện tử để làm kiến thức sau này -tục ngữ có câu -không thầy đố mày làm nên -mình o góp ý gì nhiều mong bác thông cảm
 

nguyen_nhut6789

Tài xế O-H
vậy làm sao biết con IC đó hỏng hay không hả pác? với lại nhìn thông số nào để tìm?

---------- Post added at 10:09 AM ---------- Previous post was at 10:05 AM ----------

điện tử cơ bản thì e học rồi đó chứ nhưng do chuyên ngành của e không phải môn điện nên mấy thầy chỉ dạy sơ sơ rồi cho qua à...e thì cũng có hứng thú với điện nên muốn tìm hiểu và học hỏi thêm ở các pác cho lẹ...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên