Cơ cấu phân phối khí hiện đại VTEC - VVTi và iVETEC

xuanquyet181
Bình luận: 44Lượt xem: 13,154

anhnv_2411

Don't give up
Cái vtec và i-vtec là cơ cấu pha phối khí thông mình lắp đặt trên động cơ của hãng Honda. Còn VVT-I cũng là cơ cấu có chức năng tương tự lắp trên động cơ Toyota. Trong đó I-vtec là thế hệ sau của Vtec nó điều khiển thông minh hơn giúp hiệu suất của động cơ đạt hiệu suất cao hơn. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể về các công nghệ này trên mạng, hoặc trên youtobe...
 

xuanquyet181

Tài xế O-H
Cảm ơn bác, tức là 2 cái đó nó chẳng liên qua gì cả mà nó là 2 công nghệ của 2 hãng khác nhau đúng không? tại có thằng bạn nó nói VTEC và VVT-i cộng lại bằng thằng i-VTEC nên em thắc mắc đó mà
 

yobin

Tài xế O-H
3 cái này như bác anhnv_2411 nói là chuẩn rồi.
3 cái giống nhau hết thôi. cái i-vtec cải tiển hơn 1 tý giúp cho hiệusuất của động cơ tốt hơn!
Nó là 3 cái tên gọi nhưng mà hâu như giống nhau hết mà. chỉ là hãng nào cũng muốn nó là của mình mà thôi! :lx
 

xuanquyet181

Tài xế O-H
3 cái này như bác anhnv_2411 nói là chuẩn rồi.
3 cái giống nhau hết thôi. cái i-vtec cải tiển hơn 1 tý giúp cho hiệusuất của động cơ tốt hơn!
Nó là 3 cái tên gọi nhưng mà hâu như giống nhau hết mà. chỉ là hãng nào cũng muốn nó là của mình mà thôi! :lx

Về cơ bản thằng VTEC thay đổi độ mở xupap, thằng VVT-i thay đổi góc mở xupap còn thằng i-VTEC thì kết hợp 2 cái đó và thêm cái tubo tăng áp nữa thì phải em nói vậy đúng không cụ :lx
 

bugi

Giữ xe
Nhân viên
Em xin đóng góp cho các bác như sau:
Công nghệ VTEC và VVTi đơn giản chỉ là công nghệ giúp thay đổi góc mở xupáp hút theo tốc độ tua máy (mình vẫn hay gọi là cam thông minh).
Công nghệ của Honda lúc đầu sử dụng là VTEC sau đó phát triển lên chút thì là i-VTEC; i-VTEC là áp dụng thay đổi cho cả các xupáp hút và xupáp thoát luôn. Đây là công nghệ thực sự do hãng honda nghiên cứu và phát triển chứ không theo hãng nào hết.
Còn VVTi là công nghệ toyota mua lại và đặt tên theo ý họ, lúc đầu cũng chỉ áp dụng cho trục cam nạp, nhưng sau này phát triển lên là dual VVTi (áp dụng cho cả cam nạp và cam thoát). Công nghệ này cũng giống như của Ford (Ti-VCT).

Về mặt đích thì 2 công nghệ trên là như nhau, nhưng VVTi thì điều khiển xoay nguyên trục cam, còn VTEC thì điều khiển hành trình mở của xupáp bằng việc sử dụng thêm những vấu cam có hành trình lớn hơn.

Mong các bác góp ý thêm.
 

yobin

Tài xế O-H
Hệ thống VVT-i là thiết kế của hãng Toyota theo nguyên lý điện - thủy lực. Cơ cấu này tối ưu hóa góc phối khí của trục cam nạp dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động

Các bộ phận của hệ thống gồm: Bộ xử lý trung tâm ECU 32 bit; bơm và đường dẫn dầu; bộ điều khiển phối khí (VVT) với các van điện; các cảm biến: VVT, vị trí bướm ga, lưu lượng khí nạp, vị trí trục khuỷu, nhiệt độ nước. Ngoài ra, VVT-i thường được thiết kế đồng bộ với cơ cấu bướm ga điện tử ETCS-i, đầu phun nhiên liệu 12 lỗ (loại bỏ sự hỗ trợ bằng khí) và bộ chia điện bằng điện tử cùng các bugi đầu iridium.

Trong quá trình hoạt động, các cảm biến vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga và lưu lượng khí nạp cung cấp các dữ liệu chính về ECU để tính toán thông số phối khí theo yêu cầu chủ động. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh, còn các đầu đo VVT và vị trí trục khuỷu thì cung cấp các thông tin về tình trạng phối khí thực tế. Trên cơ sở các yếu tố chủ động, hiệu chỉnh và thực tế, ECU sẽ tổng hợp được lệnh phối khí tối ưu cho buồng đốt. Lệnh này được tính toán trong vài phần nghìn giây và quyết định đóng (mở) các van điện của hệ thống thủy lực. Áp lực dầu sẽ tác động thay đổi vị trí bộ điều khiển phối khí, mở các xu-páp nạp đúng mức cần thiết vào thời điểm thích hợp. Như vậy, thay cho hệ thống cam kiểu cũ với độ mở xu-páp không đổi, VVT-i đã điều chỉnh vô cấp hoạt động của các van nạp. Độ mở và thời điểm mở biến thiên theo sự phối hợp các thông số về lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga, tốc độ và nhiệt độ động cơ.
Hiện nay, VVT-i được áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe hạng trung của Toyota, đặc biệt với thiết kế động cơ 4 xi-lanh cỡ vừa và nhỏ.


Hệ thống điều khiển van biến thiên VTEC của Honda : "Variable valve Timing and lift Electronic Control". Hệ thống này được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả của các động cơ đốt trong tại các dải vòng tua động cơ khác nhau.

Hệ thống VTEC của Honda là phương pháp khá đơn giản nhằm đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả ở dải vòng tua rộng, thông qua trục cam kép đa trạng thái đã được tối ưu hóa. Thay vì mỗi con đội phục trách một van, sẽ có 2 con đội điều khiển. Một con đội được thiết kế để động cơ hoạt động tốt ở vòng tua thấp còn một con khác đảm nhiệm vai trò ở vòng tua cao.Sự thay đổi trạng thái giữ hai con đội này được điều khiển bằng máy tính sau khi thu thập các thông số như áp suất dầu động cơ, nhiệt độ máy, vận tốc xe và vòng tua động cơ. Khi vòng tua động cơ tăng, máy tính sẽ kích hoạt con đội thiết kế cho vòng tua cao hoạt động. Từ lúc này, van sẽ được đóng mở theo chế độ vòng tua cao như khoảng mở rộng hơn, thời gian mở dài hơn nhằm cung cấp đủ hòa khí cho buồng đốt. Hệ thống VTEC trên động cơ trục cam kép sẽ điều khiển cả van xả và van nạp.
Công nghệ mới i-VTEC (chữ i lấy từ từ Intelligent) là công nghệ điều van biến thiên liên tục trên van nạp ở các động cơ của Honda, ở i-VTEC, trục cam điều khiển van nạp có thể thay đổi một góc trong khoảng từ 25 đến 50 độ (tùy thuộc vào cấu trúc động cơ) khi đang vận hành. Các trạng thái của trục cam được máy tính điều khiển dựa trên các dữ liệu về tải trọng xe và vòng tua máy. Tác dụng của i-VTEC là nâng mô-men xoắn của động cơ, đặc biệt khi ở tốc độ vòng tua trung bình. Trên mẫu Civic bán tại Việt Nam, Honda trang bị i-VTEC ở cả động cơ I4 trục cam kép DOHC và I4 trục cam đơn SOHC.


Như vậy mục đích của hai công nghệ trên là như nhau : tối ưu hóa góc mở, thời điểm mở của các valve để từ đó tăng hiệu quả hoạt động quá trình nạp thải của động cơ dẫn tối tối ưu động cơ tăng công suất, hiệu quả trên từng chế độ hoạt động.
Điểm khác nhau chính là cách thức thực hiện thực tế vì hai hãng khác nhau thì không thể đưa ra công nghẹ giống nhau được!
Cái năm thứ 2 em có làm đồ án môn về cái này nên hơi bít 1 tý. trên 4r cũng có cái đồ án của em đó. bác down về đọc xem! Cụ thể hơn nhiều!
 

xuanquyet181

Tài xế O-H
Em xin đóng góp cho các bác như sau:
Công nghệ VTEC và VVTi đơn giản chỉ là công nghệ giúp thay đổi góc mở xupáp hút theo tốc độ tua máy (mình vẫn hay gọi là cam thông minh).
Công nghệ của Honda lúc đầu sử dụng là VTEC sau đó phát triển lên chút thì là i-VTEC; i-VTEC là áp dụng thay đổi cho cả các xupáp hút và xupáp thoát luôn. Đây là công nghệ thực sự do hãng honda nghiên cứu và phát triển chứ không theo hãng nào hết.
Còn VVTi là công nghệ toyota mua lại và đặt tên theo ý họ, lúc đầu cũng chỉ áp dụng cho trục cam nạp, nhưng sau này phát triển lên là dual VVTi (áp dụng cho cả cam nạp và cam thoát). Công nghệ này cũng giống như của Ford (Ti-VCT).

Về mặt đích thì 2 công nghệ trên là như nhau, nhưng VVTi thì điều khiển xoay nguyên trục cam, còn VTEC thì điều khiển hành trình mở của xupáp bằng việc sử dụng thêm những vấu cam có hành trình lớn hơn.

Mong các bác góp ý thêm.

Như bác nói là hợp chuẩn luôn, nhưng bổ sung thêm cái là nó làm việc không hẳn phụ thuộc vào vòng tua máy mà nó sử dụng rất nhiều các thông số của cảm biến để điều khiển việc thay đổi góc xoay cam, hành trình xupap thông qua thủy lực.

---------- Post added at 11:00 PM ---------- Previous post was at 10:56 PM ----------

Hệ thống VVT-i là thiết kế của hãng Toyota theo nguyên lý điện - thủy lực. Cơ cấu này tối ưu hóa góc phối khí của trục cam nạp dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động

Các bộ phận của hệ thống gồm: Bộ xử lý trung tâm ECU 32 bit; bơm và đường dẫn dầu; bộ điều khiển phối khí (VVT) với các van điện; các cảm biến: VVT, vị trí bướm ga, lưu lượng khí nạp, vị trí trục khuỷu, nhiệt độ nước. Ngoài ra, VVT-i thường được thiết kế đồng bộ với cơ cấu bướm ga điện tử ETCS-i, đầu phun nhiên liệu 12 lỗ (loại bỏ sự hỗ trợ bằng khí) và bộ chia điện bằng điện tử cùng các bugi đầu iridium.

Trong quá trình hoạt động, các cảm biến vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga và lưu lượng khí nạp cung cấp các dữ liệu chính về ECU để tính toán thông số phối khí theo yêu cầu chủ động. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh, còn các đầu đo VVT và vị trí trục khuỷu thì cung cấp các thông tin về tình trạng phối khí thực tế. Trên cơ sở các yếu tố chủ động, hiệu chỉnh và thực tế, ECU sẽ tổng hợp được lệnh phối khí tối ưu cho buồng đốt. Lệnh này được tính toán trong vài phần nghìn giây và quyết định đóng (mở) các van điện của hệ thống thủy lực. Áp lực dầu sẽ tác động thay đổi vị trí bộ điều khiển phối khí, mở các xu-páp nạp đúng mức cần thiết vào thời điểm thích hợp. Như vậy, thay cho hệ thống cam kiểu cũ với độ mở xu-páp không đổi, VVT-i đã điều chỉnh vô cấp hoạt động của các van nạp. Độ mở và thời điểm mở biến thiên theo sự phối hợp các thông số về lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga, tốc độ và nhiệt độ động cơ.
Hiện nay, VVT-i được áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe hạng trung của Toyota, đặc biệt với thiết kế động cơ 4 xi-lanh cỡ vừa và nhỏ.


Hệ thống điều khiển van biến thiên VTEC của Honda : "Variable valve Timing and lift Electronic Control". Hệ thống này được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả của các động cơ đốt trong tại các dải vòng tua động cơ khác nhau.

Hệ thống VTEC của Honda là phương pháp khá đơn giản nhằm đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả ở dải vòng tua rộng, thông qua trục cam kép đa trạng thái đã được tối ưu hóa. Thay vì mỗi con đội phục trách một van, sẽ có 2 con đội điều khiển. Một con đội được thiết kế để động cơ hoạt động tốt ở vòng tua thấp còn một con khác đảm nhiệm vai trò ở vòng tua cao.Sự thay đổi trạng thái giữ hai con đội này được điều khiển bằng máy tính sau khi thu thập các thông số như áp suất dầu động cơ, nhiệt độ máy, vận tốc xe và vòng tua động cơ. Khi vòng tua động cơ tăng, máy tính sẽ kích hoạt con đội thiết kế cho vòng tua cao hoạt động. Từ lúc này, van sẽ được đóng mở theo chế độ vòng tua cao như khoảng mở rộng hơn, thời gian mở dài hơn nhằm cung cấp đủ hòa khí cho buồng đốt. Hệ thống VTEC trên động cơ trục cam kép sẽ điều khiển cả van xả và van nạp.
Công nghệ mới i-VTEC (chữ i lấy từ từ Intelligent) là công nghệ điều van biến thiên liên tục trên van nạp ở các động cơ của Honda, ở i-VTEC, trục cam điều khiển van nạp có thể thay đổi một góc trong khoảng từ 25 đến 50 độ (tùy thuộc vào cấu trúc động cơ) khi đang vận hành. Các trạng thái của trục cam được máy tính điều khiển dựa trên các dữ liệu về tải trọng xe và vòng tua máy. Tác dụng của i-VTEC là nâng mô-men xoắn của động cơ, đặc biệt khi ở tốc độ vòng tua trung bình. Trên mẫu Civic bán tại Việt Nam, Honda trang bị i-VTEC ở cả động cơ I4 trục cam kép DOHC và I4 trục cam đơn SOHC.


Như vậy mục đích của hai công nghệ trên là như nhau : tối ưu hóa góc mở, thời điểm mở của các valve để từ đó tăng hiệu quả hoạt động quá trình nạp thải của động cơ dẫn tối tối ưu động cơ tăng công suất, hiệu quả trên từng chế độ hoạt động.
Điểm khác nhau chính là cách thức thực hiện thực tế vì hai hãng khác nhau thì không thể đưa ra công nghẹ giống nhau được!
Cái năm thứ 2 em có làm đồ án môn về cái này nên hơi bít 1 tý. trên 4r cũng có cái đồ án của em đó. bác down về đọc xem! Cụ thể hơn nhiều!
Bác có bản Full cả đồ án cái này không cho em được không vì em chưa nhận đề tài cho nên đang tìm hiểu xem nên nhận cái nào, có bản của bác về em nghiên cứu nếu được thì nhận quả này làm luôn vì củng nghiền :D bác mail cho em nhé! quyet579@gmail.com cảm ơn bác trước nhé!
 

voanhvu

Tài xế O-H
vtec và vvt i là chỉ có điều khiển cam nạp thôi,nên nó không hiệu quả bằng dual vvti hay ivtec là diều khiển cả cam nạp lẫn xả.2 cái này là của honda và toyota,nó cũng gần giống nhau,hình như toy ăn cắp công nghệ hay sao ấy
 

kimdevn

Tài xế O-H
vtec và vvt-i ý nghĩa của của 2 cái là như nhau
về cách thức điều khiển khì khác nhau khá nhiều nhưng đều là điều khiển vấu cam nạp,thải đóng sớm mở muộn thôi
:5:
 

ngoc_nguyen

Tài xế O-H
Các bác cho em một kiến xem trong 3 cái cơ cấu VTEC VVT-i và i-VTEC cái nào là hiện đại nhất, và vấn đề nữa có phải thằng i-VTEC là tổng hợp của VTEC và VVT-i không nhỉ?:cp

Trong 3 cái cơ cấu VTEC VVT-i và i-VTEC thì VVT-i là của Toyota, VTEC và i-VTEC là của Honda, trong đó công nghệ i-VTEC có phần cải tiến hơn VTEC, i-VTEC là hệ thống điều khiển van thành công nhất từ trước tới nay của hãng Honda và được ứng dụng trên nhiều mẫu xe, tuy nhiên công nghệ VVT-i (Điều khiển thời điểm phối khí - thông minh) của hãng Toyota cũng rất nổi tiếng và được ứng dụng trên rất nhiều dòng xe của Toyota, nên không thể nói là cái nào hiện đaị nhất được , bởi vì mỗi hãng đều có một đặc điểm riêng và ưu nhược điểm riêng nhưng chúng vẫn cùng chung một mục đích nâng cao công suất động cơ cho xe, hiệu quả về kinh tế cho người sử dụng.

Còn i-VTEC là tổng hợp của VTEC và VVT-i là không phải , i-VTEC và VTEC là của Honda , còn VVT-i là của Toyota.
 

xuanquyet181

Tài xế O-H
bác nào có tài liệu đầy đủ về công nghệ VTEC và i-VTEC send cho em cái ... em tks nhìu....
mail cua em: viethuyen51ckot@gmail.com

Của bạn đây :http://www.oto-hui.com/diendan/f462/co-caiu-phan-phoii-khii-hiein-daii-vtec-vai-vvti-173077.html
Và có một cuốn sách của thầy Trương Manh Hùng rất hay củng trên O-H này nhưng ko nhớ đâu nữa nên ụp lại cho bạn nè :http://www.mediafire.com/view/?611dfnd04mrbquk
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Của bạn đây :http://www.oto-hui.com/diendan/f462/co-caiu-phan-phoii-khii-hiein-daii-vtec-vai-vvti-173077.html
Và có một cuốn sách của thầy Trương Manh Hùng rất hay củng trên O-H này nhưng ko nhớ đâu nữa nên ụp lại cho bạn nè :http://www.mediafire.com/view/?611dfnd04mrbquk
http://www.oto-hui.com/diendan/f66/0000650-bai-giang-dong-co-o-hien-dai-dh-gtvthn-173113.html
cái này chính tay em up mà. đây là bài giảng do thầy chủ nhiệm của em soạn.cụ đọc xong, sẽ thấy rất bổ ích
 

xuanquyet181

Tài xế O-H

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên