Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến "TỤT CẦN" của máy đào.

LẠC HẬU
Bình luận: 34Lượt xem: 19,385

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Trước hết xin trích lại các đoạn đối thoại chính nói về chủ đề này ở bên "KHẢO SÁT HỆ THỐNG THỦY LỰC" như sau:

Xin "japan" cho một em PC200-6 cần dài như thế này cho nó dễ nhé:

1-Phớt xy lanh nâng cần mới thay được15 ngày.

2-Van chống tụt đã kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra thấy rất kín và tốt.

3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.

4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.

5-Tháo các ty của VPP đều còn đẹp, "van bù" (Pressure compensation valve)ngon lành cành đào, van xả cửa (Safety-suction valve), VAT (Main relief valve) cũng ngon luôn.6-Các thao tác còn lại đều đạt yêu cầu.

Phớt mới thay cũng không có nghĩa là xi lanh ngon. Muốn tụt được cần thì 1/ dầu phải lọt qua van chống tụt2/Lọt qua quả piston lên phần cầnVan chống tụt ngon => piston chếtGã chém gió thôi- chả chắc đã đúng

em xin phép bác thayboixemvoi cho em tham gia với nhé

trường hợp 1: xec măng ngăn khoang

trường hợp 2: lòng mề van chống tụt

trường hợp 3: van bồi hoàn

trường hợp 4: giống trường hợp 1 và 3.sim vành ngoài van vù

trường hợp 5,6 ngon rồi thì ko cần kiểm tra.

Chính xác là nó bị hỏng xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần. Cụ nào "giải trình đầy đủ" tại sao chỉ hỏng mỗi một cái "xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần" mà đẻ ra lắm triệu chứng như vậy.

Một số câu em xin viết tắt cho nó đỡ mỏi ngón tay:

1- Khoang piston của xy lanh nâng cần gọi tắt là khoang H, tắt hết tầm là H.

2- Khoang cán của xy lanh nâng cần gọi tắt là khoang R, tắt hết cỡ là R.

Ta xét trường hợp số 4 trước đã nhé: “4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.”Nâng cần lên cao----> tắt máy---> dầu chạy từ H sang R tới khi Ph=Pr, đây là lúc ta nhìn thấy tốc độ tụt cần là nhanh. Khi tắt chìa khóa và trên SĐTL ta thấy cái “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKIING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE = Là dưới 290 kg/cm2 + van chống tụt cần là kín.

Lúc này xy lanh nâng cần trở thành một cái bơm piston có cái cán bằng cái ty mạ crôm sáng bóng ý. Dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải tùy theo từng cách thử khác nhau sẽ tạo ra một áp suất cao hơn a/s của VAT xả cửa xuống cần là 290 kg/cm2---> nó sẽ “xì” qua đó mà về thùng----> có tiếng “xì” ở VPP. Đoạn này tốc độ tụt cần sẽ chậm hơn lúc trước.

Trường hợp số 3: “3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.”Bắt đầu nâng cần: trong khi P pump đang lên để > Ph, Pr = P hồi và Ph đang chạy sang Pr---> cần sẽ bị tụt xuống một đoạn trước khi được nâng với tốc độ chậm.

Như thế là đã rõ mười mươi ròi nhá.Khi xy lanh nâng cần bị hỏng xéc măng ngăn khoang ở một chừng mực nào đấy nó sẽ sinh ra các triệu chứng “loằng văn ngoằng” như vậy.

Góp vui một chút nào.
Giả sử thế này: Nếu giá trị cài đặt của “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE không phải Là 290 kg/cm2 mà chỉnh tăng lên đến giá trị CAO HƠN áp suất mà "CÁI BƠM GIẢ CÓ CÁN BẰNG CÁI TY MẠ CRÔM SÁNG BÓNG" tạo ra. Hay thôi, để cho thật rõ, ta bịt luôn cái đường qua VAN LẰNG NHẰNG ấy, không cho nó về thùng nữa thì liệu có còn bị "TỤT QUẦN" à quên "TỤT CẦN" không nhỉ ??? Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"
Hai bạn xem hình bên dưới. Ta bỏ hẳn cái Piston ra luôn; bơm đầy nhớt thủy lực vào; khóa cả hai đường dẫn. Dưới tác dụng của vật nặng đè lên đầu cần xy lanh thì liệu cần xy lanh "CÓ THỂ THỤT VÀO ĐƯỢC KHÔNG"???

Cả hai công thức đều ra cùng một đáp số, tuy rằng cái diễn giải và công thức của TA có vẻ KHOA HỌC hơn (nên cũng rối rắm hơn, khó hiểu hơn !!!) của TÂY nhỉ !!! Bạn cứ lắp thử con số vào tính sẽ thấy "THỂ TÍCH BỊ SUY GIẢM CHỉ KHOẢNG NỬA PHẦN TRĂM (thể tích ban đầu là 100 lít, áp suất tăng từ 100 Bar lên 200 Bar sẽ nén lại còn 99,5 lít)". Ấy là độ suy giảm thể tích nhá. Còn nếu tính ra hành trình thì e là mắt thường khó mà nhận thấy được mức độ tụt của nó.

Do vậy, "CHẤT LỎNG NÓI CHUNG, NHỚT THỦY LỰC NÓI RIÊNG THƯỜNG ĐƯỢC XEM LÀ KHÔNG NÉN ĐƯỢC." Trừ khi xét trong những hệ thống có thể tích và áp suất làm việc rất lớn hoặc độ chính xác cực cao mới xét đến tính đàn hồi của chất lỏng. Kết luận: Ở đây, ngay cả khi bỏ hẳn cái Piston ra thì quan sát bằng mắt thường khó mà nhận ra được cái sự "TỤT CẦN", do khoảng dịch chuyển của cần là quá nhỏ.

Vậy thì biện luận rằng nếu lỏng phớt Piston thì nhớt thủy lực sẽ chảy từ khoang Piston sang khoang cán làm cho "CẦN BỊ TỤT" là KHÔNG ĐÚNG.

Qua các đoạn đối thoại, trao đổi ở trên, xin TÚM-GỌN lại để dễ theo dõi như sau:

Triệu chứng:
em PC200-6 cần dài bị các hiện tượng:

a)- Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.

b)- Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP.

c)- Tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.


Cụ TBXV (biệt danh PM1967) giải thích : "Như thế là đã rõ mười mươi ròi nhá. Khi xy lanh nâng cần bị hỏng xéc măng ngăn khoang ở một chừng mực nào đấy nó sẽ sinh ra các triệu chứng “loằng văn ngoằng” như vậy.". Trong giải thích của Cụ TBXV có nói thêm rằng thì là nguyên nhân còn do VAN AN TOÀN xả cửa xuống cần là 290 kg/cm2.

Lão Lạc Hậu chen ngang vào giả sử rằng nếu áp suất của VAN AN TOÀN xả cửa xuống cần tăng lên cao hơn, hay cực đoan hơn, BÍT LUÔN cái đường ấy xem sao. Lão ấy đã chứng minh rằng nếu không đi qua đường VAN AN TOÀN xả cửa xuống thì NÓ sẽ không bị TỤT.

Vậy bây giờ ta thử tính tiếp xem áp suất cài đặt của VAN AN TOÀN xả cửa xuống phải tăng cao đến giá trị bao nhiêu thì dầu nhớt sẽ không chảy qua đường đó (Cần không còn bị tụt nữa).
 

gie-rach

Tài xế O-H
- Gã sẽ nghịch như sau:
1/ Múc 1 gầu đầy gập Gầu vào, duỗi đòn ra, hạ cần xuống
2/ Bắt đầu nâng cần chỉnh bao giờ nâng được cần thì cho thêm tý chắc là được
3/ Gã chỉ chém gió thôi - hình như không áp dụng cho cần chế vì có thể nâng cần không đã lên 280at roài
Các cụ chỉ bảo tiếp
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Tặng các cụ cái hình xem chơi.
Chú ý: đừng làm theo những gì "Lão kia" nói nha, mất "xiền" đấy.




Vậy bây giờ ta thử tính xem áp suất cài đặt của VAN AN TOÀN xả cửa xuống phải tăng cao đến giá trị bao nhiêu thì dầu nhớt sẽ không chảy qua đường đó.

"Khơi mào" một tý: 370 Kg/cm² dầu t/l sẽ không chảy qua "VAN AN TOÀN xả cửa xuống cần" nữa. (Safety-suction valve _2-stage)
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
- Gã sẽ nghịch như sau:

1/ Múc 1 gầu đầy gập Gầu vào, duỗi đòn ra, hạ cần xuống.

2/ Bắt đầu nâng cần chỉnh bao giờ nâng được cần thì cho thêm tý chắc là được.

3/ Gã chỉ chém gió thôi - hình như không áp dụng cho cần chế vì có thể nâng cần không đã lên 280at roài
Các cụ chỉ bảo tiếp

Này chú "GIẺ", sao lại có cái số (3) : "..hình như không áp dụng cho cần chế." ???

Phần trên thì chú nói đúng "ĐÁP SỐ" rồi (Múc 1 gầu đầy, gập gầu vào, duỗi đòn ra, hạ cần xuống. Bắt đầu nâng cần, chỉnh bao giờ nâng được cần thì cho thêm tý chắc là được).

Nhưng chú phải chịu khó viết thêm một tý về điều gọi là "CƠ SỞ LÝ LUẬN" để nói rõ lý do tại sao chú lại làm như thế chứ nhỉ.
 

hugbmt12

Tài xế O-H
Này chú "GIẺ", sao lại có cái số (3) : "..hình như không áp dụng cho cần chế." ???

Phần trên thì chú nói đúng "ĐÁP SỐ" rồi (Múc 1 gầu đầy, gập gầu vào, duỗi đòn ra, hạ cần xuống. Bắt đầu nâng cần, chỉnh bao giờ nâng được cần thì cho thêm tý chắc là được).

Nhưng chú phải chịu khó viết thêm một tý về điều gọi là "CƠ SỞ LÝ LUẬN" để nói rõ lý do tại sao chú lại làm như thế chứ nhỉ.

Có phải cách thử như trên là lúc hai ty nâng chịu tải lớn nhất ko bác?
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Vậy bây giờ ta thử tính tiếp xem áp suất cài đặt của VAN AN TOÀN xả cửa xuống phải tăng cao đến giá trị bao nhiêu thì dầu nhớt sẽ không chảy qua đường đó (Cần không còn bị tụt nữa).[/SIZE]

- Gã sẽ nghịch như sau:
1/ Múc 1 gầu đầy gập Gầu vào, duỗi đòn ra, hạ cần xuống
2/ Bắt đầu nâng cần chỉnh bao giờ nâng được cần thì cho thêm tý chắc là được
3/ Gã chỉ chém gió thôi - hình như không áp dụng cho cần chế vì có thể nâng cần không đã lên 280at roài
Các cụ chỉ bảo tiếp

Có phải cách thử như trên là lúc hai ty nâng chịu tải lớn nhất ko bác?

Mặc dù cách thử trên chưa xác định được tải lớn nhất tác động vào 2 ty nâng cần, nhưng nó đã xác định được áp lực cần thiết để thắng được toàn bộ tải trọng (sức nặng) của CẦN (BOOM)+TAY (ARM)+GÀU (BUCKET). Do vậy sau khi thử như trên, ghi lại thông số của đồng hồ đo rồi chỉnh van an toàn (van xả) của cửa xuống "BẰNG hoặc CAO HƠN một chút" là được.

Vây thì: cho dù là "BỘ PHỚT PISTON" có bị mòn, lỏng. Nhưng nếu van phân phối, van chống tuột cần và van xả cửa xuống mà còn tốt thì KHÔNG THỂ BỊ TUỘT CẦN được.

Câu hỏi tiếp theo là: Vậy có cách nào để xác định được "BỘ PHỚT PISTON" có bị mòn, lỏng hay không (không cần phải tháo ra xem) ??

Nguyên nhân do đâu mà lại có các hiện tượng sau:

Thực tế là khi bị "TỤT CẦN", tốc độ tụt sẽ giảm dần theo độ cao.

Và thực tế cũng có trường hợp: "KHI BẮT ĐẦU NÂNG CẦN THÌ CẦN SẼ BỊ TỤT XUỐNG MỘT CHÚT RỒI MỚI BẮT ĐẦU NÂNG LÊN".
 

gie-rach

Tài xế O-H
Kính cụ Lạc Hậu và các Cao Nhân cái món kiểm tra phớt này Gã biết tý thôi. Theo Gã Cái xi lanh có 2 dạng chết như sau
1/ Chết do gioăng phớt kiểm tra bằng cách cho chạy kịch chiều ra hoặc vào, tháo 1 đầu tuyo của chiều vào hoặc ra tiếp tục ghì áp nếu dầu chảy ra như Vừa chơi 1 két bia là em gioăng Bị Ốm
2/ Chết do lòng xi anh bị xước ( đặc biệt bị xước ỏ đoạn giữa hành trình) hoặc bị phình tang trống tại đoạn giữa ( thường do ống xi lanh thay thế không đúng) thì cũng làm gần giống như trên nhưng chi cho xi lanh chạy đến đoạn cần kiểm tra rồi lấy cáp cố định lại mà thử ( Nếu cẩn thận thì cho thêm em thước cặp vào mà do cho phình nhé)
3/ Gã buôn sắt vụn với chém gió thôi các Cụ bỏ qua nhé- Chả chắc đã Trúng.
 

hugbmt12

Tài xế O-H
Câu hỏi tiếp theo là: Vậy có cách nào để xác định được "BỘ PHỚT PISTON" có bị mòn, lỏng hay không (không cần phải tháo ra xem) ??
THEO EM : Khi bộ phớt píton mòn, lúc ta nâng hết cần, tắt máy do áp lực ở 2 khoang ko bằng nhau (h>r) cần sẽ tụt một chút, khi(h=r) lúc này cần hết tụt (hoăc tụi chậm lại nếu van chống tụt hoặc công tắc bị lọt nhớt)
Thực tế là khi bị "TỤT CẦN", tốc độ tụt sẽ giảm dần theo độ cao.

Và thực tế cũng có trường hợp: "KHI BẮT ĐẦU NÂNG CẦN THÌ CẦN SẼ BỊ TỤT XUỐNG MỘT CHÚT RỒI MỚI BẮT ĐẦU NÂNG LÊN".

Do van chống tụt, công tắc hở
KHi bắt đầu nâng, do van chống tụt mở trước (áp ở đoạn van chống tụt và công tắc thấp do bị hở)áp ở khoang h giảm(cần tụt) sau đó mới tăng khi nhận áp từ công tắc mở đưa lên(bắt đầu nâng)
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Mấy hôm nay tôi đang bị dính "chưởng của Cái bang" nên không tham gia với các cụ được.

Nếu để ý một chút sẽ thấy con xe này là cần bị chế, bởi vì "cần dài" hay lắp cho cái xe có chữ "LC", ví dụ PC200LC, PC220LC....Cần đã bị chế chác thì thường nặng hơn cần tiêu chuẩn và đồng bộ với cái gầu.
Nếu thử tải nâng cần theo cách: múc 1 gầu đất đầy, đưa tay đòn ra hết cỡ và nâng cần lên thì a/s của nó sấp xỉ 300 kg/cm².



Khi xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần bị thông thì a/s trong khoang xy lanh cần sẽ ~ x2 lần lên (tính sơ sơ cũng thấy) ~ 600 kg/cm².
Nhìn vào SĐTL mà "luận", thì VAT của nâng và hạ cần cái nào đặt giá trị áp thấp hơn thì dầu sẽ chạy qua đó để về hồi-----> cần vẫn tụt như thường.
Chớ có dại mà tăng tiếp VAT cho từng cửa lên nhé, với a/s 600 kg/cm² để cần không tụt nữa thì cái VPP sẽ không chịu nổi.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Nếu để ý một chút sẽ thấy con xe này là cần bị chế, bởi vì "cần dài" hay lắp cho cái xe có chữ "LC", ví dụ PC200LC, PC220LC....Cần đã bị chế chác thì thường nặng hơn cần tiêu chuẩn và đồng bộ với cái gầu.
Nếu thử tải nâng cần theo cách: múc 1 gầu đất đầy, đưa tay đòn ra hết cỡ và nâng cần lên thì a/s của nó sấp xỉ 300 kg/cm².

Mới thử lại sáng nay: máy KOBELCO SK07 đời 87 lắp cần dài. Duỗi hết tay rồi nâng lên, áp suất bơm là 200 kgf/cm2.

Để lát nữa lấy máy chụp hình rồi đưa lên minh họa sau.


Khi xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần bị thông thì a/s trong khoang xy lanh cần sẽ ~ x2 lần lên (tính sơ sơ cũng thấy) ~ 600 kg/cm².
Nhìn vào SĐTL mà "luận", thì VAT của nâng và hạ cần cái nào đặt giá trị áp thấp hơn thì dầu sẽ chạy qua đó để về hồi-----> cần vẫn tụt như thường.
Chớ có dại mà tăng tiếp VAT cho từng cửa lên nhé, với a/s 600 kg/cm² để cần không tụt nữa thì cái VPP sẽ không chịu nổi.

Lạ vậy ta !! Lý luận thế nào mà "KHI XÉC MĂNG NGĂN KHOANG CỦA XY LANH NÂNG CẦN BỊ THÔNG THÌ A/S TRONG KHOANG XY LANH CẦN LẠI CÓ THỂ TĂNG LÊN GẤP ĐÔI" nhỉ ???!!



 

bomva

Tài xế O-H
bây giờ ta thử dùng một phép so sánh như thế này ví dụ là dòng máy 200 nhé các bác!
đối với cần tiêu chuẩn dùng để đào và xúc gầu tiêu chuẩn thường là 0.7-0.9 tấc
đối với cần cò(cần dài) thì gầu có 0.4-0.45 tấc
nhà sản xuất và chế tạo họ đã tính toán là khi hai máy cùng xúc một gầu đầy và nâng nên thì khối lượng và trọng tải
mà hai xi lanh nâng cần phải chịu là như nhau.nếu như vậy thì as một nhân đôi là chưa chính xác
chiếc máy của bác thayboixemvoi bị trễ tín hiệu PLS và van bù ap.hihi em chém gió đấy các bác đừng tin !!!!!!!!
 

gie-rach

Tài xế O-H
Cụ bơm va đọc kỹ đầu bài nhé . chú ý là Gã nói phải bỏ qua cái vụ Cần tự chế. các Cụ đang dạy nghề đấy
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Mới thử lại sáng nay: máy KOBELCO SK07 đời 87 lắp cần dài. Duỗi hết tay rồi nâng lên, áp suất bơm là 200 kgf/cm2.

Để lát nữa lấy máy chụp hình rồi đưa lên minh họa sau.


Ô hay!!!!! Ở bài bên kia tôi đang nói về PC200-6, cụ bê sang bên này lại còn thay đổi cả tên và kết cấu con xe là sao đây.

Ở bển tôi đang góp ý với mọi người khi "japan" thì "dữ liệu đầu vào" phải trung thực và chính xác. Tôi mới đưa ra yếu tố trung thực, còn chính xác thì chưa kịp nói. Nên phải sang bên này đính chính thêm, đây thôi:


Nếu để ý một chút sẽ thấy con xe này là cần bị chế, bởi vì "cần dài" hay lắp cho cái xe có chữ "LC", ví dụ PC200LC, PC220LC....Cần đã bị chế chác thì thường nặng hơn cần tiêu chuẩn

Với tôi s/c loại xe cần dài mà gặp phải chủ xe tham một tý về độ dày của tôn chế cần, độ dài thêm một tý về độ vươn xa, thêm một tẹo về dung tích gầu thì khi s/c xong khó "bàn giao" xe lắm. Múc một gầu đầy a/s luôn luôn mấp mé 300 kg/cm² ~ lưu lượng bơm là MIN thì nhanh làm sao được.

Vậy thôi!!!!
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên


Ô hay!!!!! Ở bài bên kia tôi đang nói về PC200-6, cụ bê sang bên này lại còn thay đổi cả tên và kết cấu con xe là sao đây.

Ở bển tôi đang góp ý với mọi người khi "japan" thì "dữ liệu đầu vào" phải trung thực và chính xác. Tôi mới đưa ra yếu tố trung thực, còn chính xác thì chưa kịp nói. Nên phải sang bên này đính chính thêm, đây thôi:




Với tôi s/c loại xe cần dài mà gặp phải chủ xe tham một tý về độ dày của tôn chế cần, độ dài thêm một tý về độ vươn xa, thêm một tẹo về dung tích gầu thì khi s/c xong khó "bàn giao" xe lắm. Múc một gầu đầy a/s luôn luôn mấp mé 300 kg/cm² ~ lưu lượng bơm là MIN thì nhanh làm sao được.

Vậy thôi!!!!
[/SIZE]

Thì cùng là xe "20 TẤN" cả mà. Cháu nhà tôi cũng "CẦN DÀI" đây thôi.


Thuyết minh bằng hình cho nó "NÉT" đây ạ. Xin lưu ý rằng áp suất P là áp suất khi đã dừng động tác, nó là áp suất tồn tại trong xy lanh thủy lực để giữ cho cần "KHÔNG BỊ TỤT"















































Phim đến đây là hết. Cảm ơn quý khán giả đã theo dõi. Thấy hay xin vỗ tay khích lệ Ợ !!

 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Hết phim là hết thế nào được nhỉ?????
Cụ đưa ra cái mục "TỤT QUẦN" thì phải cho mọi người biết cái sự tụt nó ra làm sao khi thông phớt piston chớ, cụ chưa chốt hạ thì chưa thể nói hết phim được nhá.
Bông phèng với cụ một tẹo: Sao cụ không chụp thêm cái ảnh đo a/s khi nó bị tụt do thông phớt nhỉ?????
Có vài cái ảnh chế biến để các cụ xem chơi:




 

longxehoi

Tài xế O-H
cám ơn cu lac hau và lão thayboixemvoi lời bình đi kèm với ảnh minh họa đáng để đàn em học hỏi cụ cho thêm phần kết thúc nữa -các cụ mà cho đàn em coi kiểu này thật sự ăn ngủ không ngoan đó cụ -nếu có vậy chẳn khác nào liên khúc buồn -cụ cố lên nhé để em cổ vũ cho cụ=d>=d>=d>=d>
 

nguyencuongk5

Tài xế O-H
Việc máy xúc đào tụt cần chỉ có hai nguyên nhân chính như sau:
1. Hỏng phớt áp lực của xi lanh đó ( hỏng phớt dẫn tới luồn dầu)
2. Ngăn kéo ( van chống tụt) của xi lanh đó không còn kín khít dẫn tớt tụt dầu.

Trình độ của em có hạn, các cụ giải thích giúp em nhé.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Hết phim là hết thế nào được nhỉ?????
Cụ đưa ra cái mục "TỤT QUẦN" thì phải cho mọi người biết cái sự tụt nó ra làm sao khi thông phớt piston chớ, cụ chưa chốt hạ thì chưa thể nói hết phim được nhá.
Bông phèng với cụ một tẹo: Sao cụ không chụp thêm cái ảnh đo a/s khi nó bị tụt do thông phớt nhỉ?????
Có vài cái ảnh chế biến để các cụ xem chơi:





À !! Lại nói không rõ nên gây hiểu lầm ở đây rồi !! Xin lỗi, xin lỗi.

Chỉ hết phim minh họa khi lắp cần dài thì "ÁP LỰC LỚN NHẤT CẦN THIẾT ĐỂ CHỐNG TỤT CẦN" là bao nhiêu thôi, các chuyện khác thì vẫn còn.

Nếu muốn xem hình minh họa khi "MÒN-LỎNG" phớt Piston thì hẹn vài bữa nữa đã nhé.

Các hình ảnh trên có thể có những chỗ thuyết minh chưa "CHUẨN". Nhưng nội dung chính là: với việc lắp cần dài, khi thao tác bình thường thì "ÁP SUẤT TÁC ĐỘNG ĐỂ CHỐNG TỤT CẦN LỚN NHẤT CHỈ LÀ 220kgf/cm2 chứ không thể nào lên đến 300 kgf/cm2 hay 600 kgf/cm2".
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên