Làm sao để biết được máy làm việc yếu là do thủy lực hay do đông cơ????

G
Bình luận: 14Lượt xem: 7,298

gamona

Tài xế O-H
Chào các Bác kính quý! Em lại nhờ các bác chỉ giáo cho phát này rồi. Là em thấy có nhiều trường hợp làm máy một ông là thợ thủy lực một ông là thợ động cơ nhưng mà khi làm xong máy thì nó không được ngon lắm. Ông thợ thủy lực thì bảo động cơ xem lại động cơ, còn thợ động cơ thì bảo động cơ tôi làm ngon rồi yếu là do thủy lực. Vậy là hai ông đổi tội cho nhau. Còn em thì đứng nghê ra chẳng biết thế nào. Như thế thì làm sao để mà biết được Ông nào đúng Ông nào sai các bác nhỉ???? Cái này cũng đau đầu phải không các bác. Các bác có kinh nghiệm chỉ bảo em với nhé! Cảm ơn các bác rất nhiều!:5:
 

thaoha

Moderator
Chào các Bác kính quý! Em lại nhờ các bác chỉ giáo cho phát này rồi. Là em thấy có nhiều trường hợp làm máy một ông là thợ thủy lực một ông là thợ động cơ nhưng mà khi làm xong máy thì nó không được ngon lắm. Ông thợ thủy lực thì bảo động cơ xem lại động cơ, còn thợ động cơ thì bảo động cơ tôi làm ngon rồi yếu là do thủy lực. Vậy là hai ông đổi tội cho nhau. Còn em thì đứng nghê ra chẳng biết thế nào. Như thế thì làm sao để mà biết được Ông nào đúng Ông nào sai các bác nhỉ???? Cái này cũng đau đầu phải không các bác. Các bác có kinh nghiệm chỉ bảo em với nhé! Cảm ơn các bác rất nhiều!:5:

xin thư với cụ : cụ bẩu 2 cụ đó đưa ra những thông số cụ thể thì mới biết tội của cụ nào chứ.cụ hỏi thế này thì chịu thua luôn

 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Đúng roài!

Về đo để biết: Cụ đo ông thủy lực để biết ông ấy yếu không. Rồi loại trừ.

Về nghe ngóng: có kinh nghiệm thì cụ nghe ngóng ông động cơ xem thế nào, ông ấy xịt khói đen lúc nào... thì mới lần ra được.

Nói như cụ thaoha là chuẩn!

Em chém linh tinh, các cụ đừng ném đá em nhé, em chạy mất các cụ không có ai chơi đâu
 

gamona

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác nhiều! Em hỏi hơi chung 2 quá làm đánh đố các bác mong các bác thông cảm bỏ qua cho em tý. Cũng mới xin chân xách hộ đồ nghề nên chưa có cái gọi là kinh nghiệm. Nhiều câu hỏi khi các bác nói ra mới thấy mình ngây ngô. Chỉ xin được sự dìu dắt của các bác qua giai đoạn khó khăn này!
Còn về thông số của máy thì lần trước em thấy con pc 220-3 nó chưa đạt được thông nhưng tiêu chuẩn P1,2chinh max = 260 Pi và P tvc em không nhớ mấy nhưng cũng chưa đạt, chỉ mổi pk=40kg/cm2 mà bơm mới làm lại chỉnh mãi không được cứ đào tải nặng cái là lịm máy chết luôn. Chỉnh được cho nó làm tạm thì rất là chậm và tất nhiên là các thông số áp chính áp tín hiệu pi áp tvc cũng chưa đạt. Các bác có thể viết cho em một bài để phân biệt yếu thủy lực hay động cơ được không?? Có thể các bác cho ví dụ rồi kết luận thì chắc nó sẽ ngọt hơn. Vì em ngây ngô lắm các bác hỏi em trả lời lại sợ các bác dận.
 

thaoha

Moderator
Cảm ơn các bác nhiều! Em hỏi hơi chung 2 quá làm đánh đố các bác mong các bác thông cảm bỏ qua cho em tý. Cũng mới xin chân xách hộ đồ nghề nên chưa có cái gọi là kinh nghiệm. Nhiều câu hỏi khi các bác nói ra mới thấy mình ngây ngô. Chỉ xin được sự dìu dắt của các bác qua giai đoạn khó khăn này!
Còn về thông số của máy thì lần trước em thấy con pc 220-3 nó chưa đạt được thông nhưng tiêu chuẩn P1,2chinh max = 260 Pi và P tvc em không nhớ mấy nhưng cũng chưa đạt, chỉ mổi pk=40kg/cm2 mà bơm mới làm lại chỉnh mãi không được cứ đào tải nặng cái là lịm máy chết luôn. Chỉnh được cho nó làm tạm thì rất là chậm và tất nhiên là các thông số áp chính áp tín hiệu pi áp tvc cũng chưa đạt. Các bác có thể viết cho em một bài để phân biệt yếu thủy lực hay động cơ được
không?? Có thể các bác cho ví dụ rồi kết luận thì chắc nó sẽ ngọt hơn. Vì em ngây ngô lắm các bác hỏi em trả lời lại sợ các bác dận.

vậy thì cụ tìm hiểu cái này là phần chỉnh pump ( là phần thủy lực)xem có giúp gì cho cụ đc ko.dịch có gì sai các cụ đã biết đừng có ném đá đấy
link đây http://www.mediafire.com/view/?q2ouic8iku0w2j2
còn phần động cơ nhờ cụ khác tư vấn tiếp nhá
 

gamona

Tài xế O-H
Cảm ơn bác thaoha vì tài liệu rất quý và bổ ích! Nó cũng giúp em vở vạc ra được nhiều điều. Tuy nhiên em vẫn còn thắc mắc ở vấn đề ở đây nhé GIẢ SỬ như thủy lực em chính đúng bài của nhà sản xuất như thế nhưng máy vẫn bị lịm tức là động cơ không khoe nữa, nếu động cơ không khỏe thì có mời pro về chỉnh cũng chịu. Vậy làm sao để em biết được cái động cơ lai bơm đó có ngon hay không??? Bây giở xin phép các bác cho em đặt lại câu hỏi Những thông số đo đạc hay có những dấu hiệu nào để biết được động cơ có hoạt động đúng công suất hay không??? Mong các bác am hiểu về ĐC ra tay cho em phát nữa nhé.
 

thaoha

Moderator
cảm ơn bác thaoha vì tài liệu rất quý và bổ ích! Nó cũng giúp em vở vạc ra được nhiều điều. Tuy nhiên em vẫn còn thắc mắc ở vấn đề ở đây nhé giả sử như thủy lực em chính đúng bài của nhà sản xuất như thế nhưng máy vẫn bị lịm tức là động cơ không khoe nữa, nếu động cơ không khỏe thì có mời pro về chỉnh cũng chịu. Vậy làm sao để em biết được cái động cơ lai bơm đó có ngon hay không??? Bây giở xin phép các bác cho em đặt lại câu hỏi những thông số đo đạc hay có những dấu hiệu nào để biết được động cơ có hoạt động đúng công suất hay không??? Mong các bác am hiểu về đc ra tay cho em phát nữa nhé.

cụ thể cụ cần kiểm tra đông cơ gì. Lắp cho máy komatsu,hitachi,kobelco.....v v.chứ cụ hỏi chung chung thế này thì biết cụ cần tư vấn loại nào :d
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Chào các Bác kính quý! Em lại nhờ các bác chỉ giáo cho phát này rồi. Là em thấy có nhiều trường hợp làm máy một ông là thợ thủy lực một ông là thợ động cơ nhưng mà khi làm xong máy thì nó không được ngon lắm. Ông thợ thủy lực thì bảo động cơ xem lại động cơ, còn thợ động cơ thì bảo động cơ tôi làm ngon rồi yếu là do thủy lực. Vậy là hai ông đổi tội cho nhau. Còn em thì đứng nghê ra chẳng biết thế nào. Như thế thì làm sao để mà biết được Ông nào đúng Ông nào sai các bác nhỉ???? Cái này cũng đau đầu phải không các bác. Các bác có kinh nghiệm chỉ bảo em với nhé! Cảm ơn các bác rất nhiều!:5:

Câu hỏi của cụ nó rất đỗi bình thường như "CÂN ĐƯỜNG HỘP SỮA" vậy, chỉ có điều chưa có ai đề cập tới mà thôi.
Để giải trình về bài toán này phải gõ chữ rất mỏi tay, cho nên tôi sẽ gõ tới khi nào thấy đau đầu ngón tay thì dừng lại bất thình lình, mong các cụ "thông văn cảm" nhé.

Để tối ưu hóa chúng ta chỉ nói về anh máy xúc cho nó "tiết lưu" lại đôi chút.

Trước tiên ta bàn về thiết kế của hệ thống thủy lực đồng bộ với công suất động cơ (PxQ)như thế này.
Ở các máy xúc "đời đầu" công suất động cơ >> công suất tiêu thụ của bơm thủy lực nhưng tốc độ thủy lực là chậm. Bỏ qua cái này nhé.
"Đời trung" thì công suất của 2 thằng ngang ngửa, bơm thủy lực được trang bị bộ thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí, nghĩa là ....( Tôi sắp buồn ngủ ròi, bỏ lửng chỗ này nhé)
Đời hiện tại: có hãng thì vẫn dùng như "đời trung" nhưng dùng đến điện để tối ưu PxQ, có hãng thì dùng điện toàn bộ để đ/k cái tích PxQ kia còn bộ "thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí" thì bỏ hẳn.

Công suất của động cơ gần như không thay đổi (tương đối thôi nhé), nếu như cái tích PxQ kia không còn đồng bộ nữa có thể là do bộ "thay đổi công suất tiêu thụ của bơm thủy lực theo tải bằng cơ khí" kém hoặc điện đ/k bơm thủy lực "loằng ngoằng" thì động cơ nó chịu không nổi nữa.

Đến đây tôi xin bổ xung thêm cho cái "thắc văn mắc" của chủ thớt: Khi cái động cơ bị khói đen, sôi nước, nói chung là yếu. Lúc này "chủ xe" thường mời thợ động cơ đến s/c, nếu không xơi được thì hay đổ cho anh thủy lực. Anh thủy lực mà "bó chiếu nốt" thì hay "né hạ" mà đẩy sang cho ông "điên nặng", ông "điên nặng" mà "hết phép" thì cả 3 ông: máy + thủy lực + điện quay ra bụp nhau, ông chủ xe ngồi ngoài mà ngáp.

Tội tình của từng ông ta sẽ bàn ở bài sau nhé.

Thế thì muốn s/c một con xe "ngon lành cành đào" người thợ phải "chơi được tất" hoặc có trong tay cả 3 ông thợ đều có trách nhiệm và chuyên môn tốt.


Buồn ngủ roài, hẹn hôm khác tôi sẽ viết tiếp nhá.
 

gamona

Tài xế O-H
Bác thaoha kính mến! Em chưa có được tự khám máy nên cứ quan sát thành ra chưa có hiểu được nhiều vấn đề cứ thấy thắc mắc là hỏi, hỏi nhiều đôi lúc cũng ngại. Vấn đề em hỏi e vẫn biết là chung chung nhưng Xếp em có nói vui một câu: " Máy đào nó cũng giống như đàn bà cháu cứ xới được một con là những con khác về nguyên lý nó cũng na ná như nhau cả" xếp cười! em nghĩ nó cúng đúng chứ các bác nhi? Ở đây em nghĩ chắc cái động cơ ở máy nào cũng vậy.
Hôm nay em có hỏi anh bạn làm động cơ là làm sao mà biết động cơ yếu hay khỏe anh trả lời em rằng nếu xem hơi thừa mà nhiều thì hơi sẽ lọt qua xéc măng nhiều, & động cơ yếu máy làm sẽ chậm và lịm còn thủy lực khỏe thì nhanh mà lịm. Có gì các bác bổ sung thêm cho em với nhé!
 

gamona

Tài xế O-H
Câu hỏi của cụ nó rất đỗi bình thường như "CÂN ĐƯỜNG HỘP SỮA" vậy, chỉ có điều chưa có ai đề cập tới mà thôi.
Để giải trình về bài toán này phải gõ chữ rất mỏi tay, cho nên tôi sẽ gõ tới khi nào thấy đau đầu ngón tay thì dừng lại bất thình lình, mong các cụ "thông văn cảm" nhé.

Để tối ưu hóa chúng ta chỉ nói về anh máy xúc cho nó "tiết lưu" lại đôi chút.

Trước tiên ta bàn về thiết kế của hệ thống thủy lực đồng bộ với công suất động cơ (PxQ)như thế này.
Ở các máy xúc "đời đầu" công suất động cơ >> công suất tiêu thụ của bơm thủy lực nhưng tốc độ thủy lực là chậm. Bỏ qua cái này nhé.
"Đời trung" thì công suất của 2 thằng ngang ngửa, bơm thủy lực được trang bị bộ thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí, nghĩa là ....( Tôi sắp buồn ngủ ròi, bỏ lửng chỗ này nhé)
Đời hiện tại: có hãng thì vẫn dùng như "đời trung" nhưng dùng đến điện để tối ưu PxQ, có hãng thì dùng điện toàn bộ để đ/k cái tích PxQ kia còn bộ "thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí" thì bỏ hẳn.

Công suất của động cơ gần như không thay đổi (tương đối thôi nhé), nếu như cái tích PxQ kia không còn đồng bộ nữa có thể là do bộ "thay đổi công suất tiêu thụ của bơm thủy lực theo tải bằng cơ khí" kém hoặc điện đ/k bơm thủy lực "loằng ngoằng" thì động cơ nó chịu không nổi nữa.

Đến đây tôi xin bổ xung thêm cho cái "thắc văn mắc" của chủ thớt: Khi cái động cơ bị khói đen, sôi nước, nói chung là yếu. Lúc này "chủ xe" thường mời thợ động cơ đến s/c, nếu không xơi được thì hay đổ cho anh thủy lực. Anh thủy lực mà "bó chiếu nốt" thì hay "né hạ" mà đẩy sang cho ông "điên nặng", ông "điên nặng" mà "hết phép" thì cả 3 ông: máy + thủy lực + điện quay ra bụp nhau, ông chủ xe ngồi ngoài mà ngáp.

Tội tình của từng ông ta sẽ bàn ở bài sau nhé.

Thế thì muốn s/c một con xe "ngon lành cành đào" người thợ phải "chơi được tất" hoặc có trong tay cả 3 ông thợ đều có trách nhiệm và chuyên môn tốt.


Buồn ngủ roài, hẹn hôm khác tôi sẽ viết tiếp nhá.
Thanks bác thayboixemvoi, Chúc bác sức khỏe và dẻo tay để còn giúp đỡ em. hề hề!
 

hugbmt12

Tài xế O-H
Câu hỏi của cụ nó rất đỗi bình thường như "CÂN ĐƯỜNG HỘP SỮA" vậy, chỉ có điều chưa có ai đề cập tới mà thôi.
Để giải trình về bài toán này phải gõ chữ rất mỏi tay, cho nên tôi sẽ gõ tới khi nào thấy đau đầu ngón tay thì dừng lại bất thình lình, mong các cụ "thông văn cảm" nhé.

Để tối ưu hóa chúng ta chỉ nói về anh máy xúc cho nó "tiết lưu" lại đôi chút.

Trước tiên ta bàn về thiết kế của hệ thống thủy lực đồng bộ với công suất động cơ (PxQ)như thế này.
Ở các máy xúc "đời đầu" công suất động cơ >> công suất tiêu thụ của bơm thủy lực nhưng tốc độ thủy lực là chậm. Bỏ qua cái này nhé.
"Đời trung" thì công suất của 2 thằng ngang ngửa, bơm thủy lực được trang bị bộ thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí, nghĩa là ....( Tôi sắp buồn ngủ ròi, bỏ lửng chỗ này nhé)
Đời hiện tại: có hãng thì vẫn dùng như "đời trung" nhưng dùng đến điện để tối ưu PxQ, có hãng thì dùng điện toàn bộ để đ/k cái tích PxQ kia còn bộ "thay đổi công suất theo tải bằng cơ khí" thì bỏ hẳn.

Công suất của động cơ gần như không thay đổi (tương đối thôi nhé), nếu như cái tích PxQ kia không còn đồng bộ nữa có thể là do bộ "thay đổi công suất tiêu thụ của bơm thủy lực theo tải bằng cơ khí" kém hoặc điện đ/k bơm thủy lực "loằng ngoằng" thì động cơ nó chịu không nổi nữa.

Đến đây tôi xin bổ xung thêm cho cái "thắc văn mắc" của chủ thớt: Khi cái động cơ bị khói đen, sôi nước, nói chung là yếu. Lúc này "chủ xe" thường mời thợ động cơ đến s/c, nếu không xơi được thì hay đổ cho anh thủy lực. Anh thủy lực mà "bó chiếu nốt" thì hay "né hạ" mà đẩy sang cho ông "điên nặng", ông "điên nặng" mà "hết phép" thì cả 3 ông: máy + thủy lực + điện quay ra bụp nhau, ông chủ xe ngồi ngoài mà ngáp.

Tội tình của từng ông ta sẽ bàn ở bài sau nhé.

Thế thì muốn s/c một con xe "ngon lành cành đào" người thợ phải "chơi được tất" hoặc có trong tay cả 3 ông thợ đều có trách nhiệm và chuyên môn tốt.


Buồn ngủ roài, hẹn hôm khác tôi sẽ viết tiếp nhá.

Cảm ơn Bác nhiều,rất dễ hiểu và thực tế mong dược đọc nhiều bài viết của Bác .
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Bác thayboixemvoi oi! Ngóng bác dài cả cổ rùi.:105:

Tối hôm qua tớ đang viết dở dang thì diễn đàn đóng cửa, hôm nay xin đăng lại vẫn trong trạng thái buồn ngủ nha.


Ta thử so sánh cái "bất công" khi đại tu động cơ (ĐTĐC) với sửa chữa bơm thủy lực (SCBTL) chẳng hạn.
- Khối lượng công việc ĐTĐC nhiều hơn SCBTL.
- ĐTĐC bẩn hơn s/c SCBTL.
- Thời gian ĐTĐC ( khoảng 6-8 ngày X 03 cụ) lâu hơn t/g SCBTL.
- "Xiền công" ĐTĐC = 1/3-1/2 SCBTL.
- Thợ thủy lực được coi trọng hơn thợ đ/c.....

Giả thiết thế này nhá: thợ đ/c khi ĐTĐC do vô ý mà để cái "bánh đà" quệt phải anh "cảm biến vòng tua" thì bị anh thợ điện "đọc vị". Trong quá trình tháo đ/c mà không "làm dấu" ống của BTL dẫn đến lắp sai----> sai đủ thứ sẽ bị anh thủy lực "tóm đuôi".
Đứng ở địa vị ông thợ đ/c cũng thấy tức chớ. Công sức bỏ ra thì nhiều tiền công lại ít, chẳng may vô ý một tý là bị 2 ông kia bụp.

Thế thì ông thợ đ/c phải tìm cách "hóa giải" ví dụ:
- Giảm bớt thời gian ĐTĐC xuống -----> ẩu.
- Tranh thủ mọi lúc mọi nơi "ăn cắp công nghệ chọc pan" của 2 ông kia để phòng thân -----> thành "thợ tiện" ( tiện việc gì thì làm việc ấy chứ không phải thợ gia công cơ khí đâu nhá ). Tự cảm thấy "đủ lông đủ cánh" nhảy phắt lên làm thợ thủy lực, vừa "có tiếng" lại "có miếng", chuyên môn chính là thợ động cơ chưa chắc đã là cao thủ nay làm anh thợ TL thì lại mất một thời gian để tích lũy kinh nghiệm, nhân gian vưỡn gọi là "ngu phí".


Ta “quay” anh TL một tý nhé:
HTTL của các máy đời cao thường được hỗ trợ thêm rất nhiều “linh kiện điện” như PSV, công tắc và cảm biến a/s…..Sơ ý một tẹo là anh thợ TL cho “ông nọ cắm vào bà kia” ngay ( Cắm nhầm giắc điện ). Đơn giản thế thôi, nhưng thợ TL đơn thuần đã “chịu chết” rồi, đành phải để anh điện nặng “bóc mẽ”.
Thế thì thợ TL lại tìm cách hóa giải: đảo lại các “giắc điện”-----> lung tung beng, thủ sẵn một ít “linh kiện điện” để đối chứng …..


Anh điên nặng tội mới kinh nè, cái này tui gọi là “từ từ khoai sẽ nhừ”. Khi anh thợ đ/c và anh TL hết “VÓ” thì anh điên nặng mới nặng ký thật sự.
Các cụ để ý thì thấy trên hệ thống dây dẫn điện có rất nhiều những “cái nẹp” để chống sự “cọ xát” không cần thiết giữa các dây điện với nhau hoặc giữa dây điện với các “vật thể lạ” . Những “cái nẹp” này lại thường ở những chỗ vừa bẩn, vửa khó tháo lắp vì vướng víu, khi tháo nẹp ra để kiểm tra s/c dây dẫn điện xong rất ít khi nó được lắp vào đúng và đủ vào cái vị trí của chính nó. Sau một thời gian nó sẽ phát bệnh đúng vào cái vị trí thiếu chính xác kia ---- lại “béo” ông thợ điên nặng.
Ơ hay nhể tự mình đẻ ra pan một cách từ từ rồi lại sửa cái sai của mình mà vưỡn “ăn xiền” như thường. Tội cho ông chủ máy không giám sát chặt chẽ mất xiền mà vẫn cứ cười “phớ lớ” ( máy đã s/c xong thì cười là cái chắc ).


Túm lại:
- Không nên s/c đồng thời cùng lúc đ/c + TL + điện = khi mà ta không có thợ làm “được tất”.
- Khảo sát kỹ càng bệnh tình của thiết bị trước khi s/c và “nghiệm thu” chắc chắc từng phần tránh “đổ lỗi” lung tung.


Em xin hết ạ.
TB:Viết cố cho nó hoàn thành trách nhiệm trong tình trạng đang buồn ngủ, có chỗ nào sai sót mong các cụ bỏ qua cho. Xin cảm ơn!!!!!!
 

Tiepsuachua

Tài xế O-H
E kinh chao tất cả các bậc tiền bối và các anh em trong diễn dàn O_H em cũng được sin phép các cụ cho e nói vài lời thế này em được đọc câu hỏi của bác gamanon ? Nói thì cũng đúng. Bản thân em cũng làm thợ được 11 năm dồi bác gamanon ạ e cũng chia sẻ với bác và anh em oh để làm một nguoi thợ làm thủy lực của hệ thống máy xúc cả máy lu mạch kín và mạch hở một hệ thống máy xúc nó gồm ba phần 1 là động cơ 2 là thủy lực 3 là điện với một nguoi thợ là phải nắm trang cả 3 phần trên thì thì mới sửa được ? Còn bác gamanon nói bác cứ đua rõ câu hỏi của bác lên vd máy của bác đã sc những gì và động cơ làm những gì bệnh tình thế nào ?bác đưa lễn diễn đàn cụ thể đi? Và có các bậc cao nhân các bậc cao nhân và tiền bối các anh em trong diễn đàn oh sẽ dúp bác tận tinh anh nhégamanon. E sin hêtd
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên