cơ cấu phanh tang trống???

sirduyduc
Bình luận: 16Lượt xem: 9,807

sirduyduc

Tài xế O-H
em có một thắc mắc nho nhỏ, xin nhờ các bác chỉ bảo giúp cho em sáng cái đầu!:5:
cơ cấu phanh tang trống trong hệ thống phanh dẫn động thủy lực điều khiển bằng khí nén, tại sao chiều dài cung ôm ở 2 nửa của phanh tang trống lại không bằng nhau, cụ thể là có chiều dài cung ôm lớn hơn theo chiều tiến của xe???
thêm nữa là có hệ thống phanh nào khác mà cơ cấu phanh tang trông không có sự sai khác về chiều dài các cung ôm không ạ???
em có minh họa vụng về 1 hình đây ạ!
 

ckoto_pro

Đông Ngố_ĐHGTVT HN
Phanh dẫn động thủy lực chân không cũng thế nữa ạ.Em thấy 2 cái guốc phanh có độ dày khác nhau nên e có thể coi 2 góc ôm khác nhau là điều hiển nhiên.Còn 2 cái guốc độ dày khác nhau là do cơ cấu bố trí dẫn động .hiih(e không biết lắm có đúng ko nữa.Thông cảm có gì sai sót:3: )
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
"Lái xe" lòng vòng em kiếm được cho bác đây bác Đức.
- Má phanh: Ở xe du lịch và xe tải nhẹ má phanh được gắn vào guốc phanh bằng một trong hai cách, dán keo hoặc tán rivê. Còn đối với các xe tải hạng nặng má phanh được khoan lỗ để gắn bulong, cho phép việc thay thế dễ dàng. Tuy nhiên loại má phanh dán thông dụng và được ưa chuộng hơn vì nó tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt trong trống phanh. Má phanh thứ cấp luôn dài hơn má phanh sơ cấp, đôi khi má phanh được gắn ở vị trí cao hay thấp trên guốc để thay đổi đặc tính tự kích hoạt hay trợ động của guốc phanh.

Nguồn : O-H

Trống phanh quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ và guốc phanh bên trái là guốc xiết cong guốc bên phải là guốc nhả. Vì vậy má phanh bên guốc xiết dài hơn má phanh bên guốc nhả với mục đích để hai má phanh có sự hao mòn như nhau trong quá trình sử dụng do má xiết chịu lực lớn hơn.

Như hôm nọ thầy nói thỳ hình như chỉ phanh tang trống sử dụng cam quay thỳ 2 má phanh (góc ôm 2 má ) là bằng nhau.Vì cam quay có nghiêng 1 góc.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
mũi tên xanh:chiều quay của bánh xe
mũi tê đỏ:chiều dịch chuyển của piston


mày mò một lúc thì cũng hiểu tại sao :))))
 

hung_pro55

Tài xế O-H
bác nào có hình thực tế loại 1 trợ động và 2 trợ động không. Up lên cho em coi với. Em mới thấy loại guốc dẫn và guốc kéo à.
bác chủ thớt cho em hỏi có phải do phanh trống đó là loại guốc dẫn guốc kéo( guốc kéo dài hơn ) ko
 

sirduyduc

Tài xế O-H
bác nào có hình thực tế loại 1 trợ động và 2 trợ động không. Up lên cho em coi với. Em mới thấy loại guốc dẫn và guốc kéo à.
bác chủ thớt cho em hỏi có phải do phanh trống đó là loại guốc dẫn guốc kéo( guốc kéo dài hơn ) ko
cụ không để ý rồi,em đã post hình rồi đấy.
 

huyha2

Tài xế O-H
tại sao chiều dài cung ôm ở 2 nửa của phanh tang trống lại không bằng nhau, cụ thể là có chiều dài cung ôm lớn hơn theo chiều tiến của xe???
thêm nữa là có hệ thống phanh nào khác mà cơ cấu phanh tang trông không có sự sai khác về chiều dài các cung ôm

tùy vào kết cấu cơ cấu phanh và đường kính xilanh phanh => lực phanh tác dụng lên mỗi guốc giống hoặc khác nhau. hơn nữa khi xe đi theo chiều tiến thì 1 guốc sẽ xảy ra tự xiết => guốc này ép chặt vào trống phanh ko chỉ nhờ lực ép của cơ cấu dẫn động phanh mà còn thêm lực tự siết do đó má phanh trên nó nhanh mòn hơn guốc kia.


=> để đảm bảo 2 má phanh trên 2 guốc mòn đều, tức là hỏng cùng lúc (khi đó thay thế cả 2 guốc luôn là hợp lý) => cần làm má phanh trên guốc xảy ra tự siết dài hơn.


- nếu 2 má phanh dài như nhau thì có thể là trường hợp dùng 2 xilanh con đặt khác phía và mỗi xilanh con tác dụng lên 1 guốc thì cả 2 guốc xảy ra tự xiết, hoặc 1 xinh lanh nhưng có đường kính khác nhau, 1 số kết cấu khác... ;))
 

duyngoc8x

Tài xế O-H
má phanh ở bên chiều tiến là má xiết thường xuyên hoạt động hơn và cần phải phanh hiệu quả hơn vì xe chủ yếu đi tiến, tốc độ cao nên cần dài hơn để tăng diện tích tiếp xúc, còn má nhả ngắn hơn vì xe ít khi đi lùi, và có đi thì cũng với vận tốc thấp thôi nên hok cần phải dùng diện tích tiếp xúc lớn!!!
 

3zoka

Tài xế O-H
sao em học thì ông thầy kêu cái trợ động đó là cái điều chỉnh độ hở của má(bố)^^ phanh mà
Cái đó làm nhiệm vụ liên kết tùy động giữa hai guốc sơ cấp và thứ cấp, nố cũng làm luôn nhiệm vụ điều chỉnh khe hở má phanh.Nhưng nó không thể gọi là cái trợ động được mà hoạt động trợ động xảy ra là do kết cấu của cả cơ cấu phanh(trong đó có phần của em nó ).Mời các cụ chém tiếp./
 

H_T

Tài xế O-H
trường hợp cơ cấu phanh 1 xilanh 2 điểm đẩy như 2 hình đầu của bác srduyduc và được bố trí phía trước và phía sau thì má phanh trước bao giờ cũng dài hơn vì khi bánh xe quay theo chiều tiến thì lực quán tính có xu thế ép má phanh trước vào tang trống má phanh sau rời xa tang trống. vì vậy để tận dụng lực phanh thì người ta làm má phanh trước dài hơn má phanh sau. đồng thời cũng để 2 má phanh mòn đều cùng lúc. còn trong trường hợp còn lai( như hinh 2,3,3 của bác srduyduc) tức là kiểu bơi ( tự lựa) và kiểu 2 má phanh trên dưới thì không cần.
 

lephu

Tài xế O-H
chiều dài của 2 má phanh không bằng nhau vì ở má phanh dài thì có hiện tượng tự siết
nên phải làm dài hơn để cho mô mem phanh tại hai má phanh bằng nhau
cái này bác tìm quyển cấu tạo ô tô mà đọc sẽ có
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên