[Trao Đổi] Hành Trình Tự Do của Vành Tay Lái

H
Bình luận: 9Lượt xem: 7,556

phikien305electric

Tài xế O-H
hàu hết tên của hệ thống lái đã nói nên tất cả
ví dụ cơ cấu lái trục vít thanh răng thì khe hở đó là của trục vít thanh răng
vvvv
lưu ý không được tự hỏi khe hở đó là của rotuynl lái hoặc do vô lăng hay thanh xoắn trong cơ cấu lái nhé
 

thanhtinh51ot

Tài xế O-H
Vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn hơn về khoảng hành trình tự do của vành tay lái, cách kiểm tra cũng như điều chỉnh nó.
Bác nào biết vấn đề này với ạ ! Cảm ơn các bác nhiều :lx
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Chào các cụ! Có cụ nào biết hành trình tự do vành tay lái là khe hở giữa bộ phận nào với bộ phận nào đc không ak? Có bản vexminh họa thì càng tốt ak

Đúng như cụ docbuo2005 nói, hành trình tự do của vành tay lái còn được hiểu là độ rơ cho phép của vành tay lái. Mình hiểu nôm na hành trình tự do này là khoảng giá trị góc quay của vành tay lái mà không làm cho hộp cơ cấu lái dịch chuyển.
Hành trình tự do vành lái là thông số tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, bao gồm độ mòn của cơ cấu lái, khâu khớp trong dẫn động lái và cả của hệ thống treo. Nó được xác định như sau:
--Việc đo độ rơ này được thực hiện khi xe đứng yên, trên nền phẳng, coi bánh xe bị khóa cứng không dịch chuyển.
Sử dụng vành dẻ quạt có thang chia độ (có thể kết hợp với lực kế) hay bằng cảm nhân trực tiếp của người kiểm tra để đo độ rơ vành lái.
+Gá vành dẻ quạt lên ống bọc trục trụ lái
+ Kẹp kim chỉ lên vành tay lái
+Đổ xe ở nơi bằng phẳng và các bánh xe ở vị trí đi thẳng
+Quay nhẹ vành tay lái hết mức về bên phải để khử hết độ rơ, xoay bảng chia độ để kim chỉ ở vị trí số 0. Sau đo xoay nhẹ vành tay lái hết mức bên trái để khử hết độ rơ tự do. Góc chỉ của kim trên vành chia độ sẽ là hành trình tự do của vành tay lái.
--Hành trình tự do của những xe còn tốt khoảng (15°) với những xe đã cũ <25°.
--Độ rơ vành lái có thể cho bằng độ hay mm, tùy thuộc vào quy ước của nhà sản xuất. Ví dụ: trên ô tô tải của hãng HINO hoặc HYUNHDAI cho độ rơ vành lái là 15-35 mm.
--Ô tô có tốc độ càng cao thì độ rơ vành lái yêu cầu càng nhỏ. Giá trị độ rơ cho phép ban đầu thường được tra theo tiêu chuẩn kỹ thuât của nhà sản xuất.
 

iamquang

Tài xế O-H
- Độ rơ vành lái là thông số tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, bao gồm độ mòn của cơ cấu lái, khâu khớp trong dẫn động lái và cả của hệ thống treo.
- Việc đo độ rơ này được thực hiện khi xe đứng yên, trên nền phẳng, coi bánh xe bị khóa cứng không dịch chuyển.
 

iamquang

Tài xế O-H
Lực kéo phải được đặt theo phương tiếp tuyến với vòng tròn vành lái.
Nếu hệ thống có trợ lực thì động cơ phải nổ máy ở số vòng quay nhỏ nhất.
Giá trị lực kéo để đo độ rơ tùy thuộc vào loại xe, thường nằm trong khoảng:
- Đối với xe con (10 - 20)N, khi có trợ lực (15 - 25)N.
- Đối với xe vân tải (15 - 30)N, khi có trợ lực (20 - 35)N.
 

thach3210

Tài xế O-H
độ rơ vô lăng lái là hành trình của vô lăng để khắc phục toàn bộ hành trình tự do từ vô lăng lái đến bánh xe dẫn hướng.
quy định
xe con xe chơ người dưới 12 chộ xe tải có khối lượng toàn bộ <= 1500kg ;độ rơ cho phép <= 10 độ
xe tải >= 1500kg xe khách lớn hơn 12 chộ độ rơ cho phép <=15 độ
xe khác còn lại <= 20 đến 25 độ
thường để đơn giản chiều dài dây cung độ rơ trên vành vô lăng không quá 1/5 đường kính vô lăng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên