Dầu nhớt cho xe máy

khoadongluc
Bình luận: 9Lượt xem: 4,345

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Thói quen tiêu dùng

Với người sử dụng xe máy thì việc thay dầu nhờn cho động cơ đôi khi là việc không đáng quan tâm bởi lẽ gần như đã thành thói quen "tiện đâu thay đó": tiệm sửa xe, rửa xe hoặc cây xăng, v.v... và tất nhiên việc chọn loại dầu nào cho chiếc xe gần như lệ thuộc vào loại dầu đang có tại đó và người... chủ tiệm. Do không có nhiều sự lựa chọn sản phẩm nên phần thiệt thường thuộc về người sử dụng. Một số người thì chọn dầu nhờn theo thương hiệu do "có tiếng". Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải hãng dầu nào có tiếng, có thị phần cao thì có nghĩa là dầu của hãng đó có chất lượng tốt.
Nguyên lý
Hơn nữa thị trường dầu nhớt cho xe máy, ô tô hiện nay như cảnh "trăm hoa đua nở" và không ít những khách hàng phải bối rối khi muốn chọn cho chiếc xe của mình loại dầu thích hợp nhất. Như chúng ta đã biết, dầu nhớt cho động cơ có các chức năng chính như: làm trơn, giảm ma sát, giảm mài mòn, bảo đảm độ kín của pít-tông, xilanh, séc-măng, làm mát động cơ, làm sạch bề mặt động cơ... Nếu dùng không đúng dầu hoặc không đúng hướng dẫn, động cơ của xe có thể giảm đến một nửa tuổi thọ. Vì vậy người sử dụng xe máy nên tìm hiểu chút ít "kiến thức về loại nhiên liệu không thể thiếu cho xe máy" này để có được sự chọn lựa nhằm nâng cao hiệu suất cũng như tuổi thọ cho động cơ...


Hai loại dầu nhờn của 2 trong nhiều hãng dầu nhờn tại thị trường Việt Nam.

Tiêu chuẩn dầu nhờn
Chúng ta cần biết rằng tất cả các hãng sản xuất, kinh doanh dầu nhớt đều phải tuân thủ một tiêu chuẩn kỹ thuật chung rất ngặt nghèo từ Hiệp hội dầu nhờn quốc tế và cũng vì lẽ đó mà tất cả các hãng dầu nhớt trên thế giới đều có tiêu chuẩn chuyển đổi tương đương cho dầu nhờn động cơ thông dụng. Có nghĩa là các loại dầu nhờn đều có tiêu chuẩn giống nhau.

Ví dụ: chúng ta thấy một số dầu nhờn có hệ chuyển đổi tương đương của dầu động cơ của các hãng dầu có tiếng: Mobil Delvac 11 40/50 tương đương với BP Energol HD 40/50, Total Rubia B40/50, Shell Rotella sx 40/50, Caltex Delo 110 Sea40/50, Castrol Hd 40/50,...
Vậy dầu nhờn nào dùng cho xe máy và loại nào dùng cho ô tô?
Thông thường người ta phân loại nhớt theo cấp độ (tính năng của nhớt) và độ nhớt (khả năng bôi trơn) chứ không phân biệt loại nhớt nào dùng cho xe máy, loại nào dùng cho ô tô. Để phân biệt tính năng của nhớt, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) chia nhớt thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao, dùng cho động cơ 4 thì, 2 thì, hoặc động cơ diesel, không nên dùng chung một loại nhớt cho tất cả các loại động cơ.

Với động cơ 4 thì như xe gắn máy, ô tô du lịch
API phân theo cấp độ từ SA, SB, SC… theo tính năng từ thấp đến cao, phù hợp với đòi hỏi của động cơ tùy theo đời chế tạo. Để phân biệt độ nhớt, người ta dựa trên chỉ số độ nhớt SAE như 5, 10, 15… Viêc phân cấp dầu nhớt nhằm xác định chất lượng lượng dầu và người tiêu dùng có thể căn cứ theo đó để chọn loại dầu đảm bảo chất lượng cho xe của mình.

- Trong dầu nhớt có chứa những phụ gia tẩy rửa và phân tán. Chúng có nhiệm vụ làm sạch động cơ và giữ các cặn bẩn lơ lửng trong nhớt, không cho chúng lắng xuống các chi tiết máy. Trong quá trình sử dụng, nhớt sẽ dần bị lão hóa và biến tính, do đó sau một thời gian nhất định cần phải thay nhớt mới. Nếu tiết kiệm chỉ châm nhớt mới vào nhớt cũ đang sử dụng sẽ không đảm bảo được các tính năng của nhớt và không phát huy tốt hiệu quả bảo vệ máy móc, động cơ. Vì vậy, chúng ta nên thay nhớt định kỳ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất quy định.
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ 4 thì và 2 thì hoàn toàn khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà sản xuất dầu nhớt đã nghiên cứu và pha chế các loại dầu nhớt có những tính chất khác nhau phù hợp với từng loại động cơ. Vì vậy không thể sử dụng nhớt 2 thì cho xe 4 thì và ngược lại. Và hiển nhiên ta phải xác định rõ dầu 2 thì chỉ dùng cho việc pha vào xăng cho xe 2 thì, việc pha trộn vào xăng sẽ giúp cho việc bôi trơn pít tông và bạc séc măng của động cơ 2 thì. Còn dầu nhờn cho động cơ thì ta lại phải dùng cho bôi trơn động cơ gồm cả động cơ 4 thì và 2 thì.
- Màu sắc của dầu hoàn toàn không phản ánh chất lượng của dầu nhớt. Các nhà sản xuất dầu nhớt muốn có màu sắc đặc trưng cho sản phẩm của mình nên đã sử dụng các loại màu sắc khác nhau mà thôi.

Dầu nhớt đa cấp:
Về sau, để cải thiện hơn nữa khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, người ta còn pha chế các loại nhớt có độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ còn gọi là nhớt đa cấp (phân biệt với nhớt đơn cấp) thường được ký hiệu thêm chữ W (weather - thời tiết). Ví dụ: 5W50, 15W40,… và thông thường, loại nhớt này được quảng cáo là có khả năng bảo vệ động cơ ngay khi khởi động, do khi động cơ còn nguội, độ nhớt của nhớt rất thấp, dễ dàng bơm đến các nơi cần bôi trơn của động cơ ngay khi động cơ khởi động. Hơn nữa tại các xứ lạnh, nhiệt độ thường rất thấp, nếu dùng nhớt đơn cấp, có khả năng nhớt dễ đông khi xe để qua đêm khiến động cơ không thể khởi động.

Để chọn đúng loại nhớt thích hợp cho xe máy lẫn ô tô, điều cốt yếu người sử dụng phải xem động cơ đó thích hợp dùng loại nhớt gì, độ nhớt ra sao. Thông thường với các xe mới, nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40 hay 15W40), với các xe mà động cơ đã sử dụng qua thời gian dài nên chọn nhớt đặc đa cấp (20W50, 15W50). Đối với ô tô, thông thường nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40, hay 5W40).
Theo TS. Lê Kim Diên, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ lọc hóa dầu, thuộc Viện Hóa học Công nghiệp thì "người sử dụng xe máy tại Việt Nam có thể tìm hiểu các loại dầu nhớt bằng cách xem kỹ nhãn hiệu để chọn loại dầu nhớt có điều kiện phẩm cấp SG, SH, SJ. Không nên dùng dầu phẩm cấp SC, SD nay đã lỗi thời. Với miền Nam thì có thể dùng dầu nhớt có nhiệt độ đông ở 10°C vì thời tiết nóng quanh năm. Còn ở miền Bắc và những vùng có khí hậu lạnh nên dùng dầu nhớt có nhiệt độ đông khoảng 0-5°C".
Với các loại xe đã cũ như Cub, 82... cũng nên sử dụng dầu chất lượng cao để duy trì sức vận hành tốt, duy trì tuổi thọ động cơ. Bình thường xe mới thay dầu 1.500 đến 2.000km mỗi lần, nhưng với xe cũ thì nên thay khi xe đã đi được 1.000km.


thegioioto (Theo Doanhnghiep24g)
 

funktion88

Tài xế O-H
Theo ý kiến của em thì thế này :
_Xe số thì chạy lúc mới thì nên thay ngay khi chạy rà 500km thay chai mới (em thay Castrol Power1 Max) Chọn loại dầu tổng hợp cho tốt và đạt tiêu chuẩn API SJ JASO MA 15w40 . Cứ 1000km thay nhớt 1 lần
_Xe tay ga có mấy loại dầu nhớt lận (nhớt máy,nhớt láp , nước giải nhiệt ) nên chọn loại dầu dành cho xe tay ga ( scooter ) loại tông hợp ( Fully Synthetic ) và đat tiêu chuẩn ... Thông thường xe mới thì chạy rà khoảng 1000km nên thay nhớt máy và cách 2 lần nhớt máy thay 1 lần nhớt lap . Còn nước làm mát ( giải nhiệt ) . Xe tay ga có hai loai làm mát : két nước và quạt . Theo em thì 3000km/xúc và đổ nước làm mát 1 lần .
 

tantme

Tài xế O-H
theo em đc biết thì nhớt có ký hiệu chữ S ở phía trước thì dùng cho động cơ xăng, còn có chữ C thì dùng cho động cơ Diezen. còn các chữ cái đi theo chỉ chất lượng của dầu, Tăng dần theo thứ tự:
Xăng: A, B, C, D, E, F ,G...
Diezen:A, B, C, D,DII, E...
 

chauame

Tài xế O-H
theo em đc biết thì nhớt có ký hiệu chữ S ở phía trước thì dùng cho động cơ xăng, còn có chữ C thì dùng cho động cơ Diezen. còn các chữ cái đi theo chỉ chất lượng của dầu, Tăng dần theo thứ tự:
Xăng: A, B, C, D, E, F ,G...
Diezen:A, B, C, D,DII, E...

Chào bạn,thật "chính xác"
Chủ S là "spack"có nghĩa là dùng cho động cơ đánh lửa và chử C là "compressor"là dùng cho động cơ nén
Vậy theo bạn"SAE 15W40 "là dùng cho xăng hay dầu ?
Nếu ta lấy nhớt cho đc dầu cho vào đc xăng và ngược lại thì sao ha bạn?
Mình muốn tìm hiểu cho biết thêm,cảm ơn nhiều(trong một số tài liệu chử "w"thấy chú thích là "winter"(mùa đông)nay lại biết thêm "weather"
Thân
 

tantme

Tài xế O-H
Về cấp chất lượng của dầu nhớt thì người ta thường xem 3 chỉ tiêu sau: API, JASO, và SAE.

API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API bắt đầu từ SA, SB, SC, SE, SF, SG, ... cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc) (hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ).

Đối với ôtô, API phân ra làm 2 loại là: loại dùng cho máy xăng hay máy dầu. Đối với máy chạy bằng xăng thì có ký hiệu SA,SB, SC,..., hoặc SM. Còn đối với máy chạy bằng dầu thì có ký hiệu: CA, CB, CC, CD, ...

JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.

SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là "Độ nhớt". Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.

Đơn cấp (thường chỉ có SAE 40, SAE 50 (Shell Advance 4T SAE 40 : độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi trời lạnh, dầu sẽ hơi đặc và giảm khả năng bơm bôi trơn, máy mới khởi động có cảm giác hơi “nặng”.

Đa cấp (ký hiệu SAE 10w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn...

Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.

Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.

Nói chung, xe mới thì nên dùng SAE 10w-40 , SAE 15w-40 còn xe cũ thì các bác sử dụng SAE 20w-50 cho em.

Khi đi thay nhớt các bác chú ý cho em 3 yếu tố trên này là OK hết.
 

tantme

Tài xế O-H
Chào bạn,thật "chính xác"
Chủ S là "spack"có nghĩa là dùng cho động cơ đánh lửa và chử C là "compressor"là dùng cho động cơ nén
Vậy theo bạn"SAE 15W40 "là dùng cho xăng hay dầu ?
Nếu ta lấy nhớt cho đc dầu cho vào đc xăng và ngược lại thì sao ha bạn?
Mình muốn tìm hiểu cho biết thêm,cảm ơn nhiều(trong một số tài liệu chử "w"thấy chú thích là "winter"(mùa đông)nay lại biết thêm "weather"
Thân

như mình nói ở trên thì SAE 15W40 chỉ là thông số của dầu thôi. còn dùng cho xăng hay dầu ta căn cứ vào chử số đi trước chất lượng dầu như bác đã nó đó.
còn thay lộn xộn 2 loại đó thì như bác khoadongluc nói trên :

-" Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ 4 thì và 2 thì hoàn toàn khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà sản xuất dầu nhớt đã nghiên cứu và pha chế các loại dầu nhớt có những tính chất khác nhau phù hợp với từng loại động cơ. Vì vậy không thể sử dụng nhớt 2 thì cho xe 4 thì và ngược lại. Và hiển nhiên ta phải xác định rõ dầu 2 thì chỉ dùng cho việc pha vào xăng cho xe 2 thì, việc pha trộn vào xăng sẽ giúp cho việc bôi trơn pít tông và bạc séc măng của động cơ 2 thì. Còn dầu nhờn cho động cơ thì ta lại phải dùng cho bôi trơn động cơ gồm cả động cơ 4 thì và 2 thì."
 

tuthanh

Tài xế O-H
Mình bổ sung 1 số ý như sau :
-Thành phần dầu nhớt gồm : dầu gốc (75%-100%)+ phụ gia (0%-25%)
-Dầu gốc hiện có 3 loại : dầu gốc khoáng (mineral oil) , dầu tổng hợp (synthetic oil )và bán tổng hợp (semi synthetic oil )
- SAE : đây nên hiểu là phân loại độ nhớt động cơ theo SAE , không dùng để đánh giá nhớt tốt hay xấu , độ nhớt càng cao có nghĩa nhớt càng đặc .
-API : có thể xem đây là chỉ số xác định chất lượng sản phẩm , chất lượng càng cao khi chữ cái càng lùi dần về cuối bảng anphabet .
-Dầu động cơ diesel có thể dùng được cho đc xăng ? - Được nhưng không hiệu quả . Một số chủng loại nhớt khi tung ra thị trường thường được ghi như CF4/SC , có nghĩa là nếu dùng cho động cơ diesel thì đạt cấp chất lượng CF4 (rất tốt ) nhưng nếu dùng cho động cơ xăng chỉ đạt được cấp SC ( rất tệ ).
-Nhớt cho ô tô có khác nhớt cho xe máy ? -Có , do ly hợp xe máy vận hành trong môi trường nhớt nên dù cùng là động cơ xăng nhưng nhớt xe máy được nhà sx thêm vào một loại phụ gia chống trượt , đó là lý do khi thay nhớt xe máy bằng nhớt ô tô thường bị trượt nồi .
Một nguyên tắc đơn giản khi thay nhớt là : "đọc kỳ hướng dẫn sd trước khi dùng" ,nhớt xe máy thì thay cho xe máy , nhớt cho đc xăng thì thay cho động cơ xăng , nhớt thủy lực thì dùng cho hệ thống thủy lực bởi vì mỗi loại đều được sử dụng một hệ phụ gia khác nhau .
Thanks !
 

TranDzung

Tài xế O-H
"Một nguyên tắc đơn giản khi thay nhớt là : "đọc kỳ hướng dẫn sd trước khi dùng" ,nhớt xe máy thì thay cho xe máy , nhớt cho đc xăng thì thay cho động cơ xăng , nhớt thủy lực thì dùng cho hệ thống thủy lực bởi vì mỗi loại đều được sử dụng một hệ phụ gia khác nhau "
ý kiến này của bác TUHANH rất hay
theo em thì với nhơt xe máy, 500km đầu thay dầu nhớt là phải,vì đây là quá trình chạy rà của chi tiết,nhớt cuốn theo nhiều mạt kim loại
còn theo kinh nghiệm cũng như hướng dẫn thì 2000km 1 lần hoặc ngắn hơn trong điều kiện làm việc ô nhiễm và quá tải ,đường dài liên tục
em theo mấy ông anh thì cứ chai 0.7L có thể đổ cho xe số hoặc ga đời mới gần đây.như Vistra, castrol , Vilube ...

về nhớt xe máy cũng khó phân biệt được, đành rằng anh em ta trong ngành
nhưng với mức giá 45k cho 1 chai 0.7L , em thấy đòi hỏi nhiều về chất thì hơi cao quá
:)
 

trieupham007

Tài xế O-H
Xin chào cả nhà,
Em mới tham gia và cũng mới có được 1 con xe ga nê cũng có vài thắc mắc về dầu nhớt cho xe tay ga, mong được các bác chia sẻ giúp đỡ.
Vấn đề là thế này: theo em nghĩ, xe tay ga chỉ khác xe số ở các điểm:
1- tua máy (đồng nghĩa với nhiệt độ hoạt động của động cơ) xe ga thường xuyên cao hơn xe số do phải nuôi động năng ở đĩa ly tâm nồi trước --> cần nhớt ngoài đặc tính bôi trơn bình thường ở cylinder và piston, segments phải có đặc tính chịu nhiệt độ cao.
2- Hộp số cầu sau (nếu chính xác là hệ bánh răng truyền động lực với tỉ số truyền không đổi - nhông láp) được tách riêng khỏi lốc chứa nhớt bôi trơn cylinder, piston, nồi ly hợp như của xe số
3- Ly hợp tay ga là ly hợp khô, không ngâm nhớt như xe số
4- Biến tốc xe ga thì dùng hệ thống đĩa+bi ly tâm khô không ngâm nhớt như bộ giảm tốc (hộp số) của xe số.
Vì những điều đó, em thắc mắc: tại sao xe số xài nhớt chung cho bôi trơn cylinder, piston và bộ giảm tốc thì tại sao xe ga lại phải xài tách biệt nhớt bôi trơn máy và nhớt bôi trơn láp vì thật sự láp xe ga chỉ là 2 bánh răng giảm tốc về tính chất cũng y hệt như bộ giảm tốc xe số thôi chứ có khác gì đâu ? Nếu thay nhớt đặc (loại 90) vào láp em thấy bánh xe nó quay ỳ ỳ làm sao ấy
Vậy có thể dùng cùng loại nhớt khi thay nhớt xe tay ga cho máy và láp không ? dĩ nhiên định kỳ thay nhớt láp lúc đó sẽ là thay cùng lúc với nhớt máy, làm kiểu này thì bánh xe sẽ quay nhẹ hơn khá nhiều đấy các bác.
Các bác có ý kiến như thế nào ? Em nhất định phải thử xem sao về cái vụ nhớt máy nhớt láp này các bác ạ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên