[Thảo luận] Hiểu về các hệ thống phanh

S
Bình luận: 20Lượt xem: 8,152

secretmta

Tài xế O-H
Hôm nay tôi cũng xin nêu vài câu hỏi để mọi người cùng thảo luận nhé!
1/ Có nhiều người hay nhầm lẫn thế nào là phanh thủy lực trợ lực khí nén, và thế nào là phanh thủy khí. Các bạn thử nêu sự khác nhau về cơ bản của 2 hệ thống phanh này xem sao?


duongpn: Tất cả các câu hỏi và trả lời hay trong Topic này, Pờ Nờ sẽ tặng điểm
 

anhbe

Tài xế O-H
Theo mình thì phanh thủy lực dùng lưu chất là chất lỏng(dầu), hệ thống này ở nơi có lực cao, điều khiển vận tốc chính xác nhưng gây độc hại cho người tiếp xúc. Phanh trợ lực khí nén thì dùng lưu chất là không khí. Hệ thống này dùng lực thấp, tốc độ chu kỳ nhanh và không cần nhiên liệu vì dùng không khí, sạch sẽ. Tuy nhiên nó gây ồn.

"Trật" câu hỏi 1 roài
 

pdc168

Tài xế O-H
- Phanh thủy lực trợ lực khí nén là phanh dùng dầu thủy lực để dẫn động đóng mở guốc phanh khi làm viêc, còn lực để tạo ra áp lực dẫn dầu thủy lực khi phanh là do khí nén. khí nén này được cung cấp khi người lái đạp phanh.
- Còn khái niệm về phanh thủy khí thì cũng chính là phành thủy lực trợ lực khí nén, chẳng qua nói tóm gọn thôi.
nếu đúng các bác đổ xăng cho minh nha.

Sai ý thứ 2 kia rồi. Tìm hiểu lại đi nhé
 

hikari159

Tài xế O-H
+Hệ thống phanh thủy khí là sự kết hợp của hệ thống phanh dầu và hệ thống phanh khí,
Hệ thống phanh thủy khí thường dùng trên ôtô vận tải trung bình và lớn. Nó phối hợp cả ưu điểm của phanh khí nén và phanh thủy lực, cụ thể là lực tác dụng lên bàn đạp bé, độ nhảy cao, hiệu suất lớn và có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều loại khác nhau.
+Phanh thủy lực trợ lực khí nén là phanh dùng dầu thủy lực để dẫn động và đóng mở guốc phanh khi làm viêc, còn lực để tạo ra áp lực dẫn dầu thủy lực khi phanh là do khí nén. Khí nén này sẽ được cung cấp khi người lái đạp phanh.
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Dẫn động thủy lực trợ lực khí nén
Sơ đồ dẫn động trợ lực khí nén biểu diễn trên bên dưới. Bộ trợ lực khí nén là bộ phận cho phép lợi dụng khí nén để tạo lực phụ, thường được lắp song song với xylanh chính, tác dụng lên dẫn động hỗ trợ cho người lái. Bộ trợ lực phanh loại khí có hiệu quả trợ lực cao, độ nhạy cao, tạo lực phanh lớn cho nên được dùng nhiều ở ô tô tải.
Bộ trợ lực gồm cụm van khí nén 3 nối với bình chứa khí nén 4 và xylanh lực 5. Trong cụm van 3 có các bộ phận: cơ cấu tỷ lệ đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực đạp và lực phanh, cửa van nạp và van xả khí nén cung cấp cho bầu trợ lực.

Hình . Dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực khí nén
1- Bàn đạp; 2- Ðòn đẩy; 3- Cụm van khí nén; 4- Bình chứa khí nén;
5- Xylanh lực; 6- Xylanh chính; 7- Ðường ống dẫn dầu đến xylanh bánh xe;
8- Xylanh bánh xe; 9- Ðường ống dẫn dầu đến xylanh bánh xe;
10- Xylanh bánh xe.​
Nguyên lý làm việc :
Khi tác dụng lên bàn đạp 1, qua đòn 2, lực sẽ truyền đồng thời lên các cần của xylanh chính 6 và của cụm van 3. Van 3 dịch chuyển : Mở đường nối khoang A của xylanh lực với bình chứa khí nén 4. Khí nén từ bình chứa 4 sẽ đi vào khoang A tác dụng lên piston của xylanh trợ lực, hỗ trợ cho người lái ép các piston trong xylanh chính 6 dịch chuyển đưa dầu đến các xylanh bánh xe. Khi đi vào khoang A, khí nén đồng thời đi vào khoang phía sau piston của van 3, ép lò xo lại, làm van dịch chuyển về sang trái. Khi lực khí nén cân bằng với lực lò xo thì van dừng lại ở vị trí cân bằng mới, đồng thời đóng luôn đường khí nén từ bình chứa đến khoang A duy trí một áp suất không đổi trong hệ thống, tương ứng với lực tác dụng và dịch chuyển của bàn đạp. Nếu muốn tăng áp suất lên nữa thì phải tăng lực đạp để đẩy van sang phải, mở đường cho khí nén tiếp tục đi vào. Như vậy cụm van 3 đảm bảo được sự tỷ lệ giữa lực tác dụng, chuyển vị của bàn đạp và lực phanh.
Xin trả lời ý hai:=))=))=))=))=))
để tận dụng ưu điểm của cả hai loại dẫn động TL, KNen và hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm của chúng, người ta đã tạo ra dẫn động phanh kết hợp : dẫn động phanh thuỷ-khí, bằng cách tạo ra các mạch dẫn động kết hợp mắc song song hoặc mắc nối tiếp giữa dòng chất lỏng (thuỷ) và dòng chất khí (nén). Nhưng thường được áp dụng hơn cả là mạch khí nén nối tiếp với mạch thuỷ lực : phần khí nén để cho việc điều khiển được nhẹ nhàng và tạo ra áp lực phanh lớn; Phần thuỷ lực để giảm thời gian phản ứng của hệ thống và cho cơ cấu phanh có kết cấu đơn giản. Dẫn động phanh thuỷ-khí cũng thường được dùng cho các ôtô vận tải, ôtô buýt hạng vừa và lớn.
 

secretmta

Tài xế O-H
Cảm ơn huynguyenmbv đã cho câu trả lời, quả thực có nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn khi cho rằng hệ thống phanh thủy lực trợ lực khí nén và hệ thống phanh thủy khí là một. Đấy là 2 hệ thống phanh hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa 2 hệ thống phanh này cả về mặt lý thuyết và thực tế. Ví dụ như: Trước mặt bạn là 1 chiếc xe, căn cứ vào đâu để khẳng định hệ thống phanh trên xe là hệ thống nào trong 2 hệ thống trên (Không tính những loại phanh khác nhé).
 

sirduyduc

Tài xế O-H
kính các cụ!
theo em thì phỏng nó như thế này nhé:
- phanh thủy lực trợ lực khí nén đích thị là dùng môi chất công tác là dầu, lợi dung tính không chịu nén của dầu để tạo lực phanh. cơ cấu trợ lực chỉ giúp lực đạp bàn đạp giảm, tức là đạp phanh nhẹ hơn chứ không tác động đến việc lưu thông của môi chất công tác
- còn phanh thủy khí là sự kết hợp giữa phanh thủy lực và khí nén nhằm tận dụng tối đã cả 2 loại phanh này vào việc phanh. áp dụng cho các dòng xe tải siêu trường siêu trọng.

ở đây, khí nén đóng vai trò trực tiếp cùng với thủy lực trong việc dẫn động phanh, ảnh hưởng đến việc lưu thông của môi chất công tác là dầu.
bình chứa khí nén được máy nén khí cung cấp khí nén, khi đạp phanh, tổng van khí nén được dẫn động, ép lên màng của bầu phanh, dẫn động xylanh phanh chính, dầu bị ép qua ống dẫn đến xylanh bánh xe để tiến hành phanh.
như vậy có thể thấy, sự khác biệt là ở phanh thủy khí, khí nén không chỉ đóng vai trò trợ lực giúp bàn đạp phanh nhẹ và nhạy mà nó trực tiếp dẫn động hệ thống thủy lực. điều này cho phép quá trình phanh nhạy, nhanh, lực đạp phanh nhẹ, mà vẫn đảm bảo lực phanh lên các bánh xe lớn.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Xin hỏi các cụ: Hệ thống phanh thủy-khí thường dùng môi chất nào điều khiển môi chất nào???

Cái hình của Sir thực chất nó là phanh trợ lực khí nén, không phải thủy-khí đâu. Nguồn tài liệu có vấn đề đó Sir



Không có cụ nào có cái hình phanh thủy-khí kết hợp à???

 

secretmta

Tài xế O-H
cảm ơn sirduyduc vì bài viết khá chi tiết, tuy nhiên cũng phải nói như thế này, một cách khái quát thì như thế này: Với hệ thống phanh thủy lực trợ lực khí nén thì khí nén chỉ góp phần phụ giúp giảm lực bàn đạp thôi, trường hợp không có khí nén thì vẫn phanh được nhưng lực bàn đạp phải lớn hơn, sẽ nặng hơn. Còn với hệ thống phanh thủy khí, chỉ cần hoặc khí nén, hoặc hệ thống dầu gặp vấn đề, không làm việc thì cả hệ thống phanh sẽ không làm việc, xét về vai trò thì cả khí nén và thủy lực quan trọng như nhau.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
rõ ràng mà cụ, em đã nói rùi đó thôi: trong hệ thống phanh thủy khí, khí nén có vai trò trực tiếp ảnh hưởng trong việc dẫn động sự lưu thông của môi chất dầu. xylanh phanh chính có làm việc hay không là phụ thuộc vào hệ thống khí nén có hoạt động hay không
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng

Nhận biết sự khác nhau thì các bạn ở trên đã nói hết rồi Born xin đi cụ thể một chút để mọi người để hiểu hơn ạh:8:. Cụ thể như sau:
___________________________________________________________________________
Dẫn động phanh thủy lực trợ lực khí nén

__Sơ đồ dẫn động thủy lực trợ lực khí nén biểu diễn trên hình 1. Bộ trợ lực gồm cụm van khí nén 3 nối với bình chứa khí nén 4 và xi lanh lực 5 (trong có piston hoặc màng trợ lực). Trong cụm van 3 có các bộ phận sau:
-+ Cơ cấu tỷ lệ: Đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực đạp và lực phanh.
-+ Van nạp: Cho khí nén từ bình chứa đi vào khi đạp phanh.
-+ Van xả: Cho khí nén trong dẫn động thoát ra ngoài khí quyển khi nhả phanh.

Nguyên lý làm việc:
__Khi tác dụng lên bàn đạp 1, qua đòn 2 lực sẽ truyền đồng thời lên các cần của xi lanh chính 6 và của cụm van 3. Van 3 dịch chuyển: mở đường nối khoang A của xi lanh lực với bình chứa khí nén 4. Khí nén từ 4 sẽ đi vào khoang A tác dụng lên piston của xi lanh trợ lực, hỗ trợ cho người lái ép các piston trong xi lanh chính 6 dịch chuyển - đưa dầu đến các xi lanh bánh xe.
__Khi đi vào khoang A, khí nén đồng thời đi vào khoang phía sau piston của van 3, ép lò xo lại, làm van dịch chuyển lùi sang trái. Khi lực khí nén cân bằng với lực lò xo thì van dừng lại ở vị trí cân bằng mới, đồng thời đóng luôn đường khí nén từ bình chứa đến khoang A - duy trì một áp suất không đổi trong hệ thống, tương ứng với lực tác dụng và dịch chuyển của bàn đạp.
__Nếu muốn tăng áp suất lên nữa thì phải tăng lực đạp để đẩy van sang phải, mở đường cho khí nén tiếp tục đi vào. Như vậy cụm van 12 đảm bảo được sự tỷ lệ giữa lực tác dụng, chuyển vị của bàn đạp và lực phanh.
__Chú ý: Nếu kết cấu của loại dẫn động này thay đổi một chút - đòn 2 không có, bàn đạp chỉ tác dụng lên van 3 - thì dẫn động sẽ trở thành dẫn động thủy khí.
Kết cấu và nguyên lý làm việc của cụm van 3 có thể tìm hiểu trên hình 2.

Dẫn động Phanh liên hợp thuỷ khí:

__Dẫn động liên hợp thuỷ khí được sử dụng rộng rãi trên các ô tô và đoàn xe kéo moóc tải trọng lớn và đặc biệt lớn (như các ô tô URAL-375, MAZ-7310 ...).
__Sơ đồ nguyên lý của mạch dẫn động thuỷ khí điều khiển phanh của một cầu xe thể hiện trên hình 3.

__Mạch dẫn động bao gồm: tổ hợp máy nén khí 6, bình chứa 2 có van an toàn 1, van phân phối khí 3, xi lanh thuỷ khí 4 điều khiển các xi lanh bánh xe 5.
__Theo mô chất công tác có thể chia mạch dẫn động thành hai phần là khí nén và thuỷ lực mắc nối tiếp. Khâu nối giữa hai phần này chính là xi lanh thuỷ khí. Kết cấu tất cả các chi tiết và các cụm trong dẫn động liên hợp này đều tương tự như kết cấu các chi tiết bộ phận của dẫn động khí nén và thuỷ lực tương ứng.
__Dẫn động liên hợp thuỷ khí do đặc điểm như vậy, có tất cả các ưu và nhược điểm của dẫn động khí nén và của dẫn động thuỷ lực, như:
-+Điều khiển nhẹ nhàng, dễ cơ khí hoá hay tự động hoá;
-+Độ nhạy cao, kích thước và khối lượng nhỏ;
-+Nếu một phần nào đó của dẫn động bị dò rỉ thì toàn bộ dẫn động sẽ không làm việc được;
-+Số lượng các chi tiết nhiều, kết cấu, bảo dưỡng phức tạp ...
__Van phân phối khí nén trong dẫn động liên hợp thường được nối với xi lanh thuỷ khí bằng một đường ống ngắn hay đặt trực tiếp trên vỏ của nó, nên cho phép tăng độ nhạy của dẫn động lên khoảng 1,5...3 lần so với dẫn động khí nén.
__Xi lanh thuỷ khí có thể có kết cấu dạng piston hay piston - màng, có thể có một hay hai khoang khí nén. Trên hình 4 là kết cấu xi lanh thuỷ khí loại piston có hai khoang khí nén.
 

secretmta

Tài xế O-H
ồ, cảm ơn bác duongpn, quả thực hôm nay xem lại mới thấy, có thể là bác nói đúng, hình vẽ trên là kiểu phanh thủy lực trợ lực khí nén thì đúng hơn. Tất nhiên là hệ thống phanh thủy lực trợ lực khí nén hoặc hệ thống phanh thủy khí thì thường là dùng môi chất khí nén để điều khiển môi chất thủy lực. Nguyên nhân tại sao lại như thế thì theo ý kiến của tôi, như chúng ta biết chỉ cần sử dụng một môi chất (phanh khí nén) cũng đảm bảo mô men phanh, tự bản thân hệ thống phanh cũng không cần phải sử dụng môi chất nào khác trợ lực cả, bàn đạp vẫn nhẹ mà vẫn đủ lực phanh như thường. Chỉ có hệ thống phanh dầu mặc dù tạo được lực phanh khá lớn nhưng đòi hỏi lực bàn đạp khá lớn nên mới cần trợ lực thôi (chân không, khí nén).
Trong hình mà bác sirduyduc đưa ra, đúng là hệ thống phanh thủy lực trợ lực khí nén thật. Vì theo như tôi thấy, thông thường trong hệ thống phanh thủy lực trợ lực khí nén, lực từ bàn đạp phanh sẽ tác dụng trực tiếp lên cần đẩy vào pit tông của xilanh chính, còn trong hệ thống phanh thủy khí thì lực từ bàn đạp phanh sẽ không tác dụng trực tiếp lên cần đẩy pit tông của xilanh chính, mà lại tác động trực tiếp lên các van của tổng van phanh (van phân phối khí nén). Như vậy trong hình quả thật không thấy van phân phối đâu cả, và bàn đạp liên động trực tiếp với xilanh chính, cho nên đây đúng là HTP thủy lực trợ lực khí nén rồi. Thiếu sót quá.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Xin hỏi các cụ: Hệ thống phanh thủy-khí thường dùng môi chất nào điều khiển môi chất nào???

Cái hình của Sir thực chất nó là phanh trợ lực khí nén, không phải thủy-khí đâu. Nguồn tài liệu có vấn đề đó Sir



Không có cụ nào có cái hình phanh thủy-khí kết hợp à???


Gửi các bạn một số hình ảnh về hệ thống phanh dẫn động thủy-khí
1. Sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy-khí



2. Van phân phối (Tổng phanh) hệ thống phanh dẫn động thủy-khí


3. Cụm xi lanh thủy-khí trong hệ thống phanh dẫn động thủy-khí
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Gửi các bạn một số hình ảnh về hệ thống phanh dẫn động thủy-khí
1. Sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy-khí


Cảm ơn thầy phạm vỵ nhiều, quá chuẩn thầy ạ. Bên em mấy xe cẩu thì kiểu phanh này nhiều quá trời, nhưng tài liệu mờ quá, đưa lên nhiều người chưa thực tế khó mà đọc được. Cảm ơn thầy giúp sức

Sinh viên giờ chưa ra lăn lộn chiến trường nên không hiểu biết hết được, ngặt một cái là lại gặp phải "sư phụ" chỉ sai đường nên SV không thể nhận dạng được, chỉ biết "học" theo.

Dear Sir: Sir lấy cái hình của thầy phạm vỵ để "bác" nguồn tài liệu kia nhé



 

sirduyduc

Tài xế O-H
Cảm ơn thầy phạm vỵ nhiều, quá chuẩn thầy ạ. Bên em mấy xe cẩu thì kiểu phanh này nhiều quá trời, nhưng tài liệu mờ quá, đưa lên nhiều người chưa thực tế khó mà đọc được. Cảm ơn thầy giúp sức

Sinh viên giờ chưa ra lăn lộn chiến trường nên không hiểu biết hết được, ngặt một cái là lại gặp phải "sư phụ" chỉ sai đường nên SV không thể nhận dạng được, chỉ biết "học" theo.

Dear Sir: Sir lấy cái hình của thầy phạm vỵ để "bác" nguồn tài liệu kia nhé



tình hình hôm nào em phải mời cụ Vỵ về Quất Lâm để "hối lộ" thui, cụ PN ạ! :D
 
Thầy Phạm Vỵ đưa ra phân tích như vậy là quá chuẩn rồi. Tôi muốn bổ xung thêm vài ý:
- Đối với phanh thuỷ lực trợ lực khí nén, chân không hoặc thuỷ lực (như ở máy nâng, máy xúc lật...) : nếu mất trợ lực, phanh thuỷ lực vẫn làm việc được nhưng đạp phanh sẽ rất nặng.
- Đối với phanh thuỷ-khí: là sự kết hợp bằng việc đấu nối tiếp hệ thống phanh khí nén với hệ thống phanh thuỷ lực. Do vậy, khi phanh khí nén không làm việc thì phanh thủy lực cũng không có tác dụng.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Cảm ơn thầy phạm vỵ nhiều, quá chuẩn thầy ạ. Bên em mấy xe cẩu thì kiểu phanh này nhiều quá trời, nhưng tài liệu mờ quá, đưa lên nhiều người chưa thực tế khó mà đọc được. Cảm ơn thầy giúp sức

Sinh viên giờ chưa ra lăn lộn chiến trường nên không hiểu biết hết được, ngặt một cái là lại gặp phải "sư phụ" chỉ sai đường nên SV không thể nhận dạng được, chỉ biết "học" theo.

Dear Sir: Sir lấy cái hình của thầy phạm vỵ để "bác" nguồn tài liệu kia nhé




Gửi thêm các bạn một sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy-khí kết hợp nữa để tham khảo


 

truonghoat

Tài xế O-H
Theo em hệ thống phanh thủy khí ( thủy lực kết hợp với khí nén) thường gạp trên xe tải nặng và xe rơmooc, yêu cầu khi phanh cần phải phanh rơmooc trước và lực phanh lớn điều này dễ thực hiện được bằng khí nén, còn lại đầu kéo lực phanh nhỏ chỉ cần phanh thủy lực trợ lực khí nén là đủ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên