Thời điểm thay dây curoa xe tay ga

8
Bình luận: 3Lượt xem: 2,577

88dangtuan

Tài xế O-H
Chào các bạn!


Nhiều bạn thắc mắc dây curoa nên thay lúc nào: 10.000 km, 15.000 km, 20.000 km hay 30.000 km; 1 năm, 2 năm hay 3 năm?

- Dây curoa và pulley nồi trước, sau đóng vai trò như nhông, sên và dĩa là bộ phận truyền động truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi.

- Tuy vậy dây curoa làm bằng cao su nên có tính chất rất khác với sợi dây sên làm bằng thép. Môi trường làm việc của dây curoa là ở trong lốc nồi khác với sên ở trong hộp chắn sên hay sên trần. Có thể nói kẻ thù lớn nhất của nhông sên dĩa là đất cát còn kẻ thù lớn nhất của dây curoa là Nhiệt Độ.

-Tuổi thọ dây curoa không chỉ lệ thuộc vào số km, thời gian xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng dây curoa càng mau hư. Xe tay ga chạy liên tục Tp HCM – Vũng Tàu nhiều khi chỉ cần 5,000 km đã phải thay dây curoa. Có những xe của các bạn nữ chỉ dùng để đi làm gần nhà, quảng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 - 5 năm vẫn chưa hư dây curoa.

- Các nhà sản xuất xe máy Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki, SYM… đều khuyến cáo nên thay dây curoa khi xe chạy được khoảng 15.000 km. Đây là con số trung bình, tùy trường hợp xe chạy liên tục nhiều hay ít, kẹt xe nhiều hay ít, thói quen thốc ga hay không mà tuổi thọ dây curoa có thể dao động từ 5.000 km – 30.000 km

- Ở đây Thiên Nhẫn Co. – phutungchinhhieu.com giới thiệu đến bạn cách xem trực tiếp kiểm tra dây curoa để quyết định xem có nên thay hay không? Các đặc điểm cần chú ý bao gồm:



1. Xem phần bụng dây:

Các răng cao su ở phần bụng của dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Các bạn không nên thay dây curoa chỉ vì thấy các vết nứt ở bụng dây.



2. Các vết nứt ở 2 bên hông của dây:

Hai bên hông dây là những bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Dây này không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Các bạn sẽ “tổn thất nặng nề” khi phải thay pulley.



3. Vết nứt ở mặt trên của dây:

Mặt trên của dây có những vế nứt như hình thì phải thay dây. Dây không còn khả năng chịu lực nữa, có thể đứt bất cứ lúc nào.



Theo khuyến cáo của các hãng xe, Công ty Thiên Nhẫn khuyên các khách hàng nên thay dây curoa trong khoảng 15.000 km để đảm bảo sự vận hành ổn định của xe cũng như an toàn cho chính bản thân bạn! Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra dây theo các hướng dẫn bên trên để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất!

Nguồn: h ttp://phutungchinhhieu.com
 

nguyentienthuy

Tài xế O-H
Các xe tay ga của honda thường 20.000km thì cần thay mới dây đai. đây là đối với bạn đi đường bình thường.
Hôm trước mình gập phải là con xe air đi đc khoảng 7.000km đã phải thay dây, thay cả 6 quả bi văng.Do chủ xe thường xuyên phải đèo nặng và đi đường đồi núi, đi công trình nhiều.
Lên muốn khuyên các bạn đi xe nên đến các head mình mua kiểm tra định kỳ,hay là khi đi xe cảm giác không bốc nữa, khi mình tăng ga đột ngột, xe ì ....vận tốc xe lên chậm
 

zipzipzip

Tài xế O-H
bởi vậy tay ga dành cho phu nu thôi. Riêng em thì không ham chạy xe tay ga. 1 phần là không thể hiện nam tính 2 là chan tay không linh hoạt.
 

nguyentienthuy

Tài xế O-H
bởi vậy tay ga dành cho phu nu thôi. Riêng em thì không ham chạy xe tay ga. 1 phần là không thể hiện nam tính 2 là chan tay không linh hoạt.
e lại không đồng quan điểm với Bác
phụ nữ lên đi xe tay ga vì họ hay đi dép cao chẳng hạn...với lại số má nhiều khi họ không biết sự dụng hợp lý vào các tình huống cụ thể,
còn con trai thi xe ga xe số đều đc hết
air, Sh,PCX.......xe nào con trai chả cưỡi đẹp:D:))
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên