Anh em nào biết cái này chỉ giúp em với!

L
Bình luận: 10Lượt xem: 2,057

linhbn

Tài xế O-H
Em có làm về cái thằng tay của xe Innova đời 2009, Mà nghe nói nó có cái tự điều chỉnh thắng tay tự động như hình vẽ, Anh em nào nhìn hình biết nó hoạt động giải thích kỹ càng( Càng kỹ càng tốt) Cho em biết với.
Giải thích xong thì trả lời giúp em luôn là tại sao nó có bộ điều chỉnh thắng tay tự động rồi thì tại sao mỗi lần bảo dưỡng mình phải tăng thắng tay (Em còn mù mờ về chỗ này quá, mong anh em đừng cười nha!) Thanks!
[/IMG]
 

boyhaiphong_86

Tài xế O-H
Theo những gì em được biết thì với cơ cấu hãm phanh kiểu như thế này không có chức năng tự chỉnh khi đạp phanh.cơ cấu này nó hãm rất cúng cái bánh răng tăng bên trong rồi ah.trên thực tế làm việc bác bỏ tăm bua ra và dùng tô vít hãm 2 bên và đạp phanh sẽ nhìn thấy rõ vấn đề. cơ cấu chunhr phanh tự động nó sẽ có 2 mặt răng rất nhỏ ăn khớp với nhau,khi đạp phanh ,nếu độ hở của má phanh và tăm bua lớn quá thì 2 bánh răng có thể tự di chuyển bánh răng tiếp xúc ,và nó không có chức nhả về khi bị bó phanh. Ở cả 2 hệ thống trên thì khi bảo dưỡng phanh ta đều cần phải chỉnh các má phanh sao cho có khe hở đều với tăm bua cho nó chuẩn bác ah
 

linhbn

Tài xế O-H
Theo những gì em được biết thì với cơ cấu hãm phanh kiểu như thế này không có chức năng tự chỉnh khi đạp phanh.cơ cấu này nó hãm rất cúng cái bánh răng tăng bên trong rồi ah.trên thực tế làm việc bác bỏ tăm bua ra và dùng tô vít hãm 2 bên và đạp phanh sẽ nhìn thấy rõ vấn đề. cơ cấu chunhr phanh tự động nó sẽ có 2 mặt răng rất nhỏ ăn khớp với nhau,khi đạp phanh ,nếu độ hở của má phanh và tăm bua lớn quá thì 2 bánh răng có thể tự di chuyển bánh răng tiếp xúc ,và nó không có chức nhả về khi bị bó phanh. Ở cả 2 hệ thống trên thì khi bảo dưỡng phanh ta đều cần phải chỉnh các má phanh sao cho có khe hở đều với tăm bua cho nó chuẩn bác ah
Cảm ơn bác, Nếu có hình ảnh về hệ thống tự điểu chỉnh phanh tay bác có thể úp cho em tham khảo với! Thanks!
 

MrBlackPro92

Tài xế O-H
đúng rồi , khi chỉ má phanh thì người ta xoay tăng bua xem nó có bị ma sát không và khi ta đạp phanh thì tăng bua phải đứng yên , còn nếu điều chỉnh má phanh thì , ở sau may ơ có trục điều chỉnh má phanh đó , chứ làm j có cái tự điều chỉnh đâu cụ :cp:cp:cp:cp:cp:cp:cp:cp
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em có làm về cái thằng tay của xe Innova đời 2009, Mà nghe nói nó có cái tự điều chỉnh thắng tay tự động như hình vẽ, Anh em nào nhìn hình biết nó hoạt động giải thích kỹ càng( Càng kỹ càng tốt) Cho em biết với.
Giải thích xong thì trả lời giúp em luôn là tại sao nó có bộ điều chỉnh thắng tay tự động rồi thì tại sao mỗi lần bảo dưỡng mình phải tăng thắng tay (Em còn mù mờ về chỗ này quá, mong anh em đừng cười nha!) Thanks!
http://img.oto-hui.com/images/2013/05
/04/4.png[/IMG]

Đây đúng là cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh đấy. Tuy nhiên nó hơi trừu tượng nên ít người hiểu được một cách thấu đáo. Cơ cấu tự động này được điều khiển thông qua cáp và cơ cấu dẫn động phanh tay. Tôi xin giải thích tóm tắt giúp các bạn như sau:
Tôi bổ sung thêm các hình vẽ 1 và 2 để các bạn dễ theo dõi.
Hình 1: Kết cấu thực cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh - trống phanh
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh - trống phanh

1. Cấu tạo: Bao gồm một cần điều chỉnh được ghép đàn hồi với cần guốc phanh; một cơ cấu điều chỉnh gồm ống ngoài có ren trong mà phía bên phải của ống có rãnh khớp với xương guốc phanh bên phải. Một đoạn bu lông ăn ren với ống này, trên thân bu lông có gắn cố định bánh xe điều chỉnh có răng kiểu bánh cóc. Đầu trái của bu lông này là hình trụ trơn, lồng không trong một ống rỗng được gắn với xương guốc phanh trái. (xem hình 1 và hình 2).
2. Nguyên lý: Mỗi lần kéo phanh tay thì cần guốc phanh quay một góc nào đó để bung 2 guốc phanh thực hiện phanh bánh xe và cần này kéo cần điều chỉnh quay một góc tương tự. Đầu cần điều chỉnh có lẫy để tác động lên bánh xe răng điều chỉnh. Khi khe hở má phanh còn nằm trong giới hạn thì góc quay của cần điều chỉnh và lẫy còn nhỏ hơn bước răng của bánh xe răng nên nó không tác động gạt lên bánh xe răng điều chỉnh khi nhả phanh tay. Nhưng khi khe hở giữa má phanh và trống phanh lớn hơn giátrị cho phép thì góc quay của cần điều chỉnh mang lẫy của nó dịch chuyển một hành trình lớn hơn (hoặc bằng) bước răng nên khi nhả phanh tay thì lẫy này sẽ tác động làm quay bánh xe điều chỉnh một răng tương ứng. Khi bánh xe quay làm bu lông quay trong ống ren, do đó làm ống ren và bu lông dịch chuyển ra 2 phía làm tăng khoảng cách của 2 guốc phanh, giảm khe hở má phanh và trống phanh về giá trị tiêu chuẩn.

 

linhbn

Tài xế O-H
Đây đúng là cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh đấy. Tuy nhiên nó hơi trừu tượng nên ít người hiểu được một cách thấu đáo. Cơ cấu tự động này được điều khiển thông qua cáp và cơ cấu dẫn động phanh tay. Tôi xin giải thích tóm tắt giúp các bạn như sau:
Tôi bổ sung thêm các hình vẽ 1 và 2 để các bạn dễ theo dõi.
Hình 1: Kết cấu thực cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh - trống phanh
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh - trống phanh

1. Cấu tạo: Bao gồm một cần điều chỉnh được ghép đàn hồi với cần guốc phanh; một cơ cấu điều chỉnh gồm ống ngoài có ren trong mà phía bên phải của ống có rãnh khớp với xương guốc phanh bên phải. Một đoạn bu lông ăn ren với ống này, trên thân bu lông có gắn cố định bánh xe điều chỉnh có răng kiểu bánh cóc. Đầu trái của bu lông này là hình trụ trơn, lồng không trong một ống rỗng được gắn với xương guốc phanh trái. (xem hình 1 và hình 2).
2. Nguyên lý: Mỗi lần kéo phanh tay thì cần guốc phanh quay một góc nào đó để bung 2 guốc phanh thực hiện phanh bánh xe và cần này kéo cần điều chỉnh quay một góc tương tự. Đầu cần điều chỉnh có lẫy để tác động lên bánh xe răng điều chỉnh. Khi khe hở má phanh còn nằm trong giới hạn thì góc quay của cần điều chỉnh và lẫy còn nhỏ hơn bước răng của bánh xe răng nên nó không tác động gạt lên bánh xe răng điều chỉnh khi nhả phanh tay. Nhưng khi khe hở giữa má phanh và trống phanh lớn hơn giátrị cho phép thì góc quay của cần điều chỉnh mang lẫy của nó dịch chuyển một hành trình lớn hơn (hoặc bằng) bước răng nên khi nhả phanh tay thì lẫy này sẽ tác động làm quay bánh xe điều chỉnh một răng tương ứng. Khi bánh xe quay làm bu lông quay trong ống ren, do đó làm ống ren và bu lông dịch chuyển ra 2 phía làm tăng khoảng cách của 2 guốc phanh, giảm khe hở má phanh và trống phanh về giá trị tiêu chuẩn.

Mình vẫn không hiểu câu này: "Khi bánh xe quay làm bu lông quay trong ống ren, do đó làm ống ren và bu lông dịch chuyển ra 2 phía làm tăng khoảng cách của 2 guốc phanh, giảm khe hở má phanh và trống phanh về giá trị tiêu chuẩn."
Với lại, Có cơ cấu tự điều chỉnh thì tại sao mỗi lần bảo dưỡng mình lại điều chỉnh phanh tay hả bạn?
 

longxehoi

Tài xế O-H
Cám ơn thầy phạm vỵ về lời giải thích quá rõ ràng . cộng thêm hình minh họa để cho em học hỏi . em xin chân thành cám ơn thầy . chúc thầy sức khỏa
 

XeLu75H6789

Tài xế O-H
Mình vẫn không hiểu câu này: "Khi bánh xe quay làm bu lông quay trong ống ren, do đó làm ống ren và bu lông dịch chuyển ra 2 phía làm tăng khoảng cách của 2 guốc phanh, giảm khe hở má phanh và trống phanh về giá trị tiêu chuẩn."
Với lại, Có cơ cấu tự điều chỉnh thì tại sao mỗi lần bảo dưỡng mình lại điều chỉnh phanh tay hả bạn?
chú ơi rứa mà chú ko hiều nữa ak , bánh xe quay theo hướng nào + thanh chỉnh má phanh quay hướng nào thì chú sẽ hiểu thôi , bởi rứa mà phanh sẽ mòn nhưng ko đáng kể
 

XeLu75H6789

Tài xế O-H
Em chỉ có chút kinh nghiệm vậy thôi cụ ak , em mới đi phụ việc được 2 tuần ,em nghĩ cụ nên đi phụ việc làm nhiều cụ sẽ hiểu về các chi tiết nhiều hơn nha cụ , chúc cụ học tốt :cp:cp:cp:b:b:b
 

conadohaui

Tài xế O-H
Cám ơn thầy Phạm Vỵ. Hôm nọ sang bách khoa cùng thằng bạn lắp máy cho thầy học tiến sỹ, gặp mấy thầy bách khoa trẻ sinh năm 87 vui tính ghê, thằng bạn hỏi thăm tiếp chuyện xin được tài liệu thi thạc sỹ, có bác nào cần thì để mình xin bạn cho nhé ! . Gặp các thầy trường khác tới đây học thạc sỹ tiến sỹ khoa ô tô mà thấy thẹn ghê biết bao giờ mình mới có điều kiện để học thạc sỹ đây ? haiza .:77:
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên