10 sai lầm khi sử dụng xe ga & 10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

J
Bình luận: 9Lượt xem: 2,717

joevega1512

Tài xế O-H
10 sai lầm khi sử dụng xe ga

- Những lưu ý quan trọng khi sử dụng xe tay ga

Đề nổ máy và vận hành ngay
Giống như xe số, chủ của những chiếc xe tay ga cũng luôn mắc phải thói quen này. Tuy nhiên, đối với xe tay ga, thói quen này có sức "tàn phá" lớn hơn nhiều. Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầu, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí "rào rào" phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phải tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại.

Lạm dụng phanh trước
Với thói quen thuận tay phải, rất nhiều chủ xe quen thực hiện thao tác bóp phanh trước khi bị giật mình. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Hãy luôn sử dụng đồng thời hai phanh sau và trước để đảm bảo an toàn nhất. Trên một số loại xe ga đời mới, hệ thống phanh đồng thời CBS luôn cho phép người sử dụng chỉ cần dùng một phanh trái là có thể dừng xe bằng cả hai phanh.

Xe ga như đi... xe số
Thực hiện những cú "ga thốc" cho xe vọt nhanh rồi sau đó phanh gấp sẽ khiến cụm côn ly hợp và dây cô roa truyền động nhanh bị hỏng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểu "ga thốc" và phanh liên tục cũng đồng nghĩa với việc bạn đang "ném" từng "cốc" xăng của mình đi một cách vô ích. Khi thốc ga, chiếc xe cung cấp cho bạn một gia tốc lớn và mạnh để có thể di chuyển dài hơn. Thế nhưng khi bóp phanh gấp, xe giảm tốc độ đột ngột khiến bạn sẽ phải tiếp tục "nạp" một lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Hãy luôn giữ tốc độ và tay ga được đều nhất có thể, điều này sẽ mang lại độ bền cho bộ ly hợp, dây cua-roa và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Không vệ sinh phao xăng
Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như Honda Sh, Honda SCR... đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc hình "chiếc lá" bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu. Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng mạt sắt và chất bẩn bám chặt vào lọc xăng dẫn tới tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng, hoặc "nhẹ nhàng" hơn là khiến chiếc xe không đạt được công suất và tốc độ tối đa do thiếu xăng. Vì vậy hãy luôn kiểm tra phao xăng vào những kỳ bảo dưỡng toàn bộ để chiếc xe có thể vận hành được tốt hơn

Không chờ đèn tín hiệu phun xăng FI tắt đã khởi động
Mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, phun xăng điện tử mang lại nhiều ưu việt hơn loại chế hòa khí (bình xăng con) thông thường. Tuy nhiên, hệ thống phun xăng điện tử cũng cần phải được sử dụng đúng cách mới có thể vận hành tốt. Chính vì vậy, sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi hẵng bấm nút khởi động. Nếu làm đúng cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm. Đồng thời hệ thống phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn. Còn nếu làm ngược lại cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ rất dễ bị hỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc bảo dưỡng làm sạch kim phun định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vận hành xe ở tốc độ chậm
Đa phần tầng lớp thanh niên và phụ nữ cũng như người lớn tuổi đều "thích" vận hành xe ga một cách chậm rãi để có thể nói chuyện, "ngắm phố phường" hoặc để an toàn. Tuy nhiên, với những chiếc xe ga sử dụng két nước, điều này vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao và xe tốn nhiên liệu hơn. Khi vận hành những chiếc xe ga có sử dụng két nước, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành. Việc vận hành chiếc xe nhanh hơn một chút sẽ giúp lượng gió làm mát cho két nước được nhiều hơn và đỡ tốn nhiên liệu hơn.

Ngoài ra, không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ kích hoạt hệ thống làm mát muộn hơn hoặc sớm hơn so với nguyên bản. Bởi động cơ khi quá nguội hoặc quá nóng đều không thể làm việc tốt. Nhiều trường hợp do thợ sửa xe điều chỉnh quạt làm mát khởi động sớm nhằm...tiết kiệm điện đã vô tình làm động cơ trở nên nóng hơn, nước sôi ở nhiệt độ cao và tăng khả năng sinh cặn tại két nước. Hãy luôn vệ sinh két nước và thay mới nước làm mát trong quy trình bảo dưỡng toàn bộ xe.

Xe ga có khả năng lội nước
Nhiều chủ xe nghĩ rằng, với thiết kế dạng "phi thuyền" những chiếc xe tay ga có thể lội nước một cách dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên, thiết kế của động cơ lại trái ngược lại suy nghĩ này. Với thiết kế động cơ đặt thấp, cụm truyền động với nhiều lỗ thoát khí và hệ thống côn sử dụng kiểu "bi văng", nước là kẻ thù "không đội trời chung". Những lỗ thoát khí trên cụm truyền động và bầu lọc gió đặt thấp luôn là những nơi mà nước có thể thâm nhập dễ dàng nhất. Và khi nước đã "nhiễm" vào cụm côn văng đồng nghĩa với việc chiếc xe sẽ đứng ì một chỗ trong khi động cơ vẫn đang "gào rú" do trượt bi côn. Và chỉ một thời gian sau, hệ thống côn văng sẽ rất dễ bị han rỉ dẫn tới hiện tượng xe bị giật (hiện tượng này cũng xảy ra khi cụm côn xe bị bụi bẩn - PV). Đừng biến chiếc xe trở thành "ca nô bất đắc dĩ" và vệ sinh cụm truyền động thường xuyên sẽ giúp chiếc xe luôn vận hành được êm ái.

Dùng dầu nào cũng được
Với tâm lý "dầu nào rẻ thì thay" và "dầu nào cũng là dầu" của nhiều chủ xe sẽ khiến cho động cơ hay gặp trục trặc và độ bền giảm đi. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dầu được bày bán với công dụng và tính năng khác biệt. Vì vậy, lựa chọn đúng loại dầu sử dụng cho xe ga là điều quan trọng. Có nhiều cách để tìm đúng loại dầu cho xe mình, cách tốt nhất là hãy đọc kỹ loại dầu sử dụng cho xe được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng mỗi khi mua xe mới. Khi thay dầu xe, hãy đừng "tiếc tiền" bởi dầu xe ga luôn đắt hơn xe số thông thường. Hãy hỏi kỹ loại dầu dùng cho xe ga trước khi thay dầu. Cách đơn giản nhất, trên mỗi chai dầu dùng cho xe ga luôn có chữ "scooter" ghi trên nhãn hộp.

Lắp còi báo động không ảnh hưởng tới xe
Vấn nạn mất cắp xe luôn là điều khiến nhiều chủ xe đau đầu, đối với những chiếc xe đắt tiền như Honda Sh, Piaggio LX, Honda Spacy... luôn là mục tiêu hàng đầu của bọn trộm. Rất nhiều chủ xe đã phải lắp đặt hệ thống báo động cho xe của mình. Nhưng với chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, trình độ thợ có tay nghề thấp có thể khiến xe của bạn gặp những hiện tượng như: cháy xe, chập điện, ổ khóa từ phát hiện "nhầm" khiến IC khóa từ khóa toàn bộ hệ thống điện trên xe dẫn tới việc chủ xe phải bỏ ra số tiền lớn để thay mới toàn bộ hệ thống IC và ổ khóa từ mới.

Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động đòi hỏi chất lượng cũng như kiến thức và tay nghề của người thợ lắp đặt ở mức cao. Đối với những chiếc xe sử dụng ổ khóa từ như Piaggio LX, Honda Sh300i... Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động là hết sức nguy hiểm đối với hệ thống điện trên xe. Cách tốt nhất, hãy luôn gửi xe ở nơi có người trông giữ. Điều quan trọng là luôn có sự cảnh giác cũng như cẩn thận cho chiếc xe mới mang lại sự an toàn tối đa chứ không phải do bất kể thiết bị hiện đại và tiên tiến nào.

Xe ga đắt tiền sẽ bền hơn và ít phải bảo dưỡng hơn
Sở dĩ có điều thứ 10 bởi người viết bài đã từng chứng kiến không ít những chiếc xe tay ga vốn đắt tiền thậm chí còn khá mới phải ở trong tình trạng "bổ máy" làm lại toàn bộ động cơ do những lầm tưởng về giá trị chiếc xe đi kèm với độ bền! Nhiều chủ xe coi thường việc bảo dưỡng đúng quy trình và thời gian biểu cho chiếc xe của mình. Đối với một chiếc xe ga, việc bảo dưỡng thường xuyên và đầy đủ là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định độ bền, tính kinh tế và vận hành êm ái, thoải mái khi sử dụng. Vì vậy hãy luôn chú ý tới các ghi chú mà nhà sản xuất đã đề ra và dành một chút thời gian để chăm sóc chiếc xe của mình một cách thường xuyên.


10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

Những điều quan trọng cần biết khi sử dụng xe số.

Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xy lanh một cách đầy đủ. Cách tốt nhất, hãy tắt chìa khóa điện và đạp mồi 3 đến 4 lần. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

Đừng vận hành xe số như... xe tay ga!
Thói quen dừng xe khi gặp đèn đỏ không trả về số thấp hay vận hành xe tốc độ thấp ở số cao không chỉ thường thấy ở phụ nữ mà nam giới đôi khi vẫn mắc phải. Trên hệ thống hiển thị tốc độ, đa phần các hãng xe đều chỉ rõ khoảng tốc độ chạy xe cho từng số. Hãy sử dụng số thấp khi vận hành tốc độ thấp và trả về số thấp nhất khi xe bắt đầu vận hành hoặc sau khi phanh. Nhiên liệu sẽ được tiết kiệm và động cơ sẽ bền hơn khi bạn sử dụng số đúng tốc độ.

Không ép côn để máy khỏe hơn
Bạn không nên làm điều này nếu không muốn phải thay côn thường xuyên hoặc luôn phải nghe tiếng "hú" khó chịu phát ra từ bộ ly hợp của mình. Thông thường đối với các xe côn tự động hoặc côn tay, bộ ly hợp được sử dụng vào mục đích cho xe chuyển tốc độ theo từng bước số. Việc giữ chân, tay để thực hiện thao tác ép côn rồi thả mạnh đột ngột nhằm tăng tốc cho xe hay thực hiện những pha "bốc đầu" sẽ khiến cho hệ thống ly hợp phải hoạt động với cường độ mạnh dẫn đến việc giảm tuổi thọ ly hợp.

Đừng chỉ dùng một phanh!
Tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước sau để đảm bảo an toàn. Không thiếu những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi xe gặp trường hợp nguy cấp mà chỉ sử dụng một phanh trước/sau. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước và ngã rất dễ xảy ra. Chướng ngại vật đối diện có thể may mắn thoát nạn nhưng bạn và chiếc xe sẽ gặp nguy hiểm vì kiểu phanh bằng "cả người và xe" này. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt và bắn ra xa. Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.

Đừng để công tơ mét làm đồ "trang trí"!
Sau một thời gian sử dụng, dây công tơ mét bị đứt gãy và rất nhiều người bỏ qua chi tiết này mà tiếp tục sử dụng xe. Thậm chí ngay cả khi còn chạy tốt, thói quen nhìn công tơ mét khi vận hành cũng là điều mà nhiều người bỏ qua. Nhiệm vụ chính của công tơ mét ngoài việc hiển thị và cảnh báo tốc độ cho người điều khiển, nó còn có chức năng thông báo ngưỡng chuyển số, tốc độ tối đa, vòng tua máy tối đa cho phép giúp người vận hành điều khiển xe được an toàn hơn. Ngoài ra, khi đi ra đường quốc lộ hoặc đi vào những nơi có hạn chế tốc độ, nó cũng khiến chủ xe "tiết kiệm" được cả tiền…phạt và thời gian. Hơn nữa, việc tạo thói quen nhìn công tơ mét sẽ giúp bạn xác định được mức tiêu hao nhiên liệu cũng như biết được thời điểm cần thay dầu và bảo dưỡng cho xe - nên ghi lại số km đã chạy khi thay dầu.

Đừng xem thường đèn tín hiệu bị cháy!
Chỉ cần một chiếc đèn hậu bị cháy, chiếc xe của bạn sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người điều khiển đằng sau bạn. Kế tiếp là khi đi xe vào ban đêm, điện năng sinh ra luôn đáp ứng đủ mọi năng lượng điện tiêu thụ trên xe. Việc cháy một bóng đèn hậu sẽ khiến đèn pha phải tiếp nhận dòng điện lớn hơn và dẫn tới việc cháy đèn pha. Hãy luôn chăm sóc cho toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu của xe bằng cách thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu; thay mới khi thấy bóng đèn có hiện tượng sáng yếu hoặc cháy, hỏng. Vệ sinh các nắp chóa đèn cả bên trong và bên ngoài sẽ giúp việc phát quang luôn được đảm bảo.

Thay lọc gió, lọc dầu là điều quan trọng
Nếu ví chế hòa khí như "trái tim" của động cơ thì với bầu lọc gió được ví như "lá phổi" của chiếc xe. Một lọc gió bẩn hoặc rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí. Điều này dẫn tới việc chiếc xe sẽ tốn nhiên liệu, khó nổ và không thể đạt được công suất tối đa. Còn đối với lọc dầu, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng "bó" máy.

Không hẳn “xe càng ăn ít xăng càng tốt”!
1,8 lít hay 2 lít nhiên liệu cho 100km vận hành là "mơ ước" của chủ nhân những chú "xế yêu", và tốn ít xăng dường như là mục tiêu hàng đầu khi sử dụng xe của người dân Việt. Sai lầm này bắt nguồn từ những bảng thông số kỹ thuật được các hãng xe bán xe cung cấp với những con số "đáng yêu" và gây ảo tưởng.

Thực tế những thông số kỹ thuật đều được thử nghiệm trong những điều kiện lý tưởng. Mỗi chiếc xe sau một thời gian sử dụng sẽ cần mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, cách tốt nhất để kiểm tra xe mình tốn nhiên liệu hay không là thông qua việc kiểm tra bugi của chiếc xe.

Bugi bên trái của một máy thừa xăng; bên phải là đủ xăng, có màu vàng gạch cua
Nếu điểm đánh lửa của Bugi có màu vàng gạch cua, có nghĩa máy “đủ xăng” - xe tiêu thụ nhiên liệu một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nếu như điểm đánh lửa xuất hiện màu đen hoặc bám muội đó là khi chiếc xe đang sử dụng thừa nhiên liệu.
Một mẹo dễ nhất và nhanh nhất để kiểm tra đó là vặn mạnh tay ga và quan sát ống xả, nếu ống xả phụt ra nhiều khói màu đen có nghĩa chiếc xe của bạn đang có triệu chứng "ăn" xăng.

Đừng đấu nối thêm các trang thiết bị dùng điện
Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí luôn là sở thích của những tay lái trẻ. Nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy cả xe!
Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.

Phụ gia không giúp xe tiết kiệm xăng và phục hồi máy!
Những thiết bị sử dụng nam châm được quảng cáo làm giãn nở cấu trúc tinh thể của xăng mang lại khả năng đốt cháy nhiên liệu tối đa và tiết kiệm nhiên liệu nhưng vô tình lại chính là nguyên nhân gây tắc ống dẫn xăng bởi nam châm này sẽ hút luôn tất cả những mạt sắt nhỏ li ti rơi ra từ vỏ bình xăng.
Còn nhiên liệu phụ gia được quảng cáo với những hạt "nguyên tử" bao phủ và lấp đầy những rãnh nứt trên thành xy lanh phục hồi tối đa sức nén cho buồng đốt động cơ giúp xe mạnh hơn nhưng lại... nhanh phá động cơ hơn. Bởi những hạt "nguyên tử" này không thể "hiểu" được đâu là lỗ thông dầu, gioăng cao su hay những ống cao áp vốn có đường kính rất nhỏ trong động cơ và đâu là bề mặt xi lanh cần lấp phủ. Chính vì vậy khá nhiều chủ xe sau khi sử dụng những công nghệ này đều phải ngậm ngùi mang xe đi... thay động cơ!
Để muốn chiếc xe bền lâu, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu, cách tốt nhất hãy luôn chăm sóc chiếc xe của bạn một cách cẩn thận. Tuân thủ quy trình bảo dưỡng bằng cách ghi lại số km đã chạy theo đó áp dụng đúng những nguyên tắc về bảo trì và vận hành xe.
 

phamthanhmc403

Tài xế O-H
Ðề: 10 sai lầm khi sử dụng xe ga & 10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

Bác joevega1512 thân mến, trường hợp tiếng đề của xe LAED kêu như gõ búa , có cách nào sử lý cho êm được không? mong bác và các sư phụ chỉ giáo , xin cam ơn nhiều.
 

joevega1512

Tài xế O-H
Ðề: 10 sai lầm khi sử dụng xe ga & 10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

Bác joevega1512 thân mến, trường hợp tiếng đề của xe LAED kêu như gõ búa , có cách nào sử lý cho êm được không? mong bác và các sư phụ chỉ giáo , xin cam ơn nhiều.

Dạ cái này theo như em biết thì tất cả dòng xe đời mới của Honda hầu như lúc đề đều phát ra tiếng y chang Vespa Lx của Piagio...
Chưa tìm được cách khắc phục...
 

hoanghoan87

Tài xế O-H
Ðề: 10 sai lầm khi sử dụng xe ga & 10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

Bạn có thể bảo dưỡng lại củ lao đề.xịt dầu vào sẽ êm hơn đấy
 

hornet599

Tài xế O-H
Ðề: 10 sai lầm khi sử dụng xe ga & 10 điều nên tránh khi sử dụng xe số



10 điều nên tránh khi sử dụng xe số[/SIZE]

Đừng đấu nối thêm các trang thiết bị dùng điện
Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí luôn là sở thích của những tay lái trẻ. Nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy cả xe!
Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.

Phụ gia không giúp xe tiết kiệm xăng và phục hồi máy!
Những thiết bị sử dụng nam châm được quảng cáo làm giãn nở cấu trúc tinh thể của xăng mang lại khả năng đốt cháy nhiên liệu tối đa và tiết kiệm nhiên liệu nhưng vô tình lại chính là nguyên nhân gây tắc ống dẫn xăng bởi nam châm này sẽ hút luôn tất cả những mạt sắt nhỏ li ti rơi ra từ vỏ bình xăng.
.../.
Để muốn chiếc xe bền lâu, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu, cách tốt nhất hãy luôn chăm sóc chiếc xe của bạn một cách cẩn thận. Tuân thủ quy trình bảo dưỡng bằng cách ghi lại số km đã chạy theo đó áp dụng đúng những nguyên tắc về bảo trì và vận hành xe.
[/SIZE]
Tâm đắc nhất là 2 mục này, nhất là việc độ chế liên quan đến hệ thống điện
 

truyenminh705

Tài xế O-H
10 sai lầm khi sử dụng xe ga

- Những lưu ý quan trọng khi sử dụng xe tay ga

Đề nổ máy và vận hành ngay

Giống như xe số, chủ của những chiếc xe tay ga cũng luôn mắc phải thói quen này. Tuy nhiên, đối với xe tay ga, thói quen này có sức "tàn phá" lớn hơn nhiều. Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầu, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí "rào rào" phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phải tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại.

Lạm dụng phanh trước

Với thói quen thuận tay phải, rất nhiều chủ xe quen thực hiện thao tác bóp phanh trước khi bị giật mình. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Hãy luôn sử dụng đồng thời hai phanh sau và trước để đảm bảo an toàn nhất. Trên một số loại xe ga đời mới, hệ thống phanh đồng thời CBS luôn cho phép người sử dụng chỉ cần dùng một phanh trái là có thể dừng xe bằng cả hai phanh.

Xe ga như đi... xe số

Thực hiện những cú "ga thốc" cho xe vọt nhanh rồi sau đó phanh gấp sẽ khiến cụm côn ly hợp và dây cô roa truyền động nhanh bị hỏng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểu "ga thốc" và phanh liên tục cũng đồng nghĩa với việc bạn đang "ném" từng "cốc" xăng của mình đi một cách vô ích. Khi thốc ga, chiếc xe cung cấp cho bạn một gia tốc lớn và mạnh để có thể di chuyển dài hơn. Thế nhưng khi bóp phanh gấp, xe giảm tốc độ đột ngột khiến bạn sẽ phải tiếp tục "nạp" một lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Hãy luôn giữ tốc độ và tay ga được đều nhất có thể, điều này sẽ mang lại độ bền cho bộ ly hợp, dây cua-roa và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Không vệ sinh phao xăng

Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như Honda Sh, Honda SCR... đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc hình "chiếc lá" bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu. Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng mạt sắt và chất bẩn bám chặt vào lọc xăng dẫn tới tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng, hoặc "nhẹ nhàng" hơn là khiến chiếc xe không đạt được công suất và tốc độ tối đa do thiếu xăng. Vì vậy hãy luôn kiểm tra phao xăng vào những kỳ bảo dưỡng toàn bộ để chiếc xe có thể vận hành được tốt hơn

Không chờ đèn tín hiệu phun xăng FI tắt đã khởi động

Mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, phun xăng điện tử mang lại nhiều ưu việt hơn loại chế hòa khí (bình xăng con) thông thường. Tuy nhiên, hệ thống phun xăng điện tử cũng cần phải được sử dụng đúng cách mới có thể vận hành tốt. Chính vì vậy, sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi hẵng bấm nút khởi động. Nếu làm đúng cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm. Đồng thời hệ thống phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn. Còn nếu làm ngược lại cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ rất dễ bị hỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc bảo dưỡng làm sạch kim phun định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vận hành xe ở tốc độ chậm

Đa phần tầng lớp thanh niên và phụ nữ cũng như người lớn tuổi đều "thích" vận hành xe ga một cách chậm rãi để có thể nói chuyện, "ngắm phố phường" hoặc để an toàn. Tuy nhiên, với những chiếc xe ga sử dụng két nước, điều này vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao và xe tốn nhiên liệu hơn. Khi vận hành những chiếc xe ga có sử dụng két nước, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành. Việc vận hành chiếc xe nhanh hơn một chút sẽ giúp lượng gió làm mát cho két nước được nhiều hơn và đỡ tốn nhiên liệu hơn.

Ngoài ra, không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ kích hoạt hệ thống làm mát muộn hơn hoặc sớm hơn so với nguyên bản. Bởi động cơ khi quá nguội hoặc quá nóng đều không thể làm việc tốt. Nhiều trường hợp do thợ sửa xe điều chỉnh quạt làm mát khởi động sớm nhằm...tiết kiệm điện đã vô tình làm động cơ trở nên nóng hơn, nước sôi ở nhiệt độ cao và tăng khả năng sinh cặn tại két nước. Hãy luôn vệ sinh két nước và thay mới nước làm mát trong quy trình bảo dưỡng toàn bộ xe.

Xe ga có khả năng lội nước

Nhiều chủ xe nghĩ rằng, với thiết kế dạng "phi thuyền" những chiếc xe tay ga có thể lội nước một cách dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên, thiết kế của động cơ lại trái ngược lại suy nghĩ này. Với thiết kế động cơ đặt thấp, cụm truyền động với nhiều lỗ thoát khí và hệ thống côn sử dụng kiểu "bi văng", nước là kẻ thù "không đội trời chung". Những lỗ thoát khí trên cụm truyền động và bầu lọc gió đặt thấp luôn là những nơi mà nước có thể thâm nhập dễ dàng nhất. Và khi nước đã "nhiễm" vào cụm côn văng đồng nghĩa với việc chiếc xe sẽ đứng ì một chỗ trong khi động cơ vẫn đang "gào rú" do trượt bi côn. Và chỉ một thời gian sau, hệ thống côn văng sẽ rất dễ bị han rỉ dẫn tới hiện tượng xe bị giật (hiện tượng này cũng xảy ra khi cụm côn xe bị bụi bẩn - PV). Đừng biến chiếc xe trở thành "ca nô bất đắc dĩ" và vệ sinh cụm truyền động thường xuyên sẽ giúp chiếc xe luôn vận hành được êm ái.

Dùng dầu nào cũng được

Với tâm lý "dầu nào rẻ thì thay" và "dầu nào cũng là dầu" của nhiều chủ xe sẽ khiến cho động cơ hay gặp trục trặc và độ bền giảm đi. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dầu được bày bán với công dụng và tính năng khác biệt. Vì vậy, lựa chọn đúng loại dầu sử dụng cho xe ga là điều quan trọng. Có nhiều cách để tìm đúng loại dầu cho xe mình, cách tốt nhất là hãy đọc kỹ loại dầu sử dụng cho xe được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng mỗi khi mua xe mới. Khi thay dầu xe, hãy đừng "tiếc tiền" bởi dầu xe ga luôn đắt hơn xe số thông thường. Hãy hỏi kỹ loại dầu dùng cho xe ga trước khi thay dầu. Cách đơn giản nhất, trên mỗi chai dầu dùng cho xe ga luôn có chữ "scooter" ghi trên nhãn hộp.

Lắp còi báo động không ảnh hưởng tới xe

Vấn nạn mất cắp xe luôn là điều khiến nhiều chủ xe đau đầu, đối với những chiếc xe đắt tiền như Honda Sh, Piaggio LX, Honda Spacy... luôn là mục tiêu hàng đầu của bọn trộm. Rất nhiều chủ xe đã phải lắp đặt hệ thống báo động cho xe của mình. Nhưng với chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, trình độ thợ có tay nghề thấp có thể khiến xe của bạn gặp những hiện tượng như: cháy xe, chập điện, ổ khóa từ phát hiện "nhầm" khiến IC khóa từ khóa toàn bộ hệ thống điện trên xe dẫn tới việc chủ xe phải bỏ ra số tiền lớn để thay mới toàn bộ hệ thống IC và ổ khóa từ mới.

Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động đòi hỏi chất lượng cũng như kiến thức và tay nghề của người thợ lắp đặt ở mức cao. Đối với những chiếc xe sử dụng ổ khóa từ như Piaggio LX, Honda Sh300i... Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động là hết sức nguy hiểm đối với hệ thống điện trên xe. Cách tốt nhất, hãy luôn gửi xe ở nơi có người trông giữ. Điều quan trọng là luôn có sự cảnh giác cũng như cẩn thận cho chiếc xe mới mang lại sự an toàn tối đa chứ không phải do bất kể thiết bị hiện đại và tiên tiến nào.

Xe ga đắt tiền sẽ bền hơn và ít phải bảo dưỡng hơn

Sở dĩ có điều thứ 10 bởi người viết bài đã từng chứng kiến không ít những chiếc xe tay ga vốn đắt tiền thậm chí còn khá mới phải ở trong tình trạng "bổ máy" làm lại toàn bộ động cơ do những lầm tưởng về giá trị chiếc xe đi kèm với độ bền! Nhiều chủ xe coi thường việc bảo dưỡng đúng quy trình và thời gian biểu cho chiếc xe của mình. Đối với một chiếc xe ga, việc bảo dưỡng thường xuyên và đầy đủ là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định độ bền, tính kinh tế và vận hành êm ái, thoải mái khi sử dụng. Vì vậy hãy luôn chú ý tới các ghi chú mà nhà sản xuất đã đề ra và dành một chút thời gian để chăm sóc chiếc xe của mình một cách thường xuyên.


10 điều nên tránh khi sử dụng xe số

Những điều quan trọng cần biết khi sử dụng xe số.

Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng

Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xy lanh một cách đầy đủ. Cách tốt nhất, hãy tắt chìa khóa điện và đạp mồi 3 đến 4 lần. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

Đừng vận hành xe số như... xe tay ga!

Thói quen dừng xe khi gặp đèn đỏ không trả về số thấp hay vận hành xe tốc độ thấp ở số cao không chỉ thường thấy ở phụ nữ mà nam giới đôi khi vẫn mắc phải. Trên hệ thống hiển thị tốc độ, đa phần các hãng xe đều chỉ rõ khoảng tốc độ chạy xe cho từng số. Hãy sử dụng số thấp khi vận hành tốc độ thấp và trả về số thấp nhất khi xe bắt đầu vận hành hoặc sau khi phanh. Nhiên liệu sẽ được tiết kiệm và động cơ sẽ bền hơn khi bạn sử dụng số đúng tốc độ.

Không ép côn để máy khỏe hơn

Bạn không nên làm điều này nếu không muốn phải thay côn thường xuyên hoặc luôn phải nghe tiếng "hú" khó chịu phát ra từ bộ ly hợp của mình. Thông thường đối với các xe côn tự động hoặc côn tay, bộ ly hợp được sử dụng vào mục đích cho xe chuyển tốc độ theo từng bước số. Việc giữ chân, tay để thực hiện thao tác ép côn rồi thả mạnh đột ngột nhằm tăng tốc cho xe hay thực hiện những pha "bốc đầu" sẽ khiến cho hệ thống ly hợp phải hoạt động với cường độ mạnh dẫn đến việc giảm tuổi thọ ly hợp.

Đừng chỉ dùng một phanh!

Tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước sau để đảm bảo an toàn. Không thiếu những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi xe gặp trường hợp nguy cấp mà chỉ sử dụng một phanh trước/sau. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước và ngã rất dễ xảy ra. Chướng ngại vật đối diện có thể may mắn thoát nạn nhưng bạn và chiếc xe sẽ gặp nguy hiểm vì kiểu phanh bằng "cả người và xe" này. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt và bắn ra xa. Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.

Đừng để công tơ mét làm đồ "trang trí"!

Sau một thời gian sử dụng, dây công tơ mét bị đứt gãy và rất nhiều người bỏ qua chi tiết này mà tiếp tục sử dụng xe. Thậm chí ngay cả khi còn chạy tốt, thói quen nhìn công tơ mét khi vận hành cũng là điều mà nhiều người bỏ qua. Nhiệm vụ chính của công tơ mét ngoài việc hiển thị và cảnh báo tốc độ cho người điều khiển, nó còn có chức năng thông báo ngưỡng chuyển số, tốc độ tối đa, vòng tua máy tối đa cho phép giúp người vận hành điều khiển xe được an toàn hơn. Ngoài ra, khi đi ra đường quốc lộ hoặc đi vào những nơi có hạn chế tốc độ, nó cũng khiến chủ xe "tiết kiệm" được cả tiền…phạt và thời gian. Hơn nữa, việc tạo thói quen nhìn công tơ mét sẽ giúp bạn xác định được mức tiêu hao nhiên liệu cũng như biết được thời điểm cần thay dầu và bảo dưỡng cho xe - nên ghi lại số km đã chạy khi thay dầu.

Đừng xem thường đèn tín hiệu bị cháy!

Chỉ cần một chiếc đèn hậu bị cháy, chiếc xe của bạn sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người điều khiển đằng sau bạn. Kế tiếp là khi đi xe vào ban đêm, điện năng sinh ra luôn đáp ứng đủ mọi năng lượng điện tiêu thụ trên xe. Việc cháy một bóng đèn hậu sẽ khiến đèn pha phải tiếp nhận dòng điện lớn hơn và dẫn tới việc cháy đèn pha. Hãy luôn chăm sóc cho toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu của xe bằng cách thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu; thay mới khi thấy bóng đèn có hiện tượng sáng yếu hoặc cháy, hỏng. Vệ sinh các nắp chóa đèn cả bên trong và bên ngoài sẽ giúp việc phát quang luôn được đảm bảo.

Thay lọc gió, lọc dầu là điều quan trọng

Nếu ví chế hòa khí như "trái tim" của động cơ thì với bầu lọc gió được ví như "lá phổi" của chiếc xe. Một lọc gió bẩn hoặc rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí. Điều này dẫn tới việc chiếc xe sẽ tốn nhiên liệu, khó nổ và không thể đạt được công suất tối đa. Còn đối với lọc dầu, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng "bó" máy.

Không hẳn “xe càng ăn ít xăng càng tốt”!

1,8 lít hay 2 lít nhiên liệu cho 100km vận hành là "mơ ước" của chủ nhân những chú "xế yêu", và tốn ít xăng dường như là mục tiêu hàng đầu khi sử dụng xe của người dân Việt. Sai lầm này bắt nguồn từ những bảng thông số kỹ thuật được các hãng xe bán xe cung cấp với những con số "đáng yêu" và gây ảo tưởng.

Thực tế những thông số kỹ thuật đều được thử nghiệm trong những điều kiện lý tưởng. Mỗi chiếc xe sau một thời gian sử dụng sẽ cần mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, cách tốt nhất để kiểm tra xe mình tốn nhiên liệu hay không là thông qua việc kiểm tra bugi của chiếc xe.

Bugi bên trái của một máy thừa xăng; bên phải là đủ xăng, có màu vàng gạch cua
Nếu điểm đánh lửa của Bugi có màu vàng gạch cua, có nghĩa máy “đủ xăng” - xe tiêu thụ nhiên liệu một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nếu như điểm đánh lửa xuất hiện màu đen hoặc bám muội đó là khi chiếc xe đang sử dụng thừa nhiên liệu.
Một mẹo dễ nhất và nhanh nhất để kiểm tra đó là vặn mạnh tay ga và quan sát ống xả, nếu ống xả phụt ra nhiều khói màu đen có nghĩa chiếc xe của bạn đang có triệu chứng "ăn" xăng.

Đừng đấu nối thêm các trang thiết bị dùng điện

Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí luôn là sở thích của những tay lái trẻ. Nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy cả xe!
Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.

Phụ gia không giúp xe tiết kiệm xăng và phục hồi máy!

Những thiết bị sử dụng nam châm được quảng cáo làm giãn nở cấu trúc tinh thể của xăng mang lại khả năng đốt cháy nhiên liệu tối đa và tiết kiệm nhiên liệu nhưng vô tình lại chính là nguyên nhân gây tắc ống dẫn xăng bởi nam châm này sẽ hút luôn tất cả những mạt sắt nhỏ li ti rơi ra từ vỏ bình xăng.
Còn nhiên liệu phụ gia được quảng cáo với những hạt "nguyên tử" bao phủ và lấp đầy những rãnh nứt trên thành xy lanh phục hồi tối đa sức nén cho buồng đốt động cơ giúp xe mạnh hơn nhưng lại... nhanh phá động cơ hơn. Bởi những hạt "nguyên tử" này không thể "hiểu" được đâu là lỗ thông dầu, gioăng cao su hay những ống cao áp vốn có đường kính rất nhỏ trong động cơ và đâu là bề mặt xi lanh cần lấp phủ. Chính vì vậy khá nhiều chủ xe sau khi sử dụng những công nghệ này đều phải ngậm ngùi mang xe đi... thay động cơ!
Để muốn chiếc xe bền lâu, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu, cách tốt nhất hãy luôn chăm sóc chiếc xe của bạn một cách cẩn thận. Tuân thủ quy trình bảo dưỡng bằng cách ghi lại số km đã chạy theo đó áp dụng đúng những nguyên tắc về bảo trì và vận hành xe.

Em chịu thua, không thể tránh 20 cái "sai lầm" cụ copy được. Sáng ra mà chờ cho máy nóng mới chạy... chắc em bị đuổi việc vì tới trễ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên