Hệ thống đánh lửa esa

V
Bình luận: 6Lượt xem: 6,125

htcbmw

Tài xế O-H
mọi người giúp em với!

đánh lửa EsA khác đánh lửa bán dẫn ở điểm nào ? giải thích góc đánh lửa sớm ở hệ thống đánh lửa esa .

Dạ e kính cụ để tham khảo ạ.

. Đánh lửa sớm điện tử ESA là
Tuy nhiên thời gian từ khi đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu đến khi đạt được áp suất cháy tối đa thay đổi theo tốc độ động cơ và áp suất đường ống nạp. Việc đốt cháy phải xảy ra sớm hơn khi tốc độ động cơ cao và muộn hơn khi tốc độ động cơ thấp. Trong hệ thống đánh lửa thường, thời điểm đánh lửa được điều chỉnh sớm hay muộn đi bằng bộ đánh lửa sớm ly tâm trong bộ chia điện.
Hơn nữa, việc đánh lửa phải được diễn ra sớm hơn khi áp suất đường ống nạp thấp. Trong hệ thống đánh lửa thường, điều này được thực hiện bằng bộ đánh lửa sớm chân không trong bộ chia điện.
Tuy nhiên, thời điểm đánh lửa sớm tối ưu cũng bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố khác bên cạnh tốc độ và độ chân không như: hình dạng của buồng cháy, nhiệt độ bên trong của buồng cháy,… Vì lý do này, bộ đánh lửa sớm chân không và ly tâm không thể tạo ra thời điểm đánh lửa lý tưởng cho động cơ.
Hệ thống đánh lửa sớm điện tử (Electronic Spark Advance-ESA) giúp động cơ gần đạt được đặc tính thời điểm đánh lửa lý tưởng.
So với các hệ thống đánh lửa trước đó, hệ thống đánh lửa với cơ cấu đánh lửa sớm bằng điện tử có những ưu điểm sau:
- Góc đánh lửa sớm được điều chỉnh tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ.
- Góc ngậm điện luôn luôn được điều chỉnh theo tốc độ động cơ và hiệu điện thế accu, đảm bảo hiệu điện thế thứ cấp có giá trị cao ở mọi thời điểm.
- Động cơ khởi động dễ dàng, cầm chừng êm dịu, tiết kiệm nhiên liệu và giảm độc hại khí thải.
- Công suất và đặc tính động học của động cơ được cải thiện rõ rệt.
- Có khả năng điều khiển chống kích nổ cho động cơ.
- Ít bị hư hỏng, có tuổi thọ cao và không cần bảo dưỡng.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, ngày nay hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử kết hợp với hệ thống phun xăng đã thay thế hoàn toàn hệ thống đánh lửa bán dẫn thông thường, giải quyết các yêu cầu ngày càng cao về độ độc hại của khí thải.


Hình 1 : So sánh đặc tuyến điều chỉnh góc đánh lửa sớm điện tử và cơ khí

Hình 2 : Sơ đồ ESA với cơ cấu đánh lửa sớm bằng điện tử

Hệ thống ESA là một hệ thống dùng ECU động cơ để xác định thời điểm đánh lửa dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau. Số tín hiệu vào càng nhiều thì việc xác định góc đánh lửa sớm tối ưu càng chính xác. Sơ đồ hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử có thể chia thành 3 thành phần: tín hiệu vào (input signals), ECU và tín hiệu điều khiển igniter (output signals).
Ngoài ra còn có thể có các tín hiệu vào từ cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến tốc độ xe, cảm biến oxy. Sau khi nhận tín hiệu từ các cảm biến ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu được lưu trong bộ nhớ để phù hợp với từng chế độ hoạt động của động cơ, sau đó gửi tín hiệu đánh lửa thích hợp đến IC đánh lửa.
Trong các tín hiệu ngõ vào, tín hiệu tốc độ động cơ, vị trí piston (cốt máy) và tín hiệu tải là các tín hiệu quan trọng nhất. Để xác định tốc độ động cơ, người ta có thể đặt cảm biến trên một vành răng ở đầu cốt máy, bánh đà, đầu cốt cam hoặc delco. Để xác định tải của động cơ, ECU dựa vào tín hiệu áp suất trên đường ống nạp hoặc tín hiệu lượng khí nạp. Do sự thay đồi về áp suất trên đường ống nạp khi thay đổi tải, tín hiệu điện áp gởi về ECU sẽ thay đổi và ECU nhận tín hiệu này để xử lí và quy ra mức tải tương ứng để xác định góc đánh lửa sớm.

Trong các hệ thống đánh lửa trước đây, việc hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm được thực hiện bằng phương pháp cơ khí với cơ cấu ly tâm và áp thấp. Đường đặc tính đánh lửa sớm tối ưu rất đơn giản và không chính xác. Trong khi đó, đường đặc tính đánh lửa lý tưởng được xác định bằng thực nghiệm rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều thông số. Đồ thị hình 1 mô tả sự sai lệch giữa 2 kiểu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử và cơ khí. Đối với hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử, góc đánh lửa sớm được hiệu chỉnh gần sát với đặc tính lí tưởng. Kết hợp hai đặc tính đánh lửa sớm theo tốc độ và theo tải có bản đồ góc đánh lửa sớm lý tưởng, hình 3, với khoảng 1000 đến 4000 điểm đánh lửa sớm được chọn lựa đưa vào bộ nhớ.




Hình 3 : Bản đồ góc đánh lửa sớm lý tưởng
Mô tả hoạt động của hệ thống ESA
ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu góc quay trục khuỷu (G), tín hiệu tốc độ động cơ (NE) và các tín hiệu từ các cảm biến khác.
Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa.
Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp và từ thông giảm đột ngột. Trên cuộn thứ cấp của bô bin sẽ sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng từ 15KV à 40KV. Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ.


Hình 4 : Sơ đồ mạch điện mô tả hoạt động của ESA
 

hoanggiang141

Tài xế O-H
Từ tối đến giờ e tìm hiểu về hệ thống đánh lửa mà tự dưng thấy mơ hồ quá. Bác có thể tổng hợp các hệ thống đánh lửa giúp e được ko? e thấy quay cuồng quá. Ngoài ESA e còn nghe thấy DIS gì đó mà?
 

ngovandai9x

Tài xế O-H
Hệ thống ESA nó chỉ là một chương trình phát hiện các điều kiện của động cơ căn cứ vào các tín hiệu do các cảm biến khác nhau cung cấp, và điều khiển các bugi đánh lửa ở thời điểm thích hợp. Căn cứ vào tốc độ động cơ và tải trọng của động cơ, ESA điều khiển chính xác góc đánh lửa sớm để động cơ có thể tăng công suất, làm sạch khí xả, và ngăn chặn kích nổ một cách có hiệu quả thui.
-Còn về phân loại nó thì bác lên mạng tìm nhiều lắm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên