Cân bằng vị trí giữa 2 xy lanh thủy lực

dick2311
Bình luận: 15Lượt xem: 6,676

dick2311

Tài xế O-H
Các bác cho em hỏi 1 vấn đề như sau:
Thú thực là google mãi mà không ra với cả cũng không biết nên tìm với từ khóa như nào. :(

Giả dụ như có 1 hệ thống 2 xy lanh thủy lực riêng biệt có cùng một nguồn từ bơm chính. Mỗi cái nâng 1 vật có 2 trọng lượng khác nhau.

Làm thế nào để khi nâng lên thì 2 xylanh đều nâng tương quan vị trí với nhau và không bị lệch?
 

Diabay

Tài xế O-H
Tốc độ tịnh tiến của piston tùy thuộc vào lưu lượng dầu nén vào xi lanh.
Nếu độ cân bằng tịnh tiến không đòi hỏi cao, thì bạn có thể dùng 2 gic lơ có điều chỉnh để khống chế cho 2 xi lanh có lượng dầu nén vào đạt tốc độ tịnh tiến piston tương đường nhau.

Nếu yêu cầu cân bằng cao hơn, thì nên dùng bơm kép hoặc 2 bơm cùng loại cấp cho 2 xi lanh giống nhau để chúng có tốc độ tịnh tiến như nhau.

Nếu yêu cầu cao hơn nữa, thì chỉ có cách là bạn phải lắp 1 bộ tự động điều khiển van cấp dầu với sự so sánh cân bằng của 2 xi lanh đó.


Thân.
 

dick2311

Tài xế O-H
Bác nói vậy em cũng thông đc rồi.
Nhưng hồm rồi em có đọc 1 bài nói về máy đào của tụi sinh viên nước ngoài ( powerpoint nên toàn hình thôi ).

Em xem chỗ này có phải là nó sẽ lên cùng 1 lúc luôn không.
Chả lẽ chỉ có thêm cái van 1 chiều là đc à.
Còn nếu xem cái ảnh 3 là phải có cái van điều khiển tay thì cần cái van 1 chiều làm gì chứ.

Mong các bác chỉ giúp.

Picture1.jpg


Picture2.jpg


Picture3.jpg
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Nếu cái check valve ở đó thì có thể có tác dụng như 1 sequence valve
Còn chắc nhất chơi cho nó cái flow devider[DOUBLEPOST=1396280798,1396280736][
 

dick2311

Tài xế O-H
Nếu cái check valve ở đó thì có thể có tác dụng như 1 sequence valve
Còn chắc nhất chơi cho nó cái flow devider[DOUBLEPOST=1396280798,1396280736][/DOUBLEPOST]Nếu cái check valve ở đó thì có thể có tác dụng như 1 sequence valve
Còn chắc nhất chơi cho nó cái flow devider

Nếu dùng cái bộ điều tiết lưu lượng ấy thì chuyện cũng đơn giản rồi.

Cái em không hiểu là 3 cái ảnh ở trên cơ.
Có phải là vì gắn thêm 2 cái van 1 chiều mà nó lại làm đc điều em mong muốn không. :(

Mà theo em thấy thì... Cái van 1 chiều chắc chả có tác dụng gì mấy. May ra thì có trường hợp tải đột ngột thì nó không làm ép lại về bơm thôi.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Mà theo em thấy thì... Cái van 1 chiều chắc chả có tác dụng gì mấy. May ra thì có trường hợp tải đột ngột thì nó không làm ép lại về bơm thôi.

Cụ đang nói đúng rồi đấy.

Còn mấy cái hình kia người ta viết để mình hiểu đơn giản: nặng và nhẹ muốn đi cùng nhau khi cùng bơm thì phải tách dòng ra rồi điều khiển "lượng" vào cái nhẹ ít thôi
 

vuquan.auto

Tài xế O-H
Nếu dùng cái bộ điều tiết lưu lượng ấy thì chuyện cũng đơn giản rồi.

Cái em không hiểu là 3 cái ảnh ở trên cơ.
Có phải là vì gắn thêm 2 cái van 1 chiều mà nó lại làm đc điều em mong muốn không. :(

Mà theo em thấy thì... Cái van 1 chiều chắc chả có tác dụng gì mấy. May ra thì có trường hợp tải đột ngột thì nó không làm ép lại về bơm thôi.
Cụ ơi, check valve (van một chiều) nó chỉ có tác dụng cho dầu đi theo một hướng thôi. Nó chẳng có tác dụng gì khác đâu. Cho nên em đang thắc mắc về cái nội dung của 3 cái ảnh mà cụ đưa lên (phần chữ của nó ý). Khi có phần chữ + ảnh thì mình mới biết chính xác họ minh họa cái ảnh đó có mục đích gì? Còn nhìn ảnh không thì không đoán được.
Còn quay trở lại câu hỏi của bác về nâng hai vật tương quan (tốc độ nâng giống nhau) thì em xin có ý kiến như thế này:
Thứ nhất: để nâng hai vật có trọng lượng khác nhau thì áp phải khác nhau (thằng nặng hơn thì phải cần áp cao hơn). Để làm việc này thì ta bố trí các con van giảm áp khác nhau trên đường cấp cho 2 xy lanh nói trên. Nhớ rằng là hai van này khác nhau vì tải nâng khác nhau.
Thứ 2: để nâng cùng một tốc độ thì lưu lượng cấp cho 2 xy lanh phải tương quan. Để làm được điều này thì ta lắp 2 con van kiểm soát lưu lượng là OK (Flow Control Valve)
 

dick2311

Tài xế O-H
Cụ ơi, check valve (van một chiều) nó chỉ có tác dụng cho dầu đi theo một hướng thôi. Nó chẳng có tác dụng gì khác đâu. Cho nên em đang thắc mắc về cái nội dung của 3 cái ảnh mà cụ đưa lên (phần chữ của nó ý). Khi có phần chữ + ảnh thì mình mới biết chính xác họ minh họa cái ảnh đó có mục đích gì? Còn nhìn ảnh không thì không đoán được.
Còn quay trở lại câu hỏi của bác về nâng hai vật tương quan (tốc độ nâng giống nhau) thì em xin có ý kiến như thế này:
Thứ nhất: để nâng hai vật có trọng lượng khác nhau thì áp phải khác nhau (thằng nặng hơn thì phải cần áp cao hơn). Để làm việc này thì ta bố trí các con van giảm áp khác nhau trên đường cấp cho 2 xy lanh nói trên. Nhớ rằng là hai van này khác nhau vì tải nâng khác nhau.
Thứ 2: để nâng cùng một tốc độ thì lưu lượng cấp cho 2 xy lanh phải tương quan. Để làm được điều này thì ta lắp 2 con van kiểm soát lưu lượng là OK (Flow Control Valve)

Tải thay đổi bác ạ, Không phải là nó lúc nào cũng như thế. Mà chỉ cần chia lưu lượng là được rồi chứ bác. Lưu lượng giống nhau là nó sẽ lên như nhau, dù tải thay đổi như thế nào.

Em xem trong cái báo cáo powerpoint của bọn nước ngoài toàn độc ảnh thôi. Chả có chữ bác ạ.
Nên em mới thắc mắc và cảm thấy hơi khó hiểu.

Còn nó có cái tựa đề của 3 cái ảnh này là " check valve operation "
 

Buonoi10

Tài xế O-H
Tiết lưu lắp vào thì nó chỉ điều chỉnh cân bằng với thông số tải cố định thôi. Nếu tải thay đổi lại chỉnh tiết lưu thì không ổn lắm. Thực tế tôi đã gặp 2 trường hợp điều chỉnh ( Thiết kế có thể nhiều loại nhưng tôi chưa gặp)
1- Điều chỉnh bằng bộ đồng tốc: Trên đường dầu thuỷ lực cấp vào xi lanh, lắp một bộ đồng tốc chia dầu đều cho cả hai xi lanh.
upload_2014-5-1_9-57-17.jpeg

2- Lắp bộ cảm biến điện tử đo tốc độ kết hợp với van thuỷ lực tỷ lệ.
[MERGETIME="1398912988"][/MERGETIME]
Xin lỗi chưa đưa nguồn của sơ đồ : codienthuyluc.com
 

gie-rach

Tài xế O-H
Đồng tốc là một bài toán khó của hệ thống thủy lực , tùy theo công việc và yêu cầu của độ chính xác cũng như giá thành của sản phẩm người ta đưa ra các biện pháp khác nhau . cụ nên cho 1 mục tiêu cụ thể thì dễ hơn. chứ chung chung thì khó vì đồng tốc như trong cầu nâng thì cần 1 sợ cáp là xong, còn đồng tốc cho 2 xi lanh của cung thì đầu tư cả chục tỷ còn chưa xong.
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Đồng tốc là một bài toán khó của hệ thống thủy lực , tùy theo công việc và yêu cầu của độ chính xác cũng như giá thành của sản phẩm người ta đưa ra các biện pháp khác nhau . cụ nên cho 1 mục tiêu cụ thể thì dễ hơn. chứ chung chung thì khó vì đồng tốc như trong cầu nâng thì cần 1 sợ cáp là xong, còn đồng tốc cho 2 xi lanh của cung thì đầu tư cả chục tỷ còn chưa xong.
Cái này bác quá chí lý, bên e mua 4 cái flowdevider gần chục củ mà chưa ăn thua, có cái loại chia kiểu moto mà lên 60 củ
 

Buonoi10

Tài xế O-H
Chào các cụ
Đồng tốc kiểu mô tơ nếu không cần độ chính xác cao quá thì có thể tự làm được mà. Tôi đã có lần lấy hai chiếc bơm bánh răng cũ giống nhau và lắp khớp nối đồng trục lại thành bộ điều tốc. Lâu rồi không nhớ hai bơm đấy là riêng biệt hay bơm bánh răng hai tầng.Tuy nhiên lưu ý chế sửa lại phớt cổ trục nếu không thổi mất phớt đầu trục.
 

khongchuyen

Tài xế O-H
Bác nói vậy em cũng thông đc rồi.
Nhưng hồm rồi em có đọc 1 bài nói về máy đào của tụi sinh viên nước ngoài ( powerpoint nên toàn hình thôi ).

Em xem chỗ này có phải là nó sẽ lên cùng 1 lúc luôn không.
Chả lẽ chỉ có thêm cái van 1 chiều là đc à.
Còn nếu xem cái ảnh 3 là phải có cái van điều khiển tay thì cần cái van 1 chiều làm gì chứ.

Mong các bác chỉ giúp.

View attachment 15161

View attachment 15162

View attachment 15163

Cái hình này của bạn nó mô tả tính năng làm việc của van một chiều và van điều chỉnh lưu lượng mà thôi. Ở đâu bạn nghĩ ra nó mô tả hoạt động của 2 xylanh đồng tốc, Cái ảnh trên nó có đi kèm theo tiếng mà tiếng của nó là tiếng ANH-MỸ mà.
- Thực chất van một chiều ở trong ảnh để nó phân biệt và ưu tiên cho thằng xylanh nào nhẹ làm việc trước mà thôi.
- Van lưu lượng (Flow Control valve) chỉ để khống chế lưu lượng tối đa qua nó mà thôi chứ không khống chế cố định lưu lượng vì vậy bài toán đồng tốc 2 xylanh không giải quyết được.
- Để giải quyết bài toán này tôi đưa ra 3 phương án: (ngoài ra còn nhiều hơn nữa)
1.> Đồng tốc bằng cơ khí: Sử dụng kết cầu cơ khí cứng vững khóa chặt 2 đầu xylanh này lại khi một trong hai xylanh hoạt động kéo theo xylanh kia - mục đích đưa 2 xylanh thành 1.
2.> Sử dụng bộ chia lưu lượng (hình dung đơn giản nhất là 2 motor bánh răng có cùng thể tích riêng được gắn trên cùng một trục chuyển động) mỗi một đường dầu lên xylanh đi qua một cửa của bộ chia này. Khi sử dụng bộ chia này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Rẻ tiền, dễ lắp, hệ thống thủy lực đơn giản, hệ thống điều khiển đơn giản, dễ sửa chữa thay thế. Hệ thống này sử dụng cho máy hoạt động đơn giản không cần tự động hóa cao.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, không khử được áp suất chênh lệch giữa 2 xylanh, độ chính xác phụ thuộc vào hiệu suất của bộ chia lưu lượng.
3.> Sử dụng hệ thống van điều khiển tỷ lệ: Sử dụng mỗi một van tỷ lệ cho một xylanh và thay đổi liên tục lưu lượng cấp vào 2 xyalnh để 2 xylanh đồng tốc với nhau, để kiểm tra độ đồng tốc này cần có bộ kiểm tra vị trí và tốc độ di chuyển của xylanh và báo về bộ xử lý. Khi sử dụng bộ van tỷ lệ này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, dễ điều chinh tốc độ, dễ kết nối với mạch điều khiển tự động, thích hợp với máy có tự động hóa cao
- Nhược điểm: Đắt tiền (nhiều lắm bạn ạ) hệ thống thủy lực và hệ thống điện điều khiển phức tạp, khó sửa chữa và thay thế
 

mingbn

Tài xế O-H
Các bác cho em hỏi 1 vấn đề như sau:
Thú thực là google mãi mà không ra với cả cũng không biết nên tìm với từ khóa như nào. :(

Giả dụ như có 1 hệ thống 2 xy lanh thủy lực riêng biệt có cùng một nguồn từ bơm chính. Mỗi cái nâng 1 vật có 2 trọng lượng khác nhau.

Làm thế nào để khi nâng lên thì 2 xylanh đều nâng tương quan vị trí với nhau và không bị lệch?
Muốn nâng lên cùng nhau (cùng 1 chiều cao H or cao trình nào đó) thì cần xác định lượng chất lỏng cần đưa vào xi lanh => xác định được lưu lượng cần đưa vào mỗi nhánh => sử dụng valve tiết lưu để điều chỉnh.
 

kobietj

Tài xế O-H
cụ ak, e hay lang thang trên dđ và có đọc 1 bài về thiết kế bộ chia thủy lực bằng nhông cùng 1 ngồn cấp <sài 1 cái bơm nhông 2 tầng 1cửa hút ak> và nếu tải trọng của 2 ty ko quá chênh lệch thì e cảm thấy có thể sử dụng hệ thống này dk đấy ak
 

MinhLoan

Tài xế O-H
Em xin mạn phép chia sẽ với các cụ chút kiến thức mọn. Nếu tải cố định để giúp 2 con xylanh chạy cùng tốc độ thì chỉ việc lắp các van điều chỉnh lưu lượng hai đầu xylanh là được. Trong trường hợp tải thay đổi thì để điều chỉnh chính xác là cả một vấn đề lớn. Lúc này đòi hỏi phải có một hệ thống điều khiển.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên