Lắp tời thủy lực cho xe SUV

Cai banh xe
Bình luận: 13Lượt xem: 4,352

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kính các trưởng lão trong làng TL (thủy lực ạ, các bác đừng nghĩ nhầm nhé)! Em có nhu cầu cần tham vấn, mong các bác chỉ bảo kỹ lưỡng để em làm cho ngon ngẻ.
Chẳng là, em muốn lắp một cái tờ lên xe, em rất khoái cái món chui rúc rừng rú mà. Trong các loại tời, em khoái nhất món tời thủy lực, nhưng em lại chưa làm bao giờ, nên hôm nay đăng đàn để học hỏi, hy vọng là sẽ tự lắp được.
Cái xe nó nặng tầm 2,5T, và em muốn cái tời kéo được ít nhất khoảng 7,5T, tốc độ tời xe bằng em đi bộ, nếu máy chạy tầm 700 vòng/ phút. Lắp lên xe sao cho càng gọn, càng nhẹ càng tốt ạ
Em chờ lời vàng chữ ngọc đây ạ, không chờ gạch đá ạ
À quên, lại phải bổ, rẻ nữa ạ
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Kính các trưởng lão trong làng TL (thủy lực ạ, các bác đừng nghĩ nhầm nhé)! Em có nhu cầu cần tham vấn, mong các bác chỉ bảo kỹ lưỡng để em làm cho ngon ngẻ.
Chẳng là, em muốn lắp một cái tờ lên xe, em rất khoái cái món chui rúc rừng rú mà. Trong các loại tời, em khoái nhất món tời thủy lực, nhưng em lại chưa làm bao giờ, nên hôm nay đăng đàn để học hỏi, hy vọng là sẽ tự lắp được.
Cái xe nó nặng tầm 2,5T, và em muốn cái tời kéo được ít nhất khoảng 7,5T, tốc độ tời xe bằng em đi bộ, nếu máy chạy tầm 700 vòng/ phút. Lắp lên xe sao cho càng gọn, càng nhẹ càng tốt ạ
Em chờ lời vàng chữ ngọc đây ạ, không chờ gạch đá ạ
À quên, lại phải bổ, rẻ nữa ạ

Qua bài viết của bạn, về mặt kỹ thuật tôi có mấy ý kiến:
1. Việc thiết kế lắp đặt một tời thủy lực là hoàn toàn được, không khó đối với một bài toán thủy lực thông thường (tuy nhiên nó phải có kết cấu, thông số kỹ thuật phù hợp với xe bạn đang dùng);
2. Xe chỉ nặng 2,5T mà muốn kéo được 7,5T thì xe bám vào đâu hay phải neo buộc xe?
3. Với lực kéo 7,5T (75000N), vận tốc kéo bằng người đi bộ tức là khoảng 4km/h (4000/3600m/s), hiệu suất cơ khí chung tôi chọn cỡ 0,85; hiệu suất thủy lực tôi cũng chọn cỡ 0,85, từ đó tính ra công suất tiêu thụ cần thiết của nguồn động lực dẫn động bơm dầu (động cơ) là:
Công suất cần thiết = (75000N X 4000:3600m/s) : (0,85 X 0,85) = 114.878W = 114,8Kw
Vậy động cơ trên xe bạn là bao nhiêu, có kéo nổi không?
4. Kết cấu khung xương xe bạn có chịu được lực kéo 7500KG đó không?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Qua bài viết của bạn, về mặt kỹ thuật tôi có mấy ý kiến:
1. Việc thiết kế lắp đặt một tời thủy lực là hoàn toàn được, không khó đối với một bài toán thủy lực thông thường (tuy nhiên nó phải có kết cấu, thông số kỹ thuật phù hợp với xe bạn đang dùng);
2. Xe chỉ nặng 2,5T mà muốn kéo được 7,5T thì xe bám vào đâu hay phải neo buộc xe?
3. Với lực kéo 7,5T (75000N), vận tốc kéo bằng người đi bộ tức là khoảng 4km/h (4000/3600m/s), hiệu suất cơ khí chung tôi chọn cỡ 0,85; hiệu suất thủy lực tôi cũng chọn cỡ 0,85, từ đó tính ra công suất tiêu thụ cần thiết của nguồn động lực dẫn động bơm dầu (động cơ) là:
Công suất cần thiết = (75000N X 4000:3600m/s) : (0,85 X 0,85) = 114.878W = 114,8Kw
Vậy động cơ trên xe bạn là bao nhiêu, có kéo nổi không?
4. Kết cấu khung xương xe bạn có chịu được lực kéo 7500KG đó không?
Cái xe nặng có vậy, nhưng lúc sa xuống hố, trong đống bùn thì nặng hơn nhiều ạ, cho nên phải tính dư. Tôi nghĩ, khi không nặng thì chắc nó cũng không xơi hết chỗ công suất ấy. Mong bác chỉ tiếp, khi cần thì cho nó chậm lại cũng được ạ, bằng thằng đẩy xe (chậm hơn đi bộ, bác nhỉ)
 

gie-rach

Tài xế O-H
Cái xe nặng có vậy, nhưng lúc sa xuống hố, trong đống bùn thì nặng hơn nhiều ạ, cho nên phải tính dư. Tôi nghĩ, khi không nặng thì chắc nó cũng không xơi hết chỗ công suất ấy. Mong bác chỉ tiếp, khi cần thì cho nó chậm lại cũng được ạ, bằng thằng đẩy xe (chậm hơn đi bộ, bác nhỉ)
Kính cụ Cái bánh xe - cách nói chuyện của cụ có vể chưa hợp lý lắm trong Mục MCT ( mục này do không xác định tuổi tác , tay nghề hay học vấn tất cả đều được Kính CỤ ). Thầy Phạm VỊ là một giáo sư của BKHN đã nghỉ hưu chuyên ngành ô tô đấy cụ.
Kính cụ với món tời thủy lực lắp trên xe off road thường không sử dụng chuyền tải thẳng từ động cơ ( 100% các cụ chưa sử dụng phần đề và máy phát off road của Boss và không nên để nổ động cơ khi nước ngập sâu) mà người ta sử dụng động cơ điện 24v hoặc 48 v để kéo bơm thủy lực roài chuyển cho mô tơ thủy lực phát động tời , cả cụm nguồn cụ đặt ở sau với xe bán tải còn theo Gã thì cụ chỉ nên thiết kế tời khoảng 2, 5 tấn tốc độ 18 m/p thôi là kinh lắm roài cụ ạ ( trên móc cẩu nên lắp thêm bộ puly gập đôi cho cáp 10 nhé). Gã làm Cẩu nên chỉ chém gió thôi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kính cụ Cái bánh xe - cách nói chuyện của cụ có vể chưa hợp lý lắm trong Mục MCT ( mục này do không xác định tuổi tác , tay nghề hay học vấn tất cả đều được Kính CỤ ). Thầy Phạm VỊ là một giáo sư của BKHN đã nghỉ hưu chuyên ngành ô tô đấy cụ.
Kính cụ với món tời thủy lực lắp trên xe off road thường không sử dụng chuyền tải thẳng từ động cơ ( 100% các cụ chưa sử dụng phần đề và máy phát off road của Boss và không nên để nổ động cơ khi nước ngập sâu) mà người ta sử dụng động cơ điện 24v hoặc 48 v để kéo bơm thủy lực roài chuyển cho mô tơ thủy lực phát động tời , cả cụm nguồn cụ đặt ở sau với xe bán tải còn theo Gã thì cụ chỉ nên thiết kế tời khoảng 2, 5 tấn tốc độ 18 m/p thôi là kinh lắm roài cụ ạ ( trên móc cẩu nên lắp thêm bộ puly gập đôi cho cáp 10 nhé). Gã làm Cẩu nên chỉ chém gió thôi
Dạ, cảm ơn bác đã ghé qua ạ. Em nghĩ có thể sử dụng được tời thủy lực thông qua một bộ tách công suất kiểu như xe cẩu, nên mong muốn nhờ các lão làng trợ giúp. Em thấy nhiều trường hợp cái xe nó mắc lầy, kéo nặng lắm, nên tời phải có lực kéo dư. Tất nhiên khi nó lầy nhẹ thì công suất cũng sẽ thấp hơn, em sợ nó quá tải nên muốn làm dư, chưa kể nhiều khi phải kéo để cứu nhau nữa. Mong các bô lão tính toán giúp, tốc độ là 18m/phút, nhưng lực kéo chắc cũng tầm 6T ạ. Động cơ thủy lực loại nào, bơm loại nào...Còn theo hướng dùng động cơ điện để chạy bơm có ổn không khi xe vận hành có thể phải lội nước nữa; đi kèm là máy phát điện chắc cũng là đặc biệt, liệu có tăng giá thành lên nhiều không ạ?
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Kính cụ Cái bánh xe - cách nói chuyện của cụ có vể chưa hợp lý lắm trong Mục MCT ( mục này do không xác định tuổi tác , tay nghề hay học vấn tất cả đều được Kính CỤ ). Thầy Phạm VỊ là một giáo sư của BKHN đã nghỉ hưu chuyên ngành ô tô đấy cụ.
Kính cụ với món tời thủy lực lắp trên xe off road thường không sử dụng chuyền tải thẳng từ động cơ ( 100% các cụ chưa sử dụng phần đề và máy phát off road của Boss và không nên để nổ động cơ khi nước ngập sâu) mà người ta sử dụng động cơ điện 24v hoặc 48 v để kéo bơm thủy lực roài chuyển cho mô tơ thủy lực phát động tời , cả cụm nguồn cụ đặt ở sau với xe bán tải còn theo Gã thì cụ chỉ nên thiết kế tời khoảng 2, 5 tấn tốc độ 18 m/p thôi là kinh lắm roài cụ ạ ( trên móc cẩu nên lắp thêm bộ puly gập đôi cho cáp 10 nhé). Gã làm Cẩu nên chỉ chém gió thôi
Dạ, cảm ơn bác đã ghé qua ạ. Em nghĩ có thể sử dụng được tời thủy lực thông qua một bộ tách công suất kiểu như xe cẩu, nên mong muốn nhờ các lão làng trợ giúp. Em thấy nhiều trường hợp cái xe nó mắc lầy, kéo nặng lắm, nên tời phải có lực kéo dư. Tất nhiên khi nó lầy nhẹ thì công suất cũng sẽ thấp hơn, em sợ nó quá tải nên muốn làm dư, chưa kể nhiều khi phải kéo để cứu nhau nữa. Mong các bô lão tính toán giúp, tốc độ là 18m/phút, nhưng lực kéo chắc cũng tầm 6T ạ. Động cơ thủy lực loại nào, bơm loại nào...Còn theo hướng dùng động cơ điện để chạy bơm có ổn không khi xe vận hành có thể phải lội nước nữa; đi kèm là máy phát điện chắc cũng là đặc biệt, liệu có tăng giá thành lên nhiều không ạ?

Về măt kỹ thuật thì có thể dùng bất kỳ nguồn năng lượng nào để dẫn động tời đều được.
Ví dụ:
1. Dẫn động bằng cơ khí thông qua bộ trích công suất từ hộp số đến tang tời;
2. Dẫn động bằng thủy lực: bao gồm bơm và mô tơ thủy lực. Mô tơ thủy lực để quay tang tời (trực tiếp hoặc qua hộp giảm tốc). Còn bơm được dẫn động bằng động cơ đốt trong hoặc từ bộ trích công suất hộp số hoặc bằng một mô tơ điện tiêu thụ điện từ ăc quy.
3. Dẫn động bằng điện: bao gồm một mô tơ điện dẫn động vào tang tời (trực tiếp hoặc qua hộp giảm tốc); còn nguồn năng lượng là ăc quy.
Như vậy tùy theo điều kiện xe, tải yêu cầu, thiết bi cần dùng (sẵn hay hiếm, rẻ hay đắt...) mà chọn phương án.
Theo tôi nếu công suất cần thiết mà mô tơ điện có được, ăc quy đủ cung cấp dòng điện cho mô tơ (cái này phải tính toán), thì phương án này là đơn giản nhất. Thậm chí khi động cơ không thể nổ máy thì vẫn dùng tời được.
Nên nhớ cho rằng dù phương án nào chăng nữa thì công suất nguồn năng lượng dẫn động cũng như nhau và càng ít thiết bị chuyển đổi càng tốt, hiệu suất sẽ cao, ít tổn thất.
Từ công suất tiêu thụ (Công suất cơ) là
Ntt = P.V hoặc Ntt = M.w
Trong đó:
P là lực kéo; V là vận tốc kéo; M là mô men kéo tại tời; w là vận tốc góc tang tời.
Từ đó tính ra công suất nguồn dẫn động:
Ndđ = Ntt/hiệu suất.
Nhìn vào các công thức này có thể giúp bạn chọn phương án và tính toán rồi.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Về măt kỹ thuật thì có thể dùng bất kỳ nguồn năng lượng nào để dẫn động tời đều được.
Ví dụ:
1. Dẫn động bằng cơ khí thông qua bộ trích công suất từ hộp số đến tang tời;
2. Dẫn động bằng thủy lực: bao gồm bơm và mô tơ thủy lực. Mô tơ thủy lực để quay tang tời (trực tiếp hoặc qua hộp giảm tốc). Còn bơm được dẫn động bằng động cơ đốt trong hoặc từ bộ trích công suất hộp số hoặc bằng một mô tơ điện tiêu thụ điện từ ăc quy.
3. Dẫn động bằng điện: bao gồm một mô tơ điện dẫn động vào tang tời (trực tiếp hoặc qua hộp giảm tốc); còn nguồn năng lượng là ăc quy.
Như vậy tùy theo điều kiện xe, tải yêu cầu, thiết bi cần dùng (sẵn hay hiếm, rẻ hay đắt...) mà chọn phương án.
Theo tôi nếu công suất cần thiết mà mô tơ điện có được, ăc quy đủ cung cấp dòng điện cho mô tơ (cái này phải tính toán), thì phương án này là đơn giản nhất. Thậm chí khi động cơ không thể nổ máy thì vẫn dùng tời được.
Nên nhớ cho rằng dù phương án nào chăng nữa thì công suất nguồn năng lượng dẫn động cũng như nhau và càng ít thiết bị chuyển đổi càng tốt, hiệu suất sẽ cao, ít tổn thất.
Từ công suất tiêu thụ (Công suất cơ) là
Ntt = P.V hoặc Ntt = M.w
Trong đó:
P là lực kéo; V là vận tốc kéo; M là mô men kéo tại tời; w là vận tốc góc tang tời.
Từ đó tính ra công suất nguồn dẫn động:
Ndđ = Ntt/hiệu suất.
Nhìn vào các công thức này có thể giúp bạn chọn phương án và tính toán rồi.
Dạ, thưa cụ. Công thức trên thì em đã hiểu rồi, tuy nhiên vì chưa được làm món này bao giờ, nên cũng chỉ hiểu được nguyên tắc, nguyên lý thôi ạ. Còn trên thực tê thì em rất ngu ngơ, chẳng biết bắt đầu từ đâu, vì cũng không có số liệu gì cả ngoài đề bài xuất hiện trong ý tưởng. Với bài toán đã nêu, mong các bô lão cùng chỉ bảo theo tiêu chí tin cậy, dễ thực hiện.
Em mạo muội dò dẫm như sau:
- Phương án 1: động cơ được trích công suất từ hộp số (cách này có vẻ truyền thống) dẫn động bơm thủy lực, qua đường ống đến van điều khiển rồi đến bộ tời (gồm mô tơ, giảm tốc, phanh..). Với hướng này, thì phải dùng mô tơ có thông số thế nào cho phù hợp. Có thể gợi ý cho em những cụm có sẵn trên thị trường ạ (cách này có vẻ dễ với em, cứ mua đúng loại là được)
- Phương án 2: động cơ dẫn động máy phát điện để nuôi mô tơ. Cách này phải chọn mô tơ và máy phát có thông số thế nào? Giúp em cách chọn loại mô tơ và máy phát nào có thể có sẵn trên thị trường
Em mới nghĩ đến thế đã thấy bốc khói rồi, mong các bô lão ạ
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
cái này em thấy mấy chiếc Jeep lùn hay đậu trước nhà nó có sẵn mà. Không rõ tấm lắc hãng nào. Cái này em ngĩ đơn giản mà, chọn mua cái có sẵn chứ ai thiết kế làm gì. CHọn sao cho hợp lý thôi. Bên em xe cẩu có cứu hộ thì có tời phụ của Italia bản quyền của a Mẽo. Kéo được max 7.5ton. Lắp cẩu 3ton cỡ xe 3.5t như HD72 là okie
 

ThaiBinhDuong

Tài xế O-H
Qua bài viết của bạn, về mặt kỹ thuật tôi có mấy ý kiến:
1. Việc thiết kế lắp đặt một tời thủy lực là hoàn toàn được, không khó đối với một bài toán thủy lực thông thường (tuy nhiên nó phải có kết cấu, thông số kỹ thuật phù hợp với xe bạn đang dùng);
2. Xe chỉ nặng 2,5T mà muốn kéo được 7,5T thì xe bám vào đâu hay phải neo buộc xe?
3. Với lực kéo 7,5T (75000N), vận tốc kéo bằng người đi bộ tức là khoảng 4km/h (4000/3600m/s), hiệu suất cơ khí chung tôi chọn cỡ 0,85; hiệu suất thủy lực tôi cũng chọn cỡ 0,85, từ đó tính ra công suất tiêu thụ cần thiết của nguồn động lực dẫn động bơm dầu (động cơ) là:
Công suất cần thiết = (75000N X 4000:3600m/s) : (0,85 X 0,85) = 114.878W = 114,8Kw
Vậy động cơ trên xe bạn là bao nhiêu, có kéo nổi không?
4. Kết cấu khung xương xe bạn có chịu được lực kéo 7500KG đó không?
Kính cụ !
Cụ cho em hỏi phát: hiệu suất truyền động thủy lực có được 85% không ạ?
 

khiennguyenbn

Tài xế O-H
Nếu điện thì chơi tời điện cho gọn
Dạ, cảm ơn bác đã ghé qua ạ. Em nghĩ có thể sử dụng được tời thủy lực thông qua một bộ tách công suất kiểu như xe cẩu, nên mong muốn nhờ các lão làng trợ giúp. Em thấy nhiều trường hợp cái xe nó mắc lầy, kéo nặng lắm, nên tời phải có lực kéo dư. Tất nhiên khi nó lầy nhẹ thì công suất cũng sẽ thấp hơn, em sợ nó quá tải nên muốn làm dư, chưa kể nhiều khi phải kéo để cứu nhau nữa. Mong các bô lão tính toán giúp, tốc độ là 18m/phút, nhưng lực kéo chắc cũng tầm 6T ạ. Động cơ thủy lực loại nào, bơm loại nào...Còn theo hướng dùng động cơ điện để chạy bơm có ổn không khi xe vận hành có thể phải lội nước nữa; đi kèm là máy phát điện chắc cũng là đặc biệt, liệu có tăng giá thành lên nhiều không ạ?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên