Sự an toàn của phanh khí nén và phanh thủy lực ?

J
Bình luận: 8Lượt xem: 10,760

hyundai

Tài xế O-H
chào các cụ O H
mọi người cho e xin ý kiến về việc phanh khí nén và phanh thủy lực.. phanh nào an toàn hơn..do e được biết phanh khí nén thường tồn đọng nhiều yếu tố nguy hiểm...
xin ý kiến các cụ CUOPXEOTOHUI
Chào bác,
Về nguyên tắc thì hệ thống phanh khí an toàn hơn. Mỗi loại có những ưu khuyết điểm khác nhau:
Mình tạm phân tích như sau:
Phanh thủy lực:
- Ưu điểm: kết cấu gọn, có thể điều chỉnh dễ dàng theo cảm tính.
- Nhược điểm: Người cần phải tác động lực phanh lớn
Phanh khí nén:
- Ưu điểm: Không cần lực phanh lớn (do người chỉ có tác động nhẹ để "mở" van khí, lực tác động phanh hoàn toàn là do lực nén của khí). Đặc biệt thích hợp cho phanh xe kéo (xe kéo sơ mi, rơ móc...)
- Nhược điểm: Kết cấu cồng kềnh, khi thiếu hơi hoặc mất hơi thì xe không thể di chuyển được
Chính vì những lý do đó. Mà trong ứng dụng sẽ khác nhau:
- Đối với dòng xe du lịch, xe tải nhỏ (cần lực thắng không lớn): người ta thường dùng phanh thủy lực, hoặc thủy lực có trợ lực chân không.
- Đối với dòng xe tải trung và tải nặng: dùng phanh Thủy lực hỗ trợ khí nén(tức là dùng khí đẩy pit tông thủy lực hay còn gọi là heo thắng)
- Đối với xe đầu kéo, xe siêu trường siêu trọng...: thì chỉ dùng phanh khí nén mà thôi.
 

mrdp

Tài xế O-H
theo tôi thấy phanh khí lén cóc cơ câu phanh tự bó cho tất cả các bánh khi rật phanh tay và thiếu hơi trong hệ thống là điểm an toàn hơn so vói phanh dầu.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
chào các cụ O H
mọi người cho e xin ý kiến về việc phanh khí nén và phanh thủy lực.. phanh nào an toàn hơn..do e được biết phanh khí nén thường tồn đọng nhiều yếu tố nguy hiểm...
xin ý kiến các cụ CUOPXEOTOHUI

- Thường người ta không hay so sánh loại phanh nào an toàn hơn, bởi lẽ hệ thống phanh được thiết kế lắp đặt lên xe là phải bảo đảm an toàn rồi.
- Người ta hay so sánh ưu nhược điểm của từng loại hệ thống phanh và phạm vi ứng dụng của nó.
- So sánh ưu nhược điểm của HT phanh dẫn động khí nén và thủy lực:
(chỉ so sánh ưu nhược điểm cơ bản nhất)
+ Phanh khí nén:
Ưu điểm: Năng lượng sinh ra lực phanh là khí nén nên có thể tạo lực phanh lớn (chỉ cần tăng diện tích bầu phanh), còn lực tác dụng lên bàn đạp chỉ là lực mở van nên nhẹ nhàng. Do đó loại phanh này thường áp dụng trên xe tải lớn, xe khách lớn.
Nhược điểm: Nhược điểm cơ bản là không khí chịu nén, nên thời gian chậm tác dụng lớn. (thời gian trễ lớn).
+ Phanh thủy lực:
Nhược điểm: Năng lượng sinh ra lực phanh là do sức đạp của con người nên không thể tạo lực phanh lớn được, Do đó loại phanh này thường áp dụng trên xe du lịch, xe tải nhỏ (thường kèm theo bộ trợ lực chân không để giảm lực bàn đạp)
Ưu điểm: Ưu điểm cơ bản là dầu không bị nén khi tăng áp suất, nó truyền áp suất tức thời, nên thời gian chậm tác dụng nhỏ. (thời gian trễ nhỏ).
* Để dung hòa, tận dụng ưu điểm của cả 2 loại phanh trên, ngày nay hầu hết xe tải lớn, xe khách lớn người ta áp dụng HT phanh dẫn động THỦY/KHÍ kết hợp.
 

mung.cdns3

Tài xế O-H
- Thường người ta không hay so sánh loại phanh nào an toàn hơn, bởi lẽ hệ thống phanh được thiết kế lắp đặt lên xe là phải bảo đảm an toàn rồi.
- Người ta hay so sánh ưu nhược điểm của từng loại hệ thống phanh và phạm vi ứng dụng của nó.
- So sánh ưu nhược điểm của HT phanh dẫn động khí nén và thủy lực:
(chỉ so sánh ưu nhược điểm cơ bản nhất)
+ Phanh khí nén:
Ưu điểm: Năng lượng sinh ra lực phanh là khí nén nên có thể tạo lực phanh lớn (chỉ cần tăng diện tích bầu phanh), còn lực tác dụng lên bàn đạp chỉ là lực mở van nên nhẹ nhàng. Do đó loại phanh này thường áp dụng trên xe tải lớn, xe khách lớn.
Nhược điểm: Nhược điểm cơ bản là không khí chịu nén, nên thời gian chậm tác dụng lớn. (thời gian trễ lớn).
+ Phanh thủy lực:
Nhược điểm: Năng lượng sinh ra lực phanh là do sức đạp của con người nên không thể tạo lực phanh lớn được, Do đó loại phanh này thường áp dụng trên xe du lịch, xe tải nhỏ (thường kèm theo bộ trợ lực chân không để giảm lực bàn đạp)
Ưu điểm: Ưu điểm cơ bản là dầu không bị nén khi tăng áp suất, nó truyền áp suất tức thời, nên thời gian chậm tác dụng nhỏ. (thời gian trễ nhỏ).
* Để dung hòa, tận dụng ưu điểm của cả 2 loại phanh trên, ngày nay hầu hết xe tải lớn, xe khách lớn người ta áp dụng HT phanh dẫn động THỦY/KHÍ kết hợp.
Em đồng ý với quan điểm của bác nhưng theo em do kết cấu ở cơ cấu phanh của phanh khí nén đó là bầu phanh kép sẽ an toàn hơn hệ thống phanh dẫn động thủy lực vì khi phần dẫn động phanh khí nén có vấn đề thì xe sẽ tự phanh lại còn ở thủy lực thì không !
 

audimohinh

Tài xế O-H
E thấy mỗi kiểu dẫn động phanh có ưu nhược điểm riêng (như bác Phạm Vỵ đã nói) tùy thuộc từng loại xe, thường thì các xe tải, xe khách bố trí phanh khí nén, còn các xe du lịc
h thì bố trí phanh dầu
[MERGETIME="1428671139"][/MERGETIME]
E thấy mỗi kiểu dẫn động phanh có ưu nhược điểm riêng (như bác Phạm Vỵ đã nói) tùy thuộc từng loại xe, thường thì các xe tải, xe khách bố trí phanh khí nén, còn các xe du lịc
h thì bố trí phanh dầu
 

levanquoc

Tài xế O-H
Theo mình tùy loại xe thì có những cách bố trí khác nhau, nhưng ở 2 loại cần phải có độ kín khít cao vì khi làm việc phải đảm bảo áp suất trong hệ thống.
 

speed242

Tài xế O-H
Em đồng ý với quan điểm của bác nhưng theo em do kết cấu ở cơ cấu phanh của phanh khí nén đó là bầu phanh kép sẽ an toàn hơn hệ thống phanh dẫn động thủy lực vì khi phần dẫn động phanh khí nén có vấn đề thì xe sẽ tự phanh lại còn ở thủy lực thì không !
bác nói cũng đúng, nhưng ở 1 số xe dùng hệ thống treo khí nén thì khi đi đường xấu (đường gồ ghề) thì hơi sẽ ko đủ do phải cung cấp cho các bấu giảm xóc, xe đang chạy mà bị phanh đột ngột thì cũng nguy.
 

doanducquan

Tài xế O-H
Phanh khí nén ưu việt và an toàn hơn phanh thủy lực, tuy nhiên phanh khí nén rất cồng kềnh chỉ phù hợp trên xe tải trung và nặng. Vấn đề này khá rõ ràng mà.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên