Nghệ An: Nông dân tự chế ôtô mini từ phế liệu

enestobeer
Bình luận: 18Lượt xem: 2,562

enestobeer

Tài xế O-H
Chỉ vài ngày sau khi anh Nguyễn Kim Sơn (36 tuổi, trú xóm 1, xã Bài Sơn, Đô Lương), sáng chế ra chiếc ô tô động cơ xe máy để chở con đi học thu hút sự chú ý của dư luận. Mới đấy, cũng chính tại mảnh đất Đô Lương này đã xuất hiện thêm một chiếc ô tô tự chế khác của ông Phạm Đình Công để đưa đón cháu đi học.



Có mặt tại nhà ông Phạm Đình Công (SN 1959) trú tại xóm 4, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) – chủ nhân của chiếc xe ô tô tự chế bằng động cơ xe máy gây xôn xao dự luận suất thời gian qua để tìm hiểu thực hư về chiếc xe ô tô “độc” này. Ban đầu, ông Công từ chối tiếp xúc “vì đây là chiếc xe tự chế không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành”. Nhưng sau một lúc hỏi chuyện về tính độc đáo và vì nhu cầu của cuộc sống ông Phạm Đình Công đã hồ hởi tiếp chúng tôi.

Ông Công cho biết: “Nhưng lúc nắng mưa, chở cháu đi học bằng áo mưa rất bất tiện, cháu lại hay ốm đau… Tình cờ, đầu năm 2013 tôi phát hiện ở tiệm thu mua phế liệu ở gần nhà có bán một động cơ xe máy LiFan đã cũ. Tôi đã mua về và quyết tâm chế tạo bằng được chiếc xe ô tô để đưa đón cháu đi học. Lúc đó, ai cũng nói tôi là gàn, là khùng nhưng khi chiếc xe hoàn thành và di chuyển được thì mọi người đều bất ngờ…

Được biết, vào tháng 3/2013 ông bắt đầu mần mò chế tạo chiếc xe “hàng độc”, vợ và nhiều người hàng xóm cứ thấy ông cặm cũi chế tạo chiếc xe thì cho rằng ông bị “khùng”, bị “điên” và cho rằng làm sao có thể chế tạo ra được chiếc ô tô mà có thể di chuyển được bằng động cơ xe máy? Lúc này, nhiều người rất hoài nghi.

Nhưng 3 tháng sau, “lão nông dân” này bất ngờ xuất hiện trên đường cùng chiếc xe đưa cháu Phạm Hoàng Lê Khanh (SN 2012) – cháu nội, đi học trên chiếc xe “độc” này thì lúc này ai cũng tò mò, thích thú và thán phục ông.

Quan sát chiếc xe ô tô tự chế của ông Công thì được biết, chiếc xe có 2 chỗ ngồi, được cấu tạo như một chiếc ô tô mi ni 4 bánh, có vô lăng, có chân phanh, chân ga, hộp số lùi, “bông cầu”, “vi sai”… đều một tay ông mày mò, sáng tạo nên. Vỏ chiếc xe “độc đáo” này được ông gò và sơn màu vàng rất tỷ mỷ công phu.

Theo ông Công chiếc xe được vận hành như nguyên lý của xe ô tô nhưng tất cả đều dùng phụ tùng của xe máy. Xe vẫn chạy bằng xích, 100km tiêu hao 2 lít xăng, xe có trọng lượng 1,5 tạ, chạy với tốc độ tối đa là 30 đến 35km/1giờ.
Để tiết kiệm chi phí tất cả những phụ tùng làm nên chiếc xe này đều được mua từ hàng phế liệu, nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ông cũng đã bỏ ra khoảng 30 triệu đồng mới chế được chiếc xe này.



Hiện nay, chiếc xe vẫn là phương tiện để đưa đón cháu đi học mỗi lúc trời mưa nắng thất thường. Thỉnh thoảng lúc trời nắng ấm ông vẫn chở cháu đi dạo phố bằng chiếc xe ô tô tự chế này. Ông Công vẫn biết rằng dù là phương tiện tự chế và bị pháp luật cấm lưu thông trên đường, nhưng vì hoàn cảnh gia đình và tình thương dành cho cháu mà đã mày mò, sáng tạo chiếc xe này.
Với ông Phạm Đình Công chiếc xe ô tô này chỉ là phương tiện để chở cháu đi học mỗi ngày mà thôi.
 

nmc301290

Tài xế O-H
Tiện có bài viết của cụ ở đây! Các cụ cho em hỏi! Cái ô tô điện của Trung Quốc bán với giá 50tr. Có cụ nào dùng con nay chưa ạ. Nó như thế nào. Dùng ổn chứ ạ
 

nmc301290

Tài xế O-H
cấm là đúng rồi, đi xe này đang đi tự dưng rơi mất cái bánh chết người lúc đấy nhè đầu ai mà chém đây
Tự ng cầm lái ng ta cũng ý thức đc cái nay rồi. Nếu cứ cầm đoán ko cho ngta phát triển khả năng sáng tạo của mình thì lấy đâu ra những ng nông dân tự chế tạo máy. Có những cỗ máy mà đến bao nhiêu nhà khoa học ăn lương nhà nước, được học hành đầy đủ cũng ko nghĩ ra được
 

dangqtuan

Tài xế O-H
Cơ quan chức năng cấm là đúng, và cần phải có chế tài thích đáng. Đành rằng theo giải thích của lão nông là do tình thương cháu, nhưng ông ấy cũng phải biết rằng với những xe mất an toàn như thế một khi gặp sự cố thì hậu quả thật khôn lường. Việc làm này theo tôi không phải là sáng tạo, nếu là sáng tạo kỹ thuật thì ít nhất cần được thử nghiệm kỹ càng và được cấp phép sử dụng trước khi cho cháu nhỏ ngồi lên.
 

truyenminh705

Tài xế O-H
Cơ quan chức năng cấm là đúng, và cần phải có chế tài thích đáng. Đành rằng theo giải thích của lão nông là do tình thương cháu, nhưng ông ấy cũng phải biết rằng với những xe mất an toàn như thế một khi gặp sự cố thì hậu quả thật khôn lường. Việc làm này theo tôi không phải là sáng tạo, nếu là sáng tạo kỹ thuật thì ít nhất cần được thử nghiệm kỹ càng và được cấp phép sử dụng trước khi cho cháu nhỏ ngồi lên.
Cụ nói: nếu là sáng tạo kỹ thuật thì ít nhất cần được thử nghiệm kỹ càng và được cấp phép sử dụng trước khi cho cháu nhỏ ngồi lên.
Vấn đề là thử nghiệm như thế nào? Không cho người ta chạy vì chưa qua thử nghiệm, nhưng thử nghiệm ở đâu?
 

dangqtuan

Tài xế O-H
Cụ nói: nếu là sáng tạo kỹ thuật thì ít nhất cần được thử nghiệm kỹ càng và được cấp phép sử dụng trước khi cho cháu nhỏ ngồi lên.
Vấn đề là thử nghiệm như thế nào? Không cho người ta chạy vì chưa qua thử nghiệm, nhưng thử nghiệm ở đâu?
Vầng theo đúng thủ tục đăng ký phát minh sáng chế thôi cụ ạ. Nếu lão nông không có tổ chức hay cá nhân nào tài trợ lo liệu mọi thủ tục đăng ký phát minh sáng chế để được bố trí thử nghiệm thì tự bác ấy phải đi liên hệ lo thủ tục thôi. Không có cơ quan chức năng nào thấy bác ấy có xe đi ngoài đường mà gửi giấy đòi thử nghiệm đâu ạ.
Em mà may mắn được bác ấy mời ngồi chắc em cũng đành lịch sự mà từ chối thôi, bản thân em còn thấy mạo hiểm nữa là nói gì đến cháu nhỏ.
 

bualiem

Tài xế O-H
Tự ng cầm lái ng ta cũng ý thức đc cái nay rồi. Nếu cứ cầm đoán ko cho ngta phát triển khả năng sáng tạo của mình thì lấy đâu ra những ng nông dân tự chế tạo máy. Có những cỗ máy mà đến bao nhiêu nhà khoa học ăn lương nhà nước, được học hành đầy đủ cũng ko nghĩ ra được

mình thấy chính xác gọi là lắp ráp lại thì đúng hơn, nhớ vụ ông nòa đó ước mơ chế tạo trực thăng đã chế ra rồi nhưng không bay được, mấy thầy ở bên bách khoa về giúp dỡ hỏi trọng tâm ở đâu thì ông lắc đầu rồi giơ mấy cái hình trực thăng ở trên mạng ra và bảo lắp theo mấy cái đấy
 

nmc301290

Tài xế O-H
mình thấy chính xác gọi là lắp ráp lại thì đúng hơn, nhớ vụ ông nòa đó ước mơ chế tạo trực thăng đã chế ra rồi nhưng không bay được, mấy thầy ở bên bách khoa về giúp dỡ hỏi trọng tâm ở đâu thì ông lắc đầu rồi giơ mấy cái hình trực thăng ở trên mạng ra và bảo lắp theo mấy cái đấy
Thật ra trường hợp ở đây để mọi ng thảo luận thôi. Con xe nay ko khác gì xe Ba Gác với hình dạng ô tô. Nhưng nếu là ba gác thì ko ai cấm, nhưng nó bịt kín hơn thì lại cấm. Điều bất hợp lý là ở chỗ này bạn ạ
 

bualiem

Tài xế O-H
Thật ra trường hợp ở đây để mọi ng thảo luận thôi. Con xe nay ko khác gì xe Ba Gác với hình dạng ô tô. Nhưng nếu là ba gác thì ko ai cấm, nhưng nó bịt kín hơn thì lại cấm. Điều bất hợp lý là ở chỗ này bạn ạ
chỗ mình xe ba bánh công nông cấm hết rồi, chỉ thương binh được đi thôi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
- Ở nhà mình, cái gì không quản được là cấm
- Nhiều cái không quản được là vì không biết cách
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Vầng theo đúng thủ tục đăng ký phát minh sáng chế thôi cụ ạ. Nếu lão nông không có tổ chức hay cá nhân nào tài trợ lo liệu mọi thủ tục đăng ký phát minh sáng chế để được bố trí thử nghiệm thì tự bác ấy phải đi liên hệ lo thủ tục thôi. Không có cơ quan chức năng nào thấy bác ấy có xe đi ngoài đường mà gửi giấy đòi thử nghiệm đâu ạ.
Em mà may mắn được bác ấy mời ngồi chắc em cũng đành lịch sự mà từ chối thôi, bản thân em còn thấy mạo hiểm nữa là nói gì đến cháu nhỏ.
Cái này không biết rơi vào tình huống nào
- Không thể gọi là phát minh hay sáng chế được. Vì ô tô đã có từ lâu
- Không phải là sản phẩm thương mại,
Không biết gọi thế nào nên có lẽ nó không bị điều chỉnh bởi luật nào để cho đăng kiểm. Nó chỉ gọi dưới 1 cái tên chung chung là xe tự chế, mà cái tên này thì chưa nằm trong danh mục khái niệm của luật định nào. Vì vậy cấm tiệt ( nhà mình toàn thế, không biết đối xử thế nào là cứ cấm). Nhưng bác xem, mấy cái xe 3 bánh vẫn chạy đầy ngoài đường đó
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên