Thắc Mắc Về Hệ Thống Phanh ABS

T
Bình luận: 35Lượt xem: 6,850

TestSo

Tài xế O-H
Em đang tìm hiểu về hệ thống ABS, mà có chút thắc mắc ạh. Đúng như sinh viên thường nói, sinh viên bắc đàu từ những thắc mắc... Vì vậy em không ngại là mình dốt, trình bày quan điểm cũng là một cách để học và hoàn thiện mình hơn.!
----------------------------------------
Giờ em xin trình bày thắc mắc của mình. Như lúc đầu nói, em đang tìm hiểu hệ thống ABS, có thắc mắc như sau:
+ Công tắc ở chân phanh của hệ thống ABS có tác dụng gì, em nghĩ không đơn thuần chỉ đóng ngắt đèn phanh.
+ Tại sao chân phanh lại rung khi phanh.

Hy vọng mọi người sẽ giúp em giải quyết thắc mắc. :8:
 

hondacuper

Tài xế O-H
tôi nghĩ bạn cũng đã đọc khá nhiều tài liệuvề ABS rồi nên tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. ABS( anti lock brake system) là hệ thống chống bó cứng khi phanh xe. đối với các xe sử dụng hệ thống phanh thông thường không có ABS thì khi phanh lực phanh sẽ càng ngày càng được gia tăng. điều này sẽ làm cho má phanh( hay guốc phanh) luôn ép chặt vào đĩa hay trống phanh. khi bánh xe bị bó cứng thì nó sẽ bị trượt lê, làm mất khả năng điều khiển, mất lái gây nguy hiểm và hỏng lốp xe. vì vậy sinh ra hệ thống phanh ABS. nó sẽ giúp cho bánh xe không bị bó cứng, người lái vẫn có thể điều khiển được xe an toàn nhất có thể trong trường hợp nguy hiểm, quãng đường phanh giảm. lốp xe không bị trượt lê. nguyên lý hoạt động thì nó dựa vào tín hiệu của các cảm biến tốc độ trên 4 bánh xe gửi về để điều khiển áp lực dầu tác dụng lên cá má( guốc) trên các bánh xe. khi phanh lúc mà bánh xe chuẩn bị bị bó cứngtức là tốc độ của bánh xe lúc này xấp xỉ 0 thì cảm biến sẽ gửi tín hiệu để ECM điều khiển hồi bớt dầu đểlực phanh giảm và bánh xe tiếp tục quay, sau đó lại tăng áp lực... quá trình cứ diễn ra lặp đi lặp lại cho đến khi xe dừng hẳn.
còn hệ thống phanh nào cũng đóng và ngắt công tắc chân phanh bạn à. và tôi cũng không hiểu tại sao bạn hỏi là chân phanh bị rung khi phanh. tôi chưa thấy tài liệu nào nói thế và xe nào như thế cả. còn nếu chân phanh bị rung khi phanh thì hệ thống phanh xe đó có vấn đề rồi bạn à.
 

tantuanmc

Tài xế O-H
công tắc phanh là input để ECU ABS bắt đầu hoạt động và nhận tín hiệu từ các cảm biến bánh xe.
còn hiện tượng chân phanh rung khi hệ thống ABS hoạt động là khi hệ số trượt vượt quá 30%,ECU ABS điều khiển mở van hồi để hồi dầu từ xi lanh bánh xe về xi lanh tổng.nên có hiện tượng rung giật và chân phanh bị đẩy ngược lên.đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và hệ thống hoạt động tốt:lx:lx:lx
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
tôi nghĩ bạn cũng đã đọc khá nhiều tài liệuvề ABS rồi nên tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. ABS( anti lock brake system) là hệ thống chống bó cứng khi phanh xe. đối với các xe sử dụng hệ thống phanh thông thường không có ABS thì khi phanh lực phanh sẽ càng ngày càng được gia tăng. điều này sẽ làm cho má phanh( hay guốc phanh) luôn ép chặt vào đĩa hay trống phanh. khi bánh xe bị bó cứng thì nó sẽ bị trượt lê, làm mất khả năng điều khiển, mất lái gây nguy hiểm và hỏng lốp xe. vì vậy sinh ra hệ thống phanh ABS. nó sẽ giúp cho bánh xe không bị bó cứng, người lái vẫn có thể điều khiển được xe an toàn nhất có thể trong trường hợp nguy hiểm, quãng đường phanh giảm. lốp xe không bị trượt lê. nguyên lý hoạt động thì nó dựa vào tín hiệu của các cảm biến tốc độ trên 4 bánh xe gửi về để điều khiển áp lực dầu tác dụng lên cá má( guốc) trên các bánh xe. khi phanh lúc mà bánh xe chuẩn bị bị bó cứngtức là tốc độ của bánh xe lúc này xấp xỉ 0 thì cảm biến sẽ gửi tín hiệu để ECM điều khiển hồi bớt dầu đểlực phanh giảm và bánh xe tiếp tục quay, sau đó lại tăng áp lực... quá trình cứ diễn ra lặp đi lặp lại cho đến khi xe dừng hẳn.
còn hệ thống phanh nào cũng đóng và ngắt công tắc chân phanh bạn à. và tôi cũng không hiểu tại sao bạn hỏi là chân phanh bị rung khi phanh. tôi chưa thấy tài liệu nào nói thế và xe nào như thế cả. còn nếu chân phanh bị rung khi phanh thì hệ thống phanh xe đó có vấn đề rồi bạn à.
Khi hệ thống ABS hoạt động, thỳ bàn đạp phanh sẽ rung lắc . Đây là một dấu hiệu cho biết ABS bắt đầu hoạt động !!
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Nguyên lý làm việc của hệ thống ABS có thể chia ra thành 3 giai đoạn chính: Tăng áp, Giử áp và Giảm áp. Điều này thì có lẽ bạn đã biết rồi. Mình cũng mới tìm hiểu về hệ thống này thôi, và thắc mắc của cụ đã giúp mình tìm hiểu ra rất nhiều điều. Giờ mình xin nói về thắc mắc của bạn.
Sơ đồ nguyên lý như sau:

+ Công tắc ở chân phanh của hệ thống ABS có tác dụng gì, em nghĩ không đơn thuần chỉ đóng ngắt đèn phanh.
Trong giai đoạn giảm áp của hệ thống, một phần chất lỏng chảy sang nhánh tích năng để về vùng thấp áp của hệ thống. Nên năng lượng dòng chảy ở nhánh làm việc giảm đi " vì áp suất dòng phanh giảm", làm cho hành trình của bàn đạp phanh tăng lên. Do đó, phải bổ sung lượng dầu này lại cho hệ thống.
Để thực hiện điều đó, trên chân bàn đạp phanh có gắn công tắc ''chính là công tắc mà cụ nói", và trong hệ thống ABS có lắp một bơm điện và mô tơ dẫn dòng.
Theo mình tìm hiểu, công tắc này có dạng tiếp điểm thường đóng. Khi bàn đạp dịch chuyển quá giới hạn quy định (30:40%) hành trình cho phép, công tắc sẽ mở ra. ECU ABS sẽ truyền tín hiệu sẽ truyền tín hiệu điện điều khiển bơm hoạt động. Bơm đẩy dầu từ bình tích năng về xy lanh chính và ép bàn đạp lùi trở lại cho đến khi tiếp điểm của công tắc bàn đạp đóng lại.
Còn điều này thì mình học được từ thầy của mình. Công tắc hành trình bàn đạp phanh cũng là nơi cung cấp tín hiệu các thông số đầu vào của bộ điều khiển trung tâm ECU ABS. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, hệ thống điều khiển trung tâm cũng khởi tạo lại thông số ban đầu để chuẩn bị sẳn sàng cho một chu trình làm việc của ABS.
Điều này còn có ý nghĩa, nếu người lái đạp phanh theo kiểu "bơm" khi ABS làm việc, thì bộ điều khiển sẽ khởi tạo lại thống số của hệ thống sau mỗi lần đạp phanh. Nó làm gián đoạn chu trình làm việc của ABS, và quá trình phanh sẽ không hiệu quả.

+ Tại sao chân phanh lại rung khi phanh.
Sự rung động của của bàn đạp phanh cũng bắc đầu từ vấn đề trên. Khi bơm làm việc sẽ xảy ra sự rung động trên. Một số nhà chế tạo sử dụng tín hiệu này để báo cho người lái biết bánh xe đang có xu hướng bị hãm cứng và ABS đang làm việc. Một số nhà chế tạo khác thì sử dụng van phân cách để giảm hiện tượng này.

Nếu có gì thừa xin bỏ quá, còn thiếu xin cụ bổ sung thêm ạh. Mình chỉ mới tìm hiểu được vậy
 

boyhaiphong_86

Tài xế O-H
hiện tượng rung chân phanh sẽ là bình thường nếu như cảm giác chân phanh của người lái không bị cảm giác khó chịu. còn hiện tượng rung đẩy chân phanh người lái lên và có tiếng kẹt kẹt khi đạp mạnh chân phanh thì có nhiều top rồi mà chưa có ai giải thích được ah.em đi thử nhiều xe và cũng đã xác nhận hiện tượng này rất khó chịu rồi ah
 

quocktv

Tài xế O-H
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking Systems) nằm trong hệ thống an toàn chủ động của ô tô hiện đại. Nó có tác dụng giảm thiểu các nguy hiểm bằng sự điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.
Theo thống kê, 10% số vụ tai nạn xảy ra trong trường hợp cần dừng khẩn cấp, khi tài xế đạp phanh mạnh đột ngột làm xe bị rê bánh và trượt đi, dẫn đến mất lái. Hệ thống chống bó phanh ABS giúp khắc phục tình trạng này không phụ thuộc vào kỹ thuật phanh của người lái.
Giáo trình dạy lái xe có phần lưu ý về cách sử dụng phanh hiệu quả nhất (đặc biệt là trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pedan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Chính vì việc thực hiện kỹ thuật này không đơn giản, mà các chuyên gia ôtô đã nghiên cứu chế tạo cơ cấu ABS. Thiết bị của hệ thống ABS gồm: cảm biến lắp trên bánh xe (ghi nhận tình trạng hoạt động); bộ xử lý điện tử và thiết bị điều áp (đảm nhiệm thay đổi áp suất trong piston phanh).
Trong những thiết kế ABS mới nhất, đặc biệt là bộ ABS sản xuất đầu năm 2005, các thông số về tình trạng chuyển động của xe, độ bám đường, kết quả kiểm soát hành trình, được bộ điều khiển điện tử đánh giá để quyết định cường độ và tần số của lực tác động lên các má phanh. Áp suất dầu trong hệ thống không chỉ do lực đạp phanh tạo nên mà còn có sự hỗ trợ của bơm.

Kiểu ABS hiệu quả nhất và đắt tiền nhất (thường lắp trên các loại ôtô sang trọng) có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển bằng số bánh xe bằng kỹ thuật số. Các ABS rẻ tiền hơn thường chỉ có 2 cảm biến gắn trên bánh sau, 1 thiết bị điều áp chung và 1 đường điều khiển.
Tình trạng hoạt động của ABS được hiển thị qua đèn báo trên bảng điều khiển, nó sáng lên khi bật chìa khóa khởi động và tắt sau khi máy đã nổ 2-3 giây. Nếu đèn này tiếp tục sáng khi động cơ đang hoạt động, tức là hệ thống có trục trặc, cần kiểm tra ngay.

Khi xe đã được lắp ABS thì tài xế không nên thao tác kiểu đạp - nhả liên tục.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, ABS được ứng dụng ngày càng rộng rãi và hiện nay giữ vị trí quan trọng trong danh mục thiết bị tiêu chuẩn của xe hơi vì nó bảo đảm an toàn cho người và xe.

Click here! Để cùng xem hệ thống ABS đã từng cứu bác "2snguyen" như thế nào...

Bảng so sánh xe có trang bị ABS và không trang bị ABS


II/ Cấu tạo & nguyên lý hoạt động

Vị trí các bộ phận trong hệ thống ABS


1- Bộ cảm biến tốc độ

Sơ đồ cấu tạo cảm biến tốc độ điện tử

Wheel speed sensor


Khi bánh xe quay, các sensors tạo ra các tín hiệu điện tử. Những sensor này được ví như "con mắt" của bộ điều khiển điện tử (EBCM), giúp cho EBCM cảm nhận được tốc độ và tình trạng bị khóa của bánh xe. Mỗi cảm biến có sử dụng cơ cấu rotor bánh răng, còn được gọi là "vòng cảm biến", "vòng kích thích" hay "vòng từ trở", được gắn trên moayơ hoăch trục bánh xe và cùng quay với bánh xe.
Cảm biến (sensor) là một cuộn dây cảm ứng, gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt từ. Sensor được đăt bên cạnh vòng cảm biến, khe hở giữa sensor và vòng cảm biến được xác định chính xác để đảm bảo sự cảm biến điện từ có thể xảy ra. Ở một số xe, bộ cảm biến có thể được đặt trong bộ phân phối hoặc trong trục sau.
Khi bánh răng của vòng cảm biến đi ngang qua cuộn dây cảm biến, một tín hiệu điện xoay chiều được tạo ra. Tần số tín hiệu tăng khi tốc độ bánh xe tăng. Nếu bánh xe đứng yên, tần số tín hiệu cảm biến sẽ bằng 0. Hệ thống đánh giá logic trong bộ điều khiển điện tử sẽ hình thành một tốc độ chuẩn của xe để theo đó mà tác động trong quá trình điều khiển của phanh. Các thay đổi của một hay nhiều bánh xe sẽ được ghi nhận theo thực tế và khi chúng giảm tốc độ nhiều quá (so với tốc độ chuẩn) thì sẽ được nhận biết như là một nguy cơ bị bó cứng. Tín hiệu điện từ được truyền về EBCM bằng một cặp dây dẫn.

2- Bơm tuần hoàn

Bơm thủy lực


Bơm tuần hoàn được dùng để chuyển dung dịch từ các valve giảm áp trở về các đường ống, và để khắc phục tình trạng mất áp suất phanh do ảnh hưởng từ quá trình làm việc của các valve sẽ rút dung dịch từ hệ thống.
Bơm có thể tạo ra áp suất bằng với áp suất trong hệ thống phanh, một số hệ thống rút dung dịch này trở về tới bình chứa ở xilanh chính. Đa số các hệ thống bơm sử dụng một hoặc hai piston, được điều khiển bởi EBCM, EBCM nhận tín hiệu từ contac hành trình pedan phanh hoặc từ contac áp suất của bộ tích trữ rồi phát tín hiệu điều khiển bơm. Một số hệ thống lưu trữ dung dịch từ các valve trong một bộ tích trữ trước khi khởi động bơm.

3- Hệ thống Valves

Một sơ đồ hệ thống thủy lực


Là thiết bị đóng/mở dòng áp lực thủy lực, được điều khiển bởi hệ thống ABS. Ở một vài hệ thống, valve có ba vị trí.
- Vị trí thứ nhất, valve mở, áp lực từ xilanh chính được truyền thẳng tới phanh.
- Vị trí thứ hai, van khóa. Cô lập phanh khỏi xilanh chính, ngăn chặn áp lực gia tăng do người điều khiển đạp quá mạnh lên pedan.
- Vị trí thứ ba, valve điều tiết áp suất phanh.

4- Bộ điều khiển điện tử



Bộ điều khiển điện tử EBCM (Electronic Brake Control Module, *có tài liệu viết là ECU) là một bộ vi xử lý, có bộ nhớ khoảng 8kb.
EBCM nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và tạo tín hiệu điều khiển tác động lên các valve điều tiết. EBCM sẽ so sánh tốc độ của mỗi bánh xe với nhau và với dữ liệu của chương trình lưu trong bộ nhớ của nó. Khi EBCM nhận thấy tần số tín hiệu của một bánh xe nào đó giảm rất nhanh, nó sẽ phát tín hiệu điều khiển đến valve điều tiết của các bánh xe đó. Bộ điều tiết sẽ tác động để phanh ở bánh xe đó nhả ra, cho phép tốc độ bánh xe tăng lên. Khi tần số tín hiệu từ các bánh xe nằm trong phạm vi chấp nhận được, EBCM sẽ phát tín hiệu đến bộ điều tiết để ép phanh trở lại. Vì tín hiệu điện rất nhanh nên những tác động nói trên xảy ra rất nhanh chóng.
Các thiết bị đầu ra của EBCM thường là các solenoid trong bộ điều tiết, đèn báo sự cố ABS và motor bơm. Đầu vào của EBCM thông thường là các sensor tốc độ và trong một vài hệ thống là sensor áp suất bơm, mức dung dịch, contac đèn dừng xe và cảm biến hành trình của pedan phanh.
5- Bộ điều tiết điện tử
Bộ điều tiết còn được gọi là bộ điều khiển thủy lực, là thiết bị tạo ra chu kì phanh. Trong khi phanh dừng bình thường, bộ điều tiết không làm thay đổi hoạt động bình thường của phanh. Trong khi phanh gấp, áp suất trong cụm phanh sẽ tăng bình thường, nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, bộ điều tiết sẽ dừng mọi sự gia tăng áp suất thủy lực ở xilanh hoặc calip bánh xe. Nếu tác động này không đủ để cho bánh xe quay ở tốc độ thích hợp, bộ điều tiết sẽ giảm áp suất. Ngay sau khi bánh xe quay, bộ điều tiết lại tác động làm tăng áp suất trong xilanh bánh xe hoặc calip. Chu kì trên được lặp lại với tần số khoảng 5-15 lần trong một giây.

6- Các hệ thống ABS
ABS được sản xuất ở nhiều nơi như: Mỹ, Nhật Bản và Châu ÂU..., nên có những sự khác nhau về thiết kế.
Một số nhà sản xuất tiêu biểu như: Bendix, Bosch, Delphi, Kelsey-Hayes và Teves.
Các hệ thống đầu tiên của Teves dùng booster điện-thủy lực, ở đó áp suất booster cũng là nguồn áp suất cho các phanh sau và các valve điều tiết được kết hợp với xilanh chính thành một khối. Một vài phiên bản thiết kế này có cách bố trí valve khác nhau nhưng cũng dùng áp suất booster để vận hành các phanh sau. Nhiều hệ thống dùng một xilanh chính với booster chân không, cụm điều tiết được đặt riêng rẽ và nối chúng với nhau bằng các đường ống.
Một số thiết kế khác dùng cụm valve điều tiết riêng rẽ với ba hoặc bốn cặp valve. Trong quá trình phanh bình thưồngdngf dung dịch chảy ra bộ điều tiết tới các phanh không thay đổi. Nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, valve giảm áp của bộ điều tiết sẽ mở để giảm áp suất.
Nhiều hệ thống sử dụng bộ tích trữ để lưu trữ dòng dung dịch được xả ra này và bơm tuần hoàn sẽ đưa dung dịch này trở về bình chứa xilanh chúnh hoặc trở về đường ống áp suất.
Những bộ điều tiết mới dùng phương pháp khác. Một số loại dùng một valve hoặc một cặp valve cho mỗi mạch thủy lực, và mỗi valve được vận hành bởi một solenoid. Valve mơ cửa nạp là valve thường mở, cho phépdòng dung dịch lưu thông giữa xilanh chính và xilanh bánh xe hay calip. Valve khác ở cửa ra là valve thường đóng, khi nó mở dung dịch sẽ chảy từ xilanh bánh xe hoặc calip tới bình chứa xilanh chính. Nếu xảy ra sự khóa bánh xe, EBCM sẽ điều khiển đóng valvecửa nạp để ngăn sự gia tăng áp suất. Nếu bánh xe vẫn bị khóa, valve cửa ra sẽ được mở để giảm áp suất phanh.

Với hệ thống của Bosch, valve cửa ra được thay thế bằng một bơm. Trong pha giảm áp suất dung dịch được bơm từ phía xilanh bánh xe về xilanh chính. Khi bánh xe quay trở lại, các valve được trở về vị trí bình thường.
 

tranaudi

Tài xế O-H
em không đồng ý với bác hondacuper ý về vấn đề tại sao chân phanh rung nhẹ trong quá trình làm việc. Việc chân phanh rung nhẹ điều này chứng tỏ hệ thống phanh đang hoạt động tốt. Còn trong trường hợp rung mạnh tạo cảm giác khó chịu kèm theo tiếng kêu. em nghĩ do má phanh quá mòn
 

phuongtroimiendong88

Tài xế O-H
Ý trên thì ko có gì phải bàn cãi nhé. còn ý dưới:


+ Tại sao chân phanh lại rung khi phanh.

:8:

các cụ chém trên thì theo ý mình thấy chưa hợp lý. Theo cá nhân mình thì trong phanh thì có 3 chế độ giảm áp,giữ áp và tăng áp,khi ABS hoạt động thì trường hợp dầu thắng hồi về làm chân nghe rung khi phanh. Muốn hiểu xâu hơn cụ xem đoạn flash này là hiểu rõ hết :
http://www.oto-hui.com/mophong/he thong phanh ABS.swf
 

nhokmiko123

Tài xế O-H
công tắc phanh là input để ECU ABS bắt đầu hoạt động và nhận tín hiệu từ các cảm biến bánh xe.
còn hiện tượng chân phanh rung khi hệ thống ABS hoạt động là khi hệ số trượt vượt quá 30%,ECU ABS điều khiển mở van hồi để hồi dầu từ xi lanh bánh xe về xi lanh tổng.nên có hiện tượng rung giật và chân phanh bị đẩy ngược lên.đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và hệ thống hoạt động tốt:lx:lx:lx
Em nghĩ ECU lúc nào cũng nhận tín hiệu từ cảm biến chứ?
 

nhokmiko123

Tài xế O-H
Tất nhiên, các cảm biến liên tục đưa tín hiệu của nó về bộ điều khiển, bất kể là xe có đang phanh hay không
Thế mấy bác trên nói công tắc phanh là tín hiệu để kích hoạt ECU ABS nhận tín hiệu từ cảm biến là như thế nào hả bác Cái Bánh Xe>? Em thấy cái công tắc đấy để kích hoạt cho ECU điều khiển motor và các cuộn dây của bộ chấp hành thì đúng hơn bác ạ?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thế mấy bác trên nói công tắc phanh là tín hiệu để kích hoạt ECU ABS nhận tín hiệu từ cảm biến là như thế nào hả bác Cái Bánh Xe>? Em thấy cái công tắc đấy để kích hoạt cho ECU điều khiển motor và các cuộn dây của bộ chấp hành thì đúng hơn bác ạ?
Khi khóa điện bật rồi, thì toàn bộ hệ thống đã ở trạng thái sẵn sàng rồi. Có nghĩa là, lúc đó, các tín hiệu đã được chuyển về và xử lý, chứ không phải cái công tắc nào đó kích hoạt đâu. Các công tắc cũng được coi như là cảm biến. Khi hệ thống ở trạng thái hoạt động thì là do kết quả xử lý thông tin từ nhiều tín hiệu khác nhau, nên không thể cho rằng cái công tắc kia kích hoạt hệ thống được
 

nhokmiko123

Tài xế O-H
Khi khóa điện bật rồi, thì toàn bộ hệ thống đã ở trạng thái sẵn sàng rồi. Có nghĩa là, lúc đó, các tín hiệu đã được chuyển về và xử lý, chứ không phải cái công tắc nào đó kích hoạt đâu. Các công tắc cũng được coi như là cảm biến. Khi hệ thống ở trạng thái hoạt động thì là do kết quả xử lý thông tin từ nhiều tín hiệu khác nhau, nên không thể cho rằng cái công tắc kia kích hoạt hệ thống được
upload_2015-8-14_13-33-9.png

Đây, cái công tắc này nó làm nhiệm vụ đấy mà bác. Với cả không đạp để cái công tắc đóng thì hệ thống đâu có hoạt động được.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Cả 2 bác đều nói đúng. Công tắc + khóa điện ON thì ABS mới hoạt động.
Công tắc điện thì đương nhiên vô tác dụng nếu không có điện.
Có điện nhưng công tắc không hoạt động thì ABS trở thành phanh thường.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
View attachment 34250
Đây, cái công tắc này nó làm nhiệm vụ đấy mà bác. Với cả không đạp để cái công tắc đóng thì hệ thống đâu có hoạt động được.
Cũng chẳng quá quan trọng đâu. Bác và tôi thực ra đang hiểu khác nhau về cái chữ "hoạt động". Thôi thì ai hiểu thế nào thì cứ làm thế đó theo cách mà mình hiểu
 

thanhco1983

Tài xế O-H
- Còn khi đạp phanh mà rung chân phanh => Chứng tỏ ABS hoạt động là đúng.
Lực & phản lực. Kể cả nó là chất lỏng, (dầu thủy lực), hay khí.
- ABS nó nhấp nhả bao nhiêu lần thì bàn đạp rung động bấy nhiêu lần.
- Không có ABS thì đạp 1 cái bàn đạp nó chỉ rung 1 lần thôi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên