Sơ lược về các cảm biến P.2

phamvanhieu280894
Bình luận: 5Lượt xem: 3,181

phamvanhieu280894

Tài xế O-H
Tiếp nối bài hôm qua em xin viết tiếp về 1 số cảm biến
Cảm biến áp suất đường ống nạp (Cảm biến chân không)
Cảm biến áp suất đường ống nạp được dùng cho hệ thống EFI kiểu D để cảm nhận áp suất đường ống nạp. Đây là một trong những cảm biến quan trọng nhất trong EFI kiểu D.
Bằng cách gắn một IC vào cảm biến này, cảm biến áp suất đường ống nạp cảm nhận được áp suất đường ống nạp như một tín hiệu PIM. Sau đó ECU động cơ xác định được thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản trên cơ sở của tín hiệu PIM này.
Như trình bày ở hình minh họa, một chíp silic kết hợp với một buồng chân không được duy trì ở độ chân không định trước, được gắn vào bộ cảm biến này. Một phía của chip này được lộ ra với áp suất của đường ống nạp và phía bên kia thông với buồng chân không bên trong. Vì vậy, không cần phải hiệu chỉnh mức bù cho độ cao lớn vì áp suất của đường ống nạp có thể đo được chính xác ngay cả khi độ cao này thay đổi.
Cấu tạo

  • Chíp silic có một bên thông với buồng chân không, một bên thông với ống nối đường ống nạp
  • Sự thay đổi áp suất sẽ thay đổi hình dạng chíp silic và làm cho giá trị điện trở của chíp silic cũng thay đổi theo
  • Sự thay đổi của điện trở được chuyển hóa thành 1 dạng tín hiệu điện áp gửi đến ECM ở cực PIM
  • ECU cần biết tín hiệu này để điều chỉnh lượng phun và góc phun sớm
Đường đặc tính
  • Điện áp gửi về ECU thấp khi có áp suất hút và điện áp gửi về ECU cao khi có áp suất tăng áp từ tuabin
  • Lúc công tắc bật On điện áp gửi về ở khoảng 2.4 đến 3.1V
  • Khi cấp áp suất chân không khoảng 40kPa thì điện áp gửi về ECU khoảng 1.3 đến 1,9V
  • Khi cấp áp suất chân không khoảng 170kPa thì điện áp gửi về ECU khoảng 3.7 đến 4.3V
Sơ đồ mạch điện
Lưu ý khi sửa chữa
Nếu ống chân không được nối với cảm biến này bị rời ra, lượng phun nhiên liệu sẽ đạt mức cao nhất, và động cơ sẽ không chạy ở chế độ thích hợp. Ngoài ra nếu giắc nối này bị rời ra, ECU của động cơ sẽ chuyển sang chế độ an toàn.
Cảm biến nhiệt độ nước /Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Cảm biến nhiệt độ khí nạp này đo nhiệt độ của không khí nạp.
Cảm biến nhiệt độ nước và cảm biến nhiệt độ khí nạp đã được gắn các nhiệt điện trở bên trong, mà nhiệt độ càng thấp, trị số điện trở càng lớn, ngược lại, nhiệt độ càng cao, trị số điện càng thấp. Và sự thay đổi về giá trị điện trở của nhiệt điện trở này được sử dụng để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ của nước làm mát và không khí nạp.
1. Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ của nước làm mát động cơ thấp, phải tăng tốc độ chạy không tải, tăng thời gian phun, góc đánh lửa sớm, v.v... nhằm cải thiện khả năng làm việc và để hâm nóng. Vì vậy, cảm biến nhiệt độ nước không thể thiếu được đối với hệ thống điều khiển động cơ.
2. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp này đo nhiệt độ của không khí nạp. Lượng và mật độ không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ của không khí. Vì vậy cho dù lượng không khí được cảm biến lưu lượng khí nạp phát hiện là không thay đổi, lượng nhiên liệu phun phải được hiệu chỉnh. Tuy nhiên cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây sấy trực tiếp đo khối lượng không khí. Vì vậy không cần phải hiệu chỉnh.
Các bộ tạo tín hiệu G và NE(Cảm biến trục cam,trục khuỷu )
Tín hiệu G và NE được tạo ra bởi cuộn nhận tín hiệu, bao gồm một cảm biến vị trí trục cam hoặc cảm biến vị trí trục khuỷu, và đĩa tín hiệu hoặc rôto tín hiệu. Thông tin từ hai tín hiệu này được kết hợp bởi ECU động cơ để phát hiện đầy đủ góc của trục khuỷu và tốc độ động cơ.
Hai tín hiệu này không chỉ rất quan trọng đối với các hệ thống EFI mà còn quan trọng đối với cả hệ thống ESA.
Loại đặt trong bộ chia điện
Loại này có một rôto tín hiệu và cuộn nhận tín hiệu tương ứng với tín hiệu G và NE nằm trong bộ chia điện.
Số răng của rôto và số cuộn nhận tín hiệu khác nhau tuỳ theo kiểu động cơ.
1. Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)
CHÚ Ý KHI SỬA CHỮA:
Khi ECU động cơ không nhận được tín hiệu G từ cảm biến này, có kiểu xe vẫn để động cơ chạy và có kiểu xe động cơ chết máy
2. Cảm biến vị trí của trục khuỷu (bộ tạo tín hiệu NE)
CHÚ Ý KHI SỬA CHỮA:
Khi ECU động cơ không nhận được tín hiệu NE từ cảm biến này, ECU động cơ xác định rằng động cơ đã ngừng chạy, làm cho động cơ chết máy.

Vẫn còn P3 cho các cụ ạ. Xin các cụ ít xăng thôi:rolleyes::rolleyes::rolleyes::D:D
 

moivaonghe123

Tài xế O-H
Tiếp nối bài hôm qua em xin viết tiếp về 1 số cảm biến
Cảm biến áp suất đường ống nạp (Cảm biến chân không)
Cảm biến áp suất đường ống nạp được dùng cho hệ thống EFI kiểu D để cảm nhận áp suất đường ống nạp. Đây là một trong những cảm biến quan trọng nhất trong EFI kiểu D.
Bằng cách gắn một IC vào cảm biến này, cảm biến áp suất đường ống nạp cảm nhận được áp suất đường ống nạp như một tín hiệu PIM. Sau đó ECU động cơ xác định được thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản trên cơ sở của tín hiệu PIM này.
Như trình bày ở hình minh họa, một chíp silic kết hợp với một buồng chân không được duy trì ở độ chân không định trước, được gắn vào bộ cảm biến này. Một phía của chip này được lộ ra với áp suất của đường ống nạp và phía bên kia thông với buồng chân không bên trong. Vì vậy, không cần phải hiệu chỉnh mức bù cho độ cao lớn vì áp suất của đường ống nạp có thể đo được chính xác ngay cả khi độ cao này thay đổi.
Cấu tạo

  • Chíp silic có một bên thông với buồng chân không, một bên thông với ống nối đường ống nạp
  • Sự thay đổi áp suất sẽ thay đổi hình dạng chíp silic và làm cho giá trị điện trở của chíp silic cũng thay đổi theo
  • Sự thay đổi của điện trở được chuyển hóa thành 1 dạng tín hiệu điện áp gửi đến ECM ở cực PIM
  • ECU cần biết tín hiệu này để điều chỉnh lượng phun và góc phun sớm
Đường đặc tính
  • Điện áp gửi về ECU thấp khi có áp suất hút và điện áp gửi về ECU cao khi có áp suất tăng áp từ tuabin
  • Lúc công tắc bật On điện áp gửi về ở khoảng 2.4 đến 3.1V
  • Khi cấp áp suất chân không khoảng 40kPa thì điện áp gửi về ECU khoảng 1.3 đến 1,9V
  • Khi cấp áp suất chân không khoảng 170kPa thì điện áp gửi về ECU khoảng 3.7 đến 4.3V
Sơ đồ mạch điện
Lưu ý khi sửa chữa
Nếu ống chân không được nối với cảm biến này bị rời ra, lượng phun nhiên liệu sẽ đạt mức cao nhất, và động cơ sẽ không chạy ở chế độ thích hợp. Ngoài ra nếu giắc nối này bị rời ra, ECU của động cơ sẽ chuyển sang chế độ an toàn.
Cảm biến nhiệt độ nước /Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Cảm biến nhiệt độ khí nạp này đo nhiệt độ của không khí nạp.
Cảm biến nhiệt độ nước và cảm biến nhiệt độ khí nạp đã được gắn các nhiệt điện trở bên trong, mà nhiệt độ càng thấp, trị số điện trở càng lớn, ngược lại, nhiệt độ càng cao, trị số điện càng thấp. Và sự thay đổi về giá trị điện trở của nhiệt điện trở này được sử dụng để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ của nước làm mát và không khí nạp.
1. Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ của nước làm mát động cơ thấp, phải tăng tốc độ chạy không tải, tăng thời gian phun, góc đánh lửa sớm, v.v... nhằm cải thiện khả năng làm việc và để hâm nóng. Vì vậy, cảm biến nhiệt độ nước không thể thiếu được đối với hệ thống điều khiển động cơ.
2. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp này đo nhiệt độ của không khí nạp. Lượng và mật độ không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ của không khí. Vì vậy cho dù lượng không khí được cảm biến lưu lượng khí nạp phát hiện là không thay đổi, lượng nhiên liệu phun phải được hiệu chỉnh. Tuy nhiên cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây sấy trực tiếp đo khối lượng không khí. Vì vậy không cần phải hiệu chỉnh.
Các bộ tạo tín hiệu G và NE(Cảm biến trục cam,trục khuỷu )
Tín hiệu G và NE được tạo ra bởi cuộn nhận tín hiệu, bao gồm một cảm biến vị trí trục cam hoặc cảm biến vị trí trục khuỷu, và đĩa tín hiệu hoặc rôto tín hiệu. Thông tin từ hai tín hiệu này được kết hợp bởi ECU động cơ để phát hiện đầy đủ góc của trục khuỷu và tốc độ động cơ.
Hai tín hiệu này không chỉ rất quan trọng đối với các hệ thống EFI mà còn quan trọng đối với cả hệ thống ESA.
Loại đặt trong bộ chia điện
Loại này có một rôto tín hiệu và cuộn nhận tín hiệu tương ứng với tín hiệu G và NE nằm trong bộ chia điện.
Số răng của rôto và số cuộn nhận tín hiệu khác nhau tuỳ theo kiểu động cơ.
1. Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)
CHÚ Ý KHI SỬA CHỮA:
Khi ECU động cơ không nhận được tín hiệu G từ cảm biến này, có kiểu xe vẫn để động cơ chạy và có kiểu xe động cơ chết máy
2. Cảm biến vị trí của trục khuỷu (bộ tạo tín hiệu NE)
CHÚ Ý KHI SỬA CHỮA:
Khi ECU động cơ không nhận được tín hiệu NE từ cảm biến này, ECU động cơ xác định rằng động cơ đã ngừng chạy, làm cho động cơ chết máy.

Vẫn còn P3 cho các cụ ạ. Xin các cụ ít xăng thôi:rolleyes::rolleyes::rolleyes::D:D
Rất hay e đã đổ xăng cho bác chỉ tiếc là không có nút đổ đầy bình hoặc chàn bình cho bác mong p3 của bác
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên