Cấu tạo nâng hạ kính

Fob
Fob
Bình luận: 13Lượt xem: 16,605

Fob

Tài xế O-H
1. Bắt bệnh:

- Mô tơ hư: Nếu đo điện đóm đều có đủ thì lúc đó ta nghi nghờ mô tô là nhiều nhất. Tuy nhiên để chắc chắn ta nên lấy lửa và âm chích vô mô tơ để kiểm tra xem mô tơ có quay không (cho quay nhiều lần để chắc chắn mô tơ bình thường), lúc đó nguyên nhân có thể là do mối nối nào đó không tiếp xúc tốt và khi ta đo điện đóm thì lại trùng vô lúc mối nối nào đó tiếp xúc tốt lại, làm ta nghi nghờ mô tơ hư và tháo mô tơ ra sửa banh chành.

- Chạm mạch (cháy cầu chì liên tục):

+ Rút từng công tắc phụ và tổng ra xem có hết đụng không, nếu hết đụng là do đụng ở công tắc

+ Nếu rút hết mà vẫn bị đụng thì là do đụng đường dây, đầu rắc.

- Xác định dây ở công tắc tài:

+ Dù công tắc tài có bao nhiêu dây đi nữa, thì đưa đến các cửa đều sẽ là 2 dây mô tơ, vì thế ta chỉ việc ấn lên xuống từng nút công tắc và kẹp bút thử điện ra mass hoặc dương, rồi chấm vào từng dây để tìm 2 dây sáng đèn khi ấn từng công tắc lên xuống. Hai dây mô tơ này thường được nối với mass sẵn ở bên trong công tắc tài (để khi đảo chiều sẽ có âm sẵn, thường thì là nối mass sẵn chứ không nối dương để tránh chập cháy). Công tắc bên tài cũng có thể ngắt mass khi bấm lock, để 2 dây mô tơ này không còn nối mass sẵn nữa (muốn biết chính xác thì có thể đo tại đầu rắc cửa phụ xem dương âm thế nào, sau đó bấm lock cửa rồi đo lại lần nữa để so sánh)



+ Ngoài 2 dây mô tơ đến mỗi cửa thì còn có dây dương đến mỗi cửa. Thường có 2 dương kéo vô công tắc tài nhưng cửa bên tài chỉ sử dụng một dương đó, còn 1 dương còn lại được kéo từ công tắc tài ra lại và kéo đến mỗi cửa phụ (mục đích đưa dương vào công tắc tài rồi lại từ công tắc tài đi tới các cửa phụ ------> để ngắt dương đến các cửa phụ khi bấm lock). Cũng có thể không cần phải đến 2 dương đưa vào công tắc tài, mà chỉ cần 1 dương xài cho cửa bên tài là đủ, việc lock các cửa phụ còn lại có thể làm bằng cách ngắt mass đến các cửa phụ (xem lại ý ở trên)



+ Có 2 dây tự động (auto) ở công tắc tài.



+ Công tắc cửa phụ hoạt động đảo chiều theo nguyên lý dùng 2 rờ le nhỏ 5 chân gắn trong công tắc hoặc mặt vít đảo chiều, còn công tắc tài cũng vậy.

+ Dạng công tắc 14 dây của toyota:

@ 2 dương, 2 âm, 2 xuống mô tơ tài xế, 6 xuống công tắc ba cửa phụ, 2 dây điều khiển khóa và mở cửa về rơ le hoặc hộp điều khiển khóa cửa (2 dây này thường nhỏ hơn).

@ Khi chưa ấn nút nào hết, tìm 2 chân nào thông với nhau mà không thông với tất cả dây còn lại thì đó là 2 dương. Lần lượt ấn 4 công tắc nâng hạ kính tìm 8 chân khiển 4 cửa. Còn lại là âm và khiển khóa cửa. Một số công tắc đời sau này phải cấp nguồn vào công tắc và đo điện áp khiển ra chứ không đo thông mạch được.






- Kính không lên hết:

+ Mô tơ yếu

+ Cáp lỏng

+ Miếng zoăn giữ kính lỏng,làm kính lắc, kính sẽ chèo khi đi lên, làm kính không lên nỗi



- Kính lúc chạy lúc không: nóng nên tự ngắt do cầu chì nhiệt













2. Cấu tạo:









2.1. Cáp xoắn:

















2.2. Hình kéo:





2.3. Cáp Bowden kép:












2.4. Công tắc đảo chiều sử dụng mặt vít:

- Đối với loại này thì "các mặt vít cùng dương hoặc âm" có thể bắt chéo nhau để tạo ra các trường hợp 4 đầu dây - 5 đầu dây - 6 đầu dây.
- "Các mặt vít cùng dương hoặc cùng âm" có thể bắt chéo nhau để đi chung ra 1 dây để tiết kiệm dây.







































2.5. Mô tơ:

- Có những mô tơ dạng cơ (chỉ có 2 đầu dây)

- Có những mô tơ dạng hiện đại hơn (đầu rắc sẽ có nhiều dây hơn), bổ sung nhiều tính năng như:

+ Tự động lên và xuống;

+ Tự dừng kính khi gặp vật cản sẽ dịch xuống khoảng 50 mm (như toyota)

+ Tự quay 45 giây khi tài xe tắt chìa khóa về nấc ACC hoặc LOCK, hoặc khi khóa cửa xe bằng chìa; hoặc khi khóa cửa xe bằng remot









3. Nguyên lý hoạt động:

3.1. Sơ đồ dạng mặt vít đảo chiều:













3.2. Sơ đồ chế độ từ sơ đồ mặt vít đảo chiều:

- Sử dụng 2 rờ le 5 chân cùng với "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe" hoặc độ bằng "công tắc 3 chân bình thường":













Khi sử dụng công tắc này thì chức năng điều khiển từ bên tài không còn nữa, do 2 dây mass từ bên tài kéo tới công tắc phụ không còn được sử dụng





- Sử dụng 1 rờ le 5 chân cùng với "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe": hình như không thể thay thế "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe" bằng "công tắc 3 chân bình thường" được















3.3. Sơ đồ dạng sử dụng điện tử:

3.3.1. Sử dụng đóng mở bằng tay:

- Khi bật IG và công tắc bấm kính được bấm lên nửa chừng thì tín hiệu UP (lên) bằng tay sẽ được truyền tới IC và sẽ xảy ra sự thay đổi sau đây:

+ Tranzistor Tr: On (bật)

+ Rờ le UP: On (bật)

+ Rờ le DOWN: tiếp mass

- Khi bật IG và công tắc bấm kính được bấm xuống nửa chừng thì tín hiệu DOWN (xuống) bằng tay sẽ được truyền tới IC và sẽ xảy ra sự thay đổi sau đây:

+ Tranzistor Tr: On (bật)

+ Rờ le DOWN: On (bật)

+ Rờ le UP: tiếp mass

- Một số xe sử dụng cầu chì nhiệt PTC hoặc bộ ngắt mạch để không cho dòng điện quá lớn đi vào mô tơ












3.3.2. Sử dụng đóng mở bằng tự động:

- Khi công tắc bật IG và công tắc bấm kính được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu UP (lên) tự động sẽ truyền tới IC:
+ IC có mạch định thời, và mạch này sẽ duy trì trạng thái ON lớn nhất (khoảng 10 giây) khi tín hiệu UP (lên) tự động được truyền vào IC
+ Khi kính lên hết thì IC xác định được tín hiệu khóa mô tơ từ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế, hoặc mô tơ sẽ dừng lại khi mạch định thời của IC (đã nói ở trên) tắt.









3.3.3. Chức năng chống kẹt cửa sổ:

- Có 2 bộ phận để nhận biết cửa bị kẹt: công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ
- Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ của mô tơ thành tín hiệu xung. Sự kẹt cửa sổ được xác định bằng sự thay đổi chiều dài của sóng xung
- Còn công tắc hạn chế thì phân biệt sự thay đổi giữa chiều dài sóng của tín hiệu xung khi cửa bị kẹt với chiều dài sóng của tín hiệu xung khi cửa đóng hoàn toàn (khi đai của vành răng bị đứng im thì công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi này)
- Cách hoạt động: Khi nhận được tín hiệu từ công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ thì rờ le UP sẽ bị tắt và bật rờ le DOWN khoảng 1 giây.
- Thiết lập lại chức năng chống kẹt cửa sổ:
+ Thiết lập lại khi gặp những trường hợp:
@ Bộ nâng hạ cửa sổ và mô tơ bị tháo ra
@ Bộ nâng hạ cửa sổ đã kích hoạt mà lại không lắp kính
+ Mô tơ cần phải thiết lập lại về vị trí xuất phát của công tắc hạn chế
+ Cách thiết lập lại (lấy xe COROLLA NZE 12# làm ví dụ):
@ Cắm rắc mô tơ và công tắc bấm kính
@ Bật khóa điện ở vị tri IG và bật công tắc bấm kính chiều UP khoảng 4 giây hoặc hơn (khoảng từ 6 đến 10 vòng quay). Lưu ý là cho chạy không tải







-





3.3.4. Chức năng điều khiển cửa số khi tắt khóa đện:

- Điều khiển sự hoạt động của "rờ le chính" dựa vô hộp lock cửa
- Khi tắt khóa về ACC hoặc LOCK thì rờ le tổ hợp xác định sự thay đổi này, nên sẽ kích hoạt mạch định thời của bên bấm kính và giữ "rờ le chính" ở trạng thái bật khoảng 45 giây
- Khi rờ le tổ hợp xác định việc mở cửa dựa trên tín hiệu truyền từ công tắc cửa thì rờ le này sẽ ngăt rờ le chính điều khiển cửa sổ điện
- Một số kiểu xe thì có mạch định thời trong công tắc bấm kính chính để điều khiển chức năng điều khiển cửa khi tắt khóa điện






nguồn: bikipcuatoi
 

ledoan

Tài xế O-H
1. Bắt bệnh:

- Mô tơ hư: Nếu đo điện đóm đều có đủ thì lúc đó ta nghi nghờ mô tô là nhiều nhất. Tuy nhiên để chắc chắn ta nên lấy lửa và âm chích vô mô tơ để kiểm tra xem mô tơ có quay không (cho quay nhiều lần để chắc chắn mô tơ bình thường), lúc đó nguyên nhân có thể là do mối nối nào đó không tiếp xúc tốt và khi ta đo điện đóm thì lại trùng vô lúc mối nối nào đó tiếp xúc tốt lại, làm ta nghi nghờ mô tơ hư và tháo mô tơ ra sửa banh chành.

- Chạm mạch (cháy cầu chì liên tục):

+ Rút từng công tắc phụ và tổng ra xem có hết đụng không, nếu hết đụng là do đụng ở công tắc

+ Nếu rút hết mà vẫn bị đụng thì là do đụng đường dây, đầu rắc.

- Xác định dây ở công tắc tài:

+ Dù công tắc tài có bao nhiêu dây đi nữa, thì đưa đến các cửa đều sẽ là 2 dây mô tơ, vì thế ta chỉ việc ấn lên xuống từng nút công tắc và kẹp bút thử điện ra mass hoặc dương, rồi chấm vào từng dây để tìm 2 dây sáng đèn khi ấn từng công tắc lên xuống. Hai dây mô tơ này thường được nối với mass sẵn ở bên trong công tắc tài (để khi đảo chiều sẽ có âm sẵn, thường thì là nối mass sẵn chứ không nối dương để tránh chập cháy). Công tắc bên tài cũng có thể ngắt mass khi bấm lock, để 2 dây mô tơ này không còn nối mass sẵn nữa (muốn biết chính xác thì có thể đo tại đầu rắc cửa phụ xem dương âm thế nào, sau đó bấm lock cửa rồi đo lại lần nữa để so sánh)



+ Ngoài 2 dây mô tơ đến mỗi cửa thì còn có dây dương đến mỗi cửa. Thường có 2 dương kéo vô công tắc tài nhưng cửa bên tài chỉ sử dụng một dương đó, còn 1 dương còn lại được kéo từ công tắc tài ra lại và kéo đến mỗi cửa phụ (mục đích đưa dương vào công tắc tài rồi lại từ công tắc tài đi tới các cửa phụ ------> để ngắt dương đến các cửa phụ khi bấm lock). Cũng có thể không cần phải đến 2 dương đưa vào công tắc tài, mà chỉ cần 1 dương xài cho cửa bên tài là đủ, việc lock các cửa phụ còn lại có thể làm bằng cách ngắt mass đến các cửa phụ (xem lại ý ở trên)



+ Có 2 dây tự động (auto) ở công tắc tài.



+ Công tắc cửa phụ hoạt động đảo chiều theo nguyên lý dùng 2 rờ le nhỏ 5 chân gắn trong công tắc hoặc mặt vít đảo chiều, còn công tắc tài cũng vậy.

+ Dạng công tắc 14 dây của toyota:

@ 2 dương, 2 âm, 2 xuống mô tơ tài xế, 6 xuống công tắc ba cửa phụ, 2 dây điều khiển khóa và mở cửa về rơ le hoặc hộp điều khiển khóa cửa (2 dây này thường nhỏ hơn).

@ Khi chưa ấn nút nào hết, tìm 2 chân nào thông với nhau mà không thông với tất cả dây còn lại thì đó là 2 dương. Lần lượt ấn 4 công tắc nâng hạ kính tìm 8 chân khiển 4 cửa. Còn lại là âm và khiển khóa cửa. Một số công tắc đời sau này phải cấp nguồn vào công tắc và đo điện áp khiển ra chứ không đo thông mạch được.






- Kính không lên hết:

+ Mô tơ yếu

+ Cáp lỏng

+ Miếng zoăn giữ kính lỏng,làm kính lắc, kính sẽ chèo khi đi lên, làm kính không lên nỗi



- Kính lúc chạy lúc không: nóng nên tự ngắt do cầu chì nhiệt













2. Cấu tạo:









2.1. Cáp xoắn:

















2.2. Hình kéo:





2.3. Cáp Bowden kép:












2.4. Công tắc đảo chiều sử dụng mặt vít:

- Đối với loại này thì "các mặt vít cùng dương hoặc âm" có thể bắt chéo nhau để tạo ra các trường hợp 4 đầu dây - 5 đầu dây - 6 đầu dây.
- "Các mặt vít cùng dương hoặc cùng âm" có thể bắt chéo nhau để đi chung ra 1 dây để tiết kiệm dây.







































2.5. Mô tơ:

- Có những mô tơ dạng cơ (chỉ có 2 đầu dây)

- Có những mô tơ dạng hiện đại hơn (đầu rắc sẽ có nhiều dây hơn), bổ sung nhiều tính năng như:

+ Tự động lên và xuống;

+ Tự dừng kính khi gặp vật cản sẽ dịch xuống khoảng 50 mm (như toyota)

+ Tự quay 45 giây khi tài xe tắt chìa khóa về nấc ACC hoặc LOCK, hoặc khi khóa cửa xe bằng chìa; hoặc khi khóa cửa xe bằng remot









3. Nguyên lý hoạt động:

3.1. Sơ đồ dạng mặt vít đảo chiều:













3.2. Sơ đồ chế độ từ sơ đồ mặt vít đảo chiều:

- Sử dụng 2 rờ le 5 chân cùng với "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe" hoặc độ bằng "công tắc 3 chân bình thường":













Khi sử dụng công tắc này thì chức năng điều khiển từ bên tài không còn nữa, do 2 dây mass từ bên tài kéo tới công tắc phụ không còn được sử dụng





- Sử dụng 1 rờ le 5 chân cùng với "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe": hình như không thể thay thế "công tắc phụ 5 chân có sẵn trên xe" bằng "công tắc 3 chân bình thường" được















3.3. Sơ đồ dạng sử dụng điện tử:

3.3.1. Sử dụng đóng mở bằng tay:

- Khi bật IG và công tắc bấm kính được bấm lên nửa chừng thì tín hiệu UP (lên) bằng tay sẽ được truyền tới IC và sẽ xảy ra sự thay đổi sau đây:

+ Tranzistor Tr: On (bật)

+ Rờ le UP: On (bật)

+ Rờ le DOWN: tiếp mass

- Khi bật IG và công tắc bấm kính được bấm xuống nửa chừng thì tín hiệu DOWN (xuống) bằng tay sẽ được truyền tới IC và sẽ xảy ra sự thay đổi sau đây:

+ Tranzistor Tr: On (bật)

+ Rờ le DOWN: On (bật)

+ Rờ le UP: tiếp mass

- Một số xe sử dụng cầu chì nhiệt PTC hoặc bộ ngắt mạch để không cho dòng điện quá lớn đi vào mô tơ












3.3.2. Sử dụng đóng mở bằng tự động:

- Khi công tắc bật IG và công tắc bấm kính được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu UP (lên) tự động sẽ truyền tới IC:
+ IC có mạch định thời, và mạch này sẽ duy trì trạng thái ON lớn nhất (khoảng 10 giây) khi tín hiệu UP (lên) tự động được truyền vào IC
+ Khi kính lên hết thì IC xác định được tín hiệu khóa mô tơ từ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế, hoặc mô tơ sẽ dừng lại khi mạch định thời của IC (đã nói ở trên) tắt.









3.3.3. Chức năng chống kẹt cửa sổ:

- Có 2 bộ phận để nhận biết cửa bị kẹt: công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ
- Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ của mô tơ thành tín hiệu xung. Sự kẹt cửa sổ được xác định bằng sự thay đổi chiều dài của sóng xung
- Còn công tắc hạn chế thì phân biệt sự thay đổi giữa chiều dài sóng của tín hiệu xung khi cửa bị kẹt với chiều dài sóng của tín hiệu xung khi cửa đóng hoàn toàn (khi đai của vành răng bị đứng im thì công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi này)
- Cách hoạt động: Khi nhận được tín hiệu từ công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ thì rờ le UP sẽ bị tắt và bật rờ le DOWN khoảng 1 giây.
- Thiết lập lại chức năng chống kẹt cửa sổ:
+ Thiết lập lại khi gặp những trường hợp:
@ Bộ nâng hạ cửa sổ và mô tơ bị tháo ra
@ Bộ nâng hạ cửa sổ đã kích hoạt mà lại không lắp kính
+ Mô tơ cần phải thiết lập lại về vị trí xuất phát của công tắc hạn chế
+ Cách thiết lập lại (lấy xe COROLLA NZE 12# làm ví dụ):
@ Cắm rắc mô tơ và công tắc bấm kính
@ Bật khóa điện ở vị tri IG và bật công tắc bấm kính chiều UP khoảng 4 giây hoặc hơn (khoảng từ 6 đến 10 vòng quay). Lưu ý là cho chạy không tải







-





3.3.4. Chức năng điều khiển cửa số khi tắt khóa đện:

- Điều khiển sự hoạt động của "rờ le chính" dựa vô hộp lock cửa
- Khi tắt khóa về ACC hoặc LOCK thì rờ le tổ hợp xác định sự thay đổi này, nên sẽ kích hoạt mạch định thời của bên bấm kính và giữ "rờ le chính" ở trạng thái bật khoảng 45 giây
- Khi rờ le tổ hợp xác định việc mở cửa dựa trên tín hiệu truyền từ công tắc cửa thì rờ le này sẽ ngăt rờ le chính điều khiển cửa sổ điện
- Một số kiểu xe thì có mạch định thời trong công tắc bấm kính chính để điều khiển chức năng điều khiển cửa khi tắt khóa điện






nguồn: bikipcuatoi
Quá chi tiết cảm ơn bác nhiều
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên