Các bac tìm giúp em cấu tạo môbin đánh lửa tích hợp

V
Bình luận: 42Lượt xem: 38,063

bugi

Giữ xe
Nhân viên
em đang làm đồ án về hệ thống đánh lửa bán dẫn mà em tìm thấy tài liệu nói về hệ thống đánh lửa bán dẫn quá ít nên làm đồ án đang mắc kẹt khó làm quá các bác ah

Em trích dẫn tài liệu cho bác như sau:
Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa
1 Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện xoay chiều, một chiều có hiệu điện thế thấp (12 hoặc 24V) thành các xung điện thế cao (từ 15.000 đến 40.000V). Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được phân bố đến bougie của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí.
2 Yêu cầu
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua khe hở bougie trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.
- Tia tửa trên bougie phải đủ năng lượng và thời gian phóng để đốt cháy hoàn toàn hòa khí.
- Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.
- Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và độ rung xóc lớn.
- Sự mài mòn điện cực bougie phải nằm trong khoảng cho phép.
3 Phân loại
Hệ thống đánh lửa là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cấu tạo động cơ xăng. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô, hệ thống đánh lửa đã không ngừng được cải tiến, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mục đích hoàn thiện sự hoạt động của động cơ. Ngày nay, hệ thống đánh lửa cao áp được trang bị trên động cơ ôtô có rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào cấu tạo, hoạt động, phương pháp điều khiển, người ta phân loại hệ thống đánh lửa theo các cách phân loại sau:
Phân loại theo phương pháp tích lũy năng lượng:
- Hệ thống đánh lửa điện cảm (TI – Transistor Ignition System).
- Hệ thống đánh lửa điện dung (CDI – Capacitor Discharged Ignition System).
Phân loại theo phương pháp điều khiển bằng cảm biến:
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (breaker).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ (Electromagnetic Sensor) gồm 2 loại: loại nam châm đứng yên và loại nam châm quay.
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến Hall.
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến quang.
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến từ trở …
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến cộng hưởng.
Phân loại theo các phân bố điện cao áp:
- Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện-delco (Distributor Ignition System).
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp hay không có delco (Distributorless Ignition System).
Phân loại theo phương pháp điều khiển góc đánh lửa sớm:
- Hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng cơ khí (Mechanical Spark – Advance).
- Hệ thống đánh lửa với bộ điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử (ESA – Electronic Spark Advance).
Phân loại theo kiểu ngắt mạch sơ cấp:
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (Conventional ignition system).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Transistor (Transistor ignition system).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Thyristor (CDI).
 

bugi

Giữ xe
Nhân viên
Tiếp nữa này bác
Sơ đồ cấu trúc khối và sơ đồ mạch cơ bản
1 Sơ đồ cấu trúc khối

Sơ đồ cấu trúc chung của hệ thống đánh lửa

2 Sơ đồ mạch điện cơ bản


Sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống đánh lửa bán dẫn

Hệ thống đánh lửa thường (hệ thống CI-Conventional Ignition)
1 Sơ đồ và cấu tạo phần tử

Những thiết bị chủ yếu của HTĐL này là biến áp đánh lửa (bobine), điện trở phụ, bộ chia điện, bougie đánh lửa, khoá điện và nguồn điện một chiều (accu hoặc máy phát). Sơ đồ của hệ thống đánh lửa này trình bày trên hình dưới đây:

Sơ đồ chung của hệ thống CI
 

bugi

Giữ xe
Nhân viên
Tiếp nữa bác ơi
Cấu tạo phần tử
* Biến áp đánh lửa ( bobine )
Đây là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung điện có hiệu điện thế thấp (6, 12 hoặc 24V) thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12,000 ÷ 40,000V) để phục vụ cho vấn đề đánh lửa trong ôtô.

1 – Lỗ cắm dây cao áp 2 – Lò xo nối 3 – Cuộn giấy cách điện 4 – Lõi thép từ
5 – Sứ cách điện 6 – Nắp cách điện 7 – Vỏ 8 – Ống thép từ 9 – Cuộn sơ cấp
10 – Cuộn thứ cấp 11 – Đệm cách điện​
Lõi thép từ được ghép bằng các lá thép biến thế dầy 0,35mm và có lớp cách mặt để giảm ảnh hưởng của dòng điện xoáy (dòng Fuco). Lõi thép được chèn chặt trong ống các tông cách điện mà trên đó người ta quấn cuộn dây thứ cấp, gồm rất nhiều vòng dây (W2 = 19000 ÷ 26000 vòng) đường kính 0,07 ÷ 0,1 mm. Giữa các lớp dây của cuộn W2 có hai lớp giấy cách điện mỏng mà chiều rộng của lớp giấy rất lớn so với khoảng quấn dây để tránh trùng chéo các lớp dây và tránh bị đánh điện qua phần mặt bên của cuộn dây. Lớp dây đầu tiên kể từ ống các tông trong cùng và bốn lớp dây tiếp theo đó người ta không quấn các vòng dây sát nhau mà quấn cách nhau khoảng 1 ÷ 1,5 mm. Đầu của vòng dây đầu tiên đó được hàn ngay với lõi thép rồi thông qua lò xo dẫn lên điện cực trung tâm (cực cao thế ) của nắp cách điện.
Cuộn thứ cấp sau khi đã quấn xong được cố định trong ống các tông cách điện, mà trên đó có quấn cuộn dây sơ cấp với số vòng dây không lớn lắm (W1 = 250 ÷ 400 vòng), cỡ dây 0,69 ÷ 0,8 mm. Một đầu của cuộn sơ cấp được hàn vào một vít bắt dây khác trên nắp. Hai vít bắt dây này rỗng trong và to hơn vít thứ (lá vít gá hộp điện trở phụ). Toàn bộ khối gồm các cuộn dây và lõi thép đó được đặt trong ống thép tư, ghép bằng những lá thép biến thế uốn cong theo mặt trụ hở và các khe hở của những lá thép này đặt chệch nhau. Cuộn dây và ống thép đặt trong vỏ thép và cách điện ở phía đáy bằng miếng sứ, nắp là nắp cách điện làm bằng vật liệu cách điện cao cấp.
Đa số các bobine trước đây có đổ dầu biến thế để tăng tính an toan của biến áp, nhưng yêu cầu làm kín tương đối khó. Hiện nay, việc điều khiển thời gian ngậm điện bằng điện tử giúp các bobine ít nóng. Đồng thời, để đảm bảo năng lượng đánh lửa lớn ở tốc độ cao người ta tăng cường độ dòng ngắt và giảm độ tự cảm cuộn dây sơ cấp. Chính vì vậy, các bobine ngày nay có kích thước rất nhỏ, có mạch từ kín và không cần dầu biến áp để giải nhiệt. Các bobine loại này được gọi là bobine khô.

* Bộ chia điện
Bộ chia điện là một thiết bị quan trọng trong hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ tạo nên những xung điện ở mạch sơ cấp của HTĐL và phân phối điện cao thế đến các xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ đúng thời điểm quy định. Bộ chia điện có thể chia làm ba bộ phận: bộ phận tạo xung điện, bộ phận chia điện cao thế và các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa.

Cấu tạo bộ chia điện

......
 

lephu

Tài xế O-H
Default Hoạt động của các hệ thống đánh lửa

1 Nguyên lí hoạt động của kiểu bán dẫn
Hình 1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
1. Bộ phát tín hiệu phát ra tín hiệu đánh lửa.
2. Bộ đánh lửa (IC đánh lửa) nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy dòng sơ cấp.
3. Cuôn đánh lửa, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp.
4. Bộ chia điện sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi
5. Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí Thời điểm đánh lửa sớm được điều khiển bởi bộ đánh lửa sớm li tấm và bộ đánh lửa sớm chân không.
- Bộ đánh lửa sớm li tâm
Bộ đánh lửa sớm li tâm điều khiển đánh lửa sớm theo tốc độ của động cơ. Thông thường, vị trí các “quả văng” của bộ đánh lửa sớm li tâm được xác định bằng lò xo của nó. Khi tốc độ của trục bộ chia điện tăng lên cùng với tốc độ của động cơ, lực ly tâm vượt quá lực của lò xo, cho phép các quả văng tách xa ra. Kết quả là vị trí của rotor tín hiệu dịch chuyển vượt quá một góc đã định và cho đánh lửa sớm.
Hình 2. Bộ đánh lửa sớm li tâm
- Bộ đánh lửa sớm chân không
Bộ đánh lửa sớm chân không điều khiển đánh lửa sớm theo tải trọng của động cơ. Màng được liên kết với tấm ngắt thông qua thanh đẩy. Buồng màng được nối thông với cửa trước của đường ống nạp. Khi bướm ga hé mở, áp suất chân không từ cửa trước sẽ hút màng để làm quay tấm ngắt. Kết quả là bộ phát tín hiệu dịch chuyển, và gây ra đánh lửa sớm.
Hình 3. Bộ đánh lửa sớm chân không
2 Nguyên lí hoạt động của kiểu bán dẫn có ESA
Hình 4. Hệ thống đánh lửa bán dẫn có ESA
1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa tối *ưu, và gửi tín hiệu đánh lửa tới IC đánh lửa. (ECU động cơ cũng có tác dụng điều khiển đánh lửa sớm).
2. IC đánh lửa nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy dòng sơ cấp.
3. Bô bin, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp
4. Bộ chia điện sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi.
5. Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí
3 Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Hình 5. Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp (ĐLTT), bộ chia điện không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó, hệ thống ĐLTT cung cấp một bô bin cùng với một IC đánh lửa độc lập cho mỗi xy-lanh. Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc dây cao áp nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng độ bền. Đồng thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện từ, bởi vì không sử dụng tiếp điểm trong khu vực cao áp. Chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử). ECU của động cơ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối ưu đã được lưu giữ trong máy tính, dưới dạng một bản đồ ESA. So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống thông thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát ra.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp bao gồm các bộ phận sau đây:
Hình 6. Các thành phần của hệ thống đánh lửa trực tiếp
1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (NE):phát hiện góc quay trục khuỷu (tốc độ động cơ)
2. Cảm biến vị trí của trục cam (G): Nhận biết xy lanh, kỳ và theo dõi định thời của trục cam.
3. Cảm biến kích nổ (KNK): Phát hiện tiếng gõ của động cơ
4. Cảm biến vị trí bướm ga (VTA): Phát hiện góc mở của bướm ga
5. Cảm biến l*ưu lượng khí nạp (VG/PIM): Phát hiện lượng không khí nạp.
6. Cảm biến nhiệt độ nước (THW): Phát hiện nhiệt độ nước làm mát động cơ
7. Bô bin và IC đánh lửa: Đóng và ngắt dòng điện trong cuộn sơ cấp vào thời điểm tối *ưu. Gửi các tín hiệu IGF đến ECU động cơ.
8. ECU động cơ: Phát ra các tín hiệu IGT dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, và gửi tín hiệu đến bô bin có IC đánh lửa.
9. Bugi: Phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
Hình 7. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa trực tiếp
Bô bin có IC đánh lửa:
Thiết bị này bao gồm IC đánh lửa và bô bin kết hợp thành một cụm. Trước đây, dòng điện cao áp được dẫn đến xy lanh bằng dây cao áp. Nhö*ng nay, thì bô bin có thể nối trực tiếp đến bugi của từng xy lanh thông qua việc sử dụng bô bin kết hợp với IC đánh lửa. Khoảng cách dẫn điện cao áp được rút ngắn nhờ có nối trực tiếp bô bin với bugi, làm giảm tổn thất điện áp và nhiễu điện từ. Nhờ thế độ tin cậy của hệ thống đánh lửa được nâng cao.
Hình 8. Bô bin kết hợp với IC đánh lửa
Sau đây là một thí dụ về vận hành dựa trên DIS của động cơ 1NZ-FE, dùng bô bin kết hợp với IC đánh lửa.
1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm đánh lửa tối *ưu. (ECU của động cơ cũng có tác động đến việc điều khiển đánh lửa sớm)
2. ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến bô bin có IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa (1-3-4-2).
3. Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột, sẽ sinh ra dòng cao áp.
4. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số đã định.
5. Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây đánh lửa.
Hình 9. Sơ đồ của hệ thống đánh lửa 1NZ-FE
 
B

bao45th1

Khách
Mình sợ bạn chưa hiểu hết mình gửi tiếp cho bạn 2file sau:
1-Hệ thống đánh lửa trên ô tô:http://www.mediafire.com/download.php?ajgq4fjyuae3ijr
2-Hệ thống đánh lửa trên máy tính dạng ppt :http://www.mediafire.com/download.php?yq3xeo1dx7vi9oi
Nếu không hiểu xin bạn cứ báo cho mình, sẽ giúp bạn nha. Chào thân ái

---------- Post added at 03:29 AM ---------- Previous post was at 03:29 AM ----------

Mình sợ bạn chưa hiểu hết mình gửi tiếp cho bạn 2file sau:
1-Hệ thống đánh lửa trên ô tô:http://www.mediafire.com/download.php?ajgq4fjyuae3ijr
2-Hệ thống đánh lửa trên máy tính dạng ppt :http://www.mediafire.com/download.php?yq3xeo1dx7vi9oi
Nếu không hiểu xin bạn cứ báo cho mình, sẽ giúp bạn nha. Chào thân ái
 

n2viet

Tài xế O-H
mấy bác ơi, cho em hỏi tí: Các thông số như đường kính lõi thép (d), hay đường kính dây dẫn của bôbin tính như thế nào ạ?
bác nào có tài liệu nói về thông sô của bôbin không cho em với ?
 

vickytoan

Tài xế O-H
mấy bác ơi, cho em hỏi tí: Các thông số như đường kính lõi thép (d), hay đường kính dây dẫn của bôbin tính như thế nào ạ?
bác nào có tài liệu nói về thông sô của bôbin không cho em với ?

Bác n2viet muốn biết tính toán cái đó thì hỏi thầy hướng dẫn đồ án của bạn là sẽ rõ. Hỏi xong bày cho mình tính với.:)
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
mấy bác ơi, cho em hỏi tí: Các thông số như đường kính lõi thép (d), hay đường kính dây dẫn của bôbin tính như thế nào ạ?
bác nào có tài liệu nói về thông sô của bôbin không cho em với ?
Mấy cái này thì thằng kỹ sư ô tô có được học đâu
 

firefighter

Tài xế O-H
Tiếp nữa này bác
Sơ đồ cấu trúc khối và sơ đồ mạch cơ bản
1 Sơ đồ cấu trúc khối


Sơ đồ cấu trúc chung của hệ thống đánh lửa

2 Sơ đồ mạch điện cơ bản


Sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống đánh lửa bán dẫn

Hệ thống đánh lửa thường (hệ thống CI-Conventional Ignition)
1 Sơ đồ và cấu tạo phần tử


Những thiết bị chủ yếu của HTĐL này là biến áp đánh lửa (bobine), điện trở phụ, bộ chia điện, bougie đánh lửa, khoá điện và nguồn điện một chiều (accu hoặc máy phát). Sơ đồ của hệ thống đánh lửa này trình bày trên hình dưới đây:

Sơ đồ chung của hệ thống CI
sao cái điện trở phụ nó là một hộp hả bác. em tưởng nó nhỏ nhỏ xinh xinh năm trong bô bin chứ nhỉ
 

AutoLink

Tài xế O-H
sao cái điện trở phụ nó là một hộp hả bác. em tưởng nó nhỏ nhỏ xinh xinh năm trong bô bin chứ nhỉ
Điện trở phụ gọi là "Balast Resistor"
Vì dòng điện sơ cấp tương đối lớn nên cần điện trở phải vừa có trở kháng nhỏ mà công suất cao mới chịu nổi nên nó phải to bác ạ
upload_2017-5-31_15-59-57.png
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên