đọc trị số trên thước panme và thước kẹp.........??????????????

M
Bình luận: 25Lượt xem: 47,680

myself_ap

Tài xế O-H
Tình hình là lâu quá không sử dụng nên em quên mất cách sử dụng thước panme và thước kẹp rồi. Có bác nào rảnh rỗi và biết thì chỉ giùm em cách đọc trị số của thước panme và thước được không ạ. Nhớ cho em vài ví dụ cho rõ ràng luôn cho dễ hiểu chứ em tìm trên google mãi ma không thấy trang nào chỉ dẫn cho nên thân chút. Rất cảm ơn các pak và nếu có dịp em xin hậu tạ.
:7::7::7::7::7:
 

phanminhnhat

Học việc
* Đối với thước kẹp (Calip):


1. Đọc giá trị đến 1.0 mm
Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của điểm 0 trên thanh trượt
VD: như hình là 45 mm
2. Đọc giá trị phần thập phân:
Đọc tai điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính
VD: như hình là 25
3. Cách tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 + ( giá trị ở 2 x độ chính xác của thước thường được ghi trên thân VD: 0.02mm)
VD: độ chính xác của thước bạn cần đo là 0.02mm
45 + 25x0.02 = 45.5mm
- 1 VD khác: xem hình


* Đối với Panme:


(1-ống trượt ; 2-ống xoay ; 3-Du xích 1mm ; 4-Đường chuẩn trên ống trượt ; 5-Du xích 0.5mm)
1. Đọc giá trị đo đến 0.5mm
Đọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên thang đo của thân panme
VD: như hình là 55.5mm
2. Đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm
Đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau
VD: như hình là 0.45mm
3. Tính toán giá trị đo:
Lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 = 55.95mm
1 VD khác:

Như hình: 12.5 + 0.16 = 12.66mm
 

myself_ap

Tài xế O-H
Chao anh Nhat
em rất cảm ơn anh đã trả lời bài viết của em. Tuy nhiên thực sự em vẫn chưa hiểu lắm cách đọc trên thươc panme:
1. Đọc giá trị đo đến 0.5mm
Đọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên thang đo của thân panme
VD: như hình là 55.5mm
2. Đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm
Đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau
VD: như hình là 0.45mm
3. Tính toán giá trị đo:
Lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 = 55.95mm
Mong anh giải thích rõ ràng hơn cho em với tại sao lại có giá trị 55,5. Rồi thang đo 0,5 tại sao lại không tính và thang đo 0,01 thì tính như thế nào nhé.
Anh cố gắng chỉ giúp em 1 lần là em biết thôi. Nếu được anh có thể cho em 1 cái hẹn trên yahoo messenger vào buổi tối được không ah. Nick yahoo của em là myself_ap. Chân thành cảm ơn anh. mail em: vap09danang@gmail.com
 

phanminhnhat

Học việc
Mình xin trả lời cho bạn là:
- " Vì sao có giá trị 55.5 " : Bạn để ý trên thang đo của ống trượt có 2 dãy vạch theo ký hiệu trên hình là "3" là du xích 1mm và "5" là du xích 0.5mm (người ta chia như vậy cho dễ đọc thôi !). Ở đây mép ống xoay đang ở vị trí quá vạch 55 ở dãy trên và quá 1 vạch ở dãy dưới (vạch này tượng trưng cho 55 + 0.5 = 55.5 )
- Nhưng như bạn thấy thì trên hình mép ống xoay còn vượt giá trị 55.5mm 1 chút nên để có giá trị chính xác ta phải cộng thêm phần dư đó : Bây giờ ta đọc trên ống xoay, bạn thấy vạch 45 đang trùng với đường chuẩn trên ống trượt nên giá trị dư đó là 0,45mm và cộng lại: 55.5 + 0.45 = 55.95mm
P/S:
myself_ap đã viết:
Rồi thang đo 0,5 tại sao lại không tính và thang đo 0,01 thì tính như thế nào nhé
Hình như mình ghi hơi bị khó hiểu, nhưng bạn cứ hiểu đơn giản thôi: "Đọc giá trị đo đến 0.5mm" có nghĩa là mình đọc giá trị được ghi trên ống trượt đến giá trị .5 thì dừng >< Nếu VD như trên hình mép ống xoay chưa vượt quá vạch 0.5 (vạch ở dãy dưới-5 ) thì ta vẫn chỉ đọc ngang 55mm thôi, và sau đó đọc tiếp giá trị trên ống xoay rồi cộng vào và có kết quả đo = 55,....mm .
"Đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm" nghĩa là đọc giá trị của phần dư phía sau ta sẽ đọc vạch trên ống xoay trùng với đường chuẩn trên ống trượt, giá trị này sẽ lớn hơn 0.01mm và bé hơn 0.5mm vì nếu =0.5mm thì ta đã đưa lên bước "Đọc giá trị đo đến 0.5mm" rồi !

Hơi dài dòng, hi vọng bạn hiểu !!!:103:
 

PNTQ

Tài xế O-H
hic....! nhờ bác nhamminhnhat mà em cũng hiểu thêm về cách đo kiểu này còn mọi khi thì em đo cái gì đó em toàn đọc số to không ah còn số bé thì em bỏ qua lun............:D hic hic !
 

nguyenhung

Tài xế O-H
cách đọc giá trị trên thước kẹp: L = a + b.i
trong đó: a - số vạch trên thứoc chính bên trái vạch 0 của thước phụ.
b - khoảng cách giữa hai vạch trên thước phụ
i - vạch thứ i trên thước phụ trùng với một vạch bất kì trên thước chính.
như vậy trị số được đọc ở bài trên là 13 + 41.0.02 = 13.82 là chưa chính xác. kết quả theo mình phải là 13 + 21.0.02 = 13.42 mm
ở đây 0.02 chính khoảng cách giữa hai vạch trên thước phụ (độ chính xác của thước) = 1/50
21: là vạch thứ 21
 

locka92

Tài xế O-H
có nhiều cách đọc quá nhỉ, hôm nay mình mới được học nhưng cách đọc có chút khác
- Thước cặp: thì L=N+A/10 với N là giá trị ở thanh thước mà nằm ở bên trái số 0 ở du xích, A là điểm mà tại đó khắc du xích trùng với khắc thước. Vd ở bài trên thì L= 13+2/10=13.2.
-ở thước banme thì anh trên làm đung rồi nhưng giải thích chưa rỏ. Nó được tính theo CT: D=d+0.01n. d là chỉ số của khắc trên thước nằm sát bên phải của ống xoay. n là số thứ tự của khắc trên ống xoay mà trùng với đường chuẩn. Vd bài ở trên D=55.5+0.01*45=55.95
 

liem_guitar

Tài xế O-H
cách đọc giá trị trên thước kẹp: L = a + b.i
trong đó: a - số vạch trên thứoc chính bên trái vạch 0 của thước phụ.
b - khoảng cách giữa hai vạch trên thước phụ
i - vạch thứ i trên thước phụ trùng với một vạch bất kì trên thước chính.
như vậy trị số được đọc ở bài trên là 13 + 41.0.02 = 13.82 là chưa chính xác. kết quả theo mình phải là 13 + 21.0.02 = 13.42 mm
ở đây 0.02 chính khoảng cách giữa hai vạch trên thước phụ (độ chính xác của thước) = 1/50
21: là vạch thứ 21
Em cũng nhất trí với kết quả này !
 

codua

Tài xế O-H
Thước cặp

Phần thước cặp bác đọc sai rôi
* Đối với thước kẹp (Calip):


1. Đọc giá trị đến 1.0 mm
Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của điểm 0 trên thanh trượt
VD: như hình là 45 mm
2. Đọc giá trị phần thập phân:
Đọc tai điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính
VD: như hình là 25
3. Cách tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 + ( giá trị ở 2 x độ chính xác của thước thường được ghi trên thân VD: 0.02mm)
VD: độ chính xác của thước bạn cần đo là 0.02mm
45 + 25x0.02 = 45.5mm

Số đúng ở đây là 45+0.25=45.25 (Nhìn sơ thì vạch 0 nằm ở 1/4 của khoảng giữa 45 và 46 - OK)
Độ phân giải của thước là 0.05, độ chính xác trên thước đo này là 0.025 (độ phân giải/2).
Trường hợp dưới (nếu đọc theo bạn) thì là 13+0.41=13.41 (Tiếng anh là 41 phần trăm).
Còn tôi đọc là 13+0.03=13,03
Độ phân giải của thước này là 0.01 (Hundredths of mm), độ chính xác trên thước đo này là 0.005
 

codua

Tài xế O-H
13,416 dung sai + - 0,02mm
Dung sai +-0.02 tức là nằm trong khoảng -0.02 đến +0.02.
Như vậy 13.146 mm tức là nằm trong khoảng 13.126 đến 13.166
Bạn xem lại trong trang này "http://thuvienvatly.com/tai-lieu/neohacker/sgk-vat-ly-10/GTDT/Bai%20hoc/Bai7.Sai%20so%20cua%20phep%20do.htm":
d) Đối với mỗi loại dụng cụ đo đã chọn, có độ chính xác nhất định, ta có thể xác định sai số tuyệt đối gây bởi dụng cụ ΔA’ theo cấp chính xác của dụng cụ đo. Thông thường, sai số dụng cụ có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo
Ta đọc dước đến 0,25 tức một vạch nhỏ nhất là 0.01
 

dream2012

Tài xế O-H
134m sai số 10m là dung sai 10%,còn ở đây là dung sai 0,02% bạn xem lại kiến thức mình nhé.Độ dung sai đều ghi ở chuôi thước có thể o,o1,0,02 nên chọn mua loại thước có độ dung sai nhỏ nhất.Tôi chẳng cần phải xem lại cách đọc của tôi với thước cặp điện tử hiện thị số đều như nhau,tôi làm việc với thước cặp nhiều rồi tôi mà sai thì sản phẩm tôi trước nay đều sai hết à.
 

codua

Tài xế O-H
Sản phẩm của bạn không sai vì bạn đọc trên thước kẹp điện tử, nếu đọc trên thước cơ thì sai.
Cám ơn công nghệ điện tử!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên