Bảo dưỡng cơ cấu khuỷu – thanh truyền và cơ cấu phối khí

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 3,042

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Bảo dưỡng hàng ngày:
Lau chùi bụi bẩn ở động cơ và kiểm tra trạng thái của nó. Cạo đất, bụi bẩn ở động cơ bằng que cạo, dùng chổi lông tẩm dung dịch xút hoặc dung dịch bột giặt, cọ rửa sau đó lau khô. Không dùng xăng để cọ rửa động cơ vì như vậy có thểdẫn đến hỏa hoạn. Tình trạng của động cơ kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và nghe động cơ làm việc.
2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra độ bắt chặt của bộ động cơ. kiểm tra độ kín của chỗ nối nắp máy, dầu các te, phốt chắn dầu trục khuỷu. Độ hở của nắp máy có thể xác định căn cứ vào sự rò chảy ở thành thân máy. Xác định độ hở của dầu các te và phốt chắn dầu trục khuỷu căn cứ vào sự rò chảy của dầu.
Khi kiểm tra độ bắt chặt của bệ động cơ phải tháo lỏng chốt các đai ốc rồi siết chặt hết nấc và chốt lại.
3. Bảo dưỡng cấp 2:
Siết chặt các đai ốc bắt nắp máy. Nếu nắp bằng hợp kim nhôm thì siết chặt khi động cơ nguội bằng cần siết thường hoặc cần siết lực. Khi siết các mối ren phải siết đều, không giật mạnh và theo một trình tự nhất định đối với từng loại động cơ.
Việc siết chặt các te nhớt nên tiến hành khi đặt ôtô trên hầm sửa chữa. Trong trường hợp này phải khóa phanh tay, gài số chậm, đóng khóa điện, kê hòn chèn dưới bánh xe.
Khi siết các đai ốc phải dùng các dụng cụ tốt, đúng kích cỡ, không sử dụng clê miệng bị vênh hoặc bị mòn. Cấm dùng clê có kích thước lớn rồi đệm thêm hai miếng kim loại hai bên để tháo và siết đai ốc, nối dài tay clê bằng cách nối thêm clê thứ hai hoặc ống thép.
4. Bảo dưỡng theo mùa:
Kiểm tra tình trạng nhóm xy lanh pít tông của động cơ hai lần trong năm.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên