bảo quản máy công cụ

khoadongluc
Bình luận: 1Lượt xem: 2,084

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
I.KHÁI NIỆM CHUNG

- Bảo quản tốt máy sẽ tránh được tác hại của môi trường xung quanh và tránh được tải trọng cơ học tác dụng đến chúng trong thời gian không làm việc .Thời kỳ này liên quan đến việc sử dụng máy theo mùa hay các điều kiện sản xuất khác
- Phải tổ chức bảo quản máy nếu thời gian không sử dụng máy quá 10 ngày
- Có 2 dạng bảo quản :
+ Bảo quản ngắn hạn :nếu máy không làm việc từ 10 ngày đến 2 tháng
+ Bảo quản dài hạn : nếu máy không làm việc quá 2 tháng
- Các phương pháp bảo quản
+ Bảo quản trong kho kín : tức là người ta đưa máy vào trong gara , kho hoặc nhà chuyên dùngcho mục đích bảo quản , phuương pháp này áp dụng cho máy phức tạp và đắt tiền
+ Bảo quản ngoài trời :chủ yếu áp dụng cho bảo quán ngắn hạn xe máy tại các bãi lộ thiên hoặc có mái che
+Bảo quản hỗn hợp : là kết hợp cả 2 phương pháp trên Khi đo các máy cái vẫn để ngoài trời nhưng các bộ phận dễ bị phá huỷ thì được tháo ra bảo quản riêng trong kho
- Trong 3 phương pháp thì phương pháp bảo quản trong kho kín là tốt nhất,khi đó các máy được để trong kho kín ,sẽ ít chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh


II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NƠI BẢO QUẢN

1. Nơi bảo quản phải được bố trí ngay trên phạm vi sử dụng của cơ quan thi công ,không được bố trí gần khu vực nhà ở ( không nhỏ hơn 50m ) và gần kho xăng dầu mỡ (không nhỏ hơn 150m )
2. Tại nơi bảo quản phải có hàng rào bảo vệ , bề mặt phẳng và độ dốc 2 – 3o, nền phải đổ bêtông hoặc bêtông nhựa ,nền phải chịu được sức nặng củ xe máy khi di chuyển và bảo quản không bị lún.Diện tích bãi bảo quản xe máy được tính theo số máy bảo quản , kích thứơc bao .Khoảng cách giữa 2 xe máy (8m) và các hàng xe máy ( 6m )
3. Kho bảo quản các bộ phận máy tháo ra từ máy cái chia ra các loại riêng như kho acqui, kho chi tiết làm bằng cao su và vải


III. TỔ CHỨC BẢO QUẢN XE MÁY

1. Thời gian bảo quản ngắn hạn (khoảng từ 10 ngày đến 2 tháng )

Bảo quản máy do công nhân chuyên trách thực hiện với sự tham gia của người lái máy và phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp gần nhất sắp làm
Khi bảo quản máy phải tiến hành làm vệ sinh máy , sau đó tháo các chi tiết hay cụm máy cần bảo quản riêng trong kho

2.Thời gian bảo quản dài hạn (không quá 10 ngày )

Phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (BD 2 ) và trình tự tương tự như với bảo quản ngắn hạn nhưng phải thêm 1 số công việc sau :
- Bơm nhiên liệu, vòi phun của hệ thống nhiên liệu phải ngâm trong dầu mazut hoặc dầu bảo vệ .
- Lò xo của ccơ cấu kéo căng băng tải , dây đai hay xích cần nới lỏng va bôi mỡ chống gi.
- Tay gạt , bàn đạp của cơ cấu điều khiển phải đưa về vi trí hãm
- Mui và cửa buồng lái phải đóng và khoá lại . Tất cả dụng cụ đồ nghề kèm theo máy phải kiểm tra và cất vào kho.
- Các chi tiết và cụm máy tháo ra khỏi máy phải xếp lên gia đỡ và hòm tại các kho .
- Các chi tiết làm bằng cao su hoặc vải cần bảo quản trong kho thoáng gió .
- Lốp xe phải được đặt đứng trên giá và phải xoay hay thay đổi điểm đặt theo định kỳ , có thể là 2 – 3 tháng 1 lần .
- Trong quá trình bảo quản , phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sử dụng .
- Cáp thép và xích khi đem bảo quản phải bôi mỡ chống gỉ và cuộn lại đặt trên giá . Việc kiểm tra máy trong kho cần tiến hành 2 tháng 1 lần , cồn bảo quản ngoài trời cần phải kiểm tra hàng tháng .kết quả kiểm tra phải ghi lại ở lý lịch máy .

Một số biện pháp bảo quản máy cụ thể:

1.Biện pháp nâng cao tuổi thọ lốp xe

Trong quá trình sử dụng, chi phí cho thay thế lốp xe chiếm một tỉ trọng rất lớn. Chính vì vậy, cần phải quan tâm đúng mức đến các yếu tố làm nâng cao tuổi thọ lốp xe. Ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiểu quả làm việc của lốp xe là các nhân tố vận hành và quá trình bảo dưỡng

Vận hành

Chất lượng đường vận chuyển cũng như trình độ người lái là những yếu tố ảnh hưởng chính đến tuổi thọ lốp xe.

Một số nguyên nhân của đường vận chuyển dẫn đến mòn lốp

Đường dốc và nhiều khúc quanh làm tăng độ trượt của lốp, dẫn đến lốp bị mài mòn nhanh
Đá và các vật cản trên đường di chuyển làm tăng nguy cơ cắt lốp và cũng làm giảm tốc độ di chuyển.
Thoát nước kém có thể dẫn đến đường lầy lội và sinh ra nhiều ổ gà làm cho lốp trượt trơn, mòn nhanh và tăng suất tiêu hao nhiên liệu
Khi khoảng cách vận chuyển và tải trọng vận chuyển tăng lên thì tốc độ mòn của lốp cũng tăng theo
Vận hành đúng phương pháp cũng góp phần làm tăng tuổi thọ lốp

Tránh các vật nhọn và đá cũng như ổ gà trên đường di
Tránh lái xe lên bờ và các đống vật liệu bên cạnh đường khi có thể
Tránh lái xe vào các vũng lầy gây ra hiện tượng trượt trơn
Đi chậm ở khu vực chất tải, nơi thường rơi vãi vật liệu do thiết bị chất tải hoặc do xe tải khác
Không được quay trục lái khi máy đứng yên, vì có thể dẫn đến tập trung ứng suất và làm lệch trục lái
Dừng máy để bảo dưỡng, sửa chữa khi phát hiện các hiện các hiện tượng khác thường như lệch trục, bó phanh …
Kiểm tra lốp hàng ngày như là một phần của bước chuẩn bị cho ca máy
Bảo dưỡng

Bảo dưỡng hợp lý và kịp thời là cần thiết để kéo dài tuổi thọ cho lốp xe. Để thực hiện tốt công việc bảo dưỡng cần có sự kết hợp giữa người vận hành và đội bảo dưỡng. Khi bảo dưỡng lốp, áp suất trong lốp hợp lý là một chỉ số rất quan trọng. Áp suất không hợp lý có thể dẫn đến

Tăng tốc độ mài mòn
Mòn không dều
Giảm độ bền của vỏ lốp
ảnh hưởng đến ma sát bề mặt, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu
Ngoài ra khi lốp căng quá có thể dẫn đến

Lốp cứng và giảm khả năng chống sốc
Lốp có thể bị phá hủy dễ dàng hơn khi bị cắt bởi các vật sắc, nhọn trên đường vận chuyển
Còn khi lốp non thi dẫn đến phát sinh nhiệt làm lốp hỏng nhanh hơn

Bởi vì tất cả các loại lốp đều có không khi bên trong, nên trong quá trình sử dụng áp suất lốp giảm xuống là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, người bảo dưỡng cần biết chính xác áp suất lốp cho từng ứng dụng và thường xuyên kiểm tra giá trị này. Mắt thường chi phát hiện được khi áp suất lốp giảm nhiều, lúc đó các ảnh hưởng do nhiệt phát sinh có thể gây hỏng lốp. Nên khi kiểm tra cần phải sử dụng các đồng hồ đo hợp lý để xác định giá trị thay đổi áp suất và áp suất lốp nên được kiểm tra hàng tuần trước khi máy làm việc

Một số khuyến nghị để giữ điều kiện làm việc tốt nhất cho lốp xe

Kiểm tra lốp thường xuyên, chú ý đến các vết cắt, mòn không đều, rạn nứt. Trong quá trình vận hành cần chú ý đến những thay đổi của đường vận chuyển và các dấu hiệu lạ của máy
Không để bùn đất bám thành lớp dày trên bền mặt lốp, làm sạch đá nhọn, các chướng ngại vật trên đường.
Thường xuyên đảo chiều lốp để đảm bảo điều kiện mòn đều
Thường xuyên kiểm tra tình trạng mài mòn của lốp, sửa chữa hoặc thay thế cho các xe máy làm việc với tải trọng nhẹ hơn
Bảo quản van lốp và mũ van cẩn thận để hạn chế tụt áp suất của lốp
Làm sạch dầu mỡ bám vào lốp, vi chúng la nguyên nhân gây lão hoá lốp
Kiểm tra vành xe và gờ lốp. Khi vành xe bị cong, gãy có thể dẫn đến nguy hiểm cho lốp
2.Sự cố thường gặp ở hệ thống lái máy san


Các máy san hiện đại ngày nay có từ 5-15 cơ cấu điều khiển khác nhau: cơ cấu nâng hạ lưỡi san, cơ cấu quay lưỡi san, cơ cấu lái … Với các máy san có hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực thì mỗi cơ cấu được điều khiển độc lập bằng xi lanh hoặc môtơ thuỷ lực. Hoạt động nhiều nhất là cơ cấu lái, vì vậy hiểu biết nguyên nhân hỏng hóc để có biện pháp phòng tránh trong quá trình sử dụng có ý nghĩa rất lớn

Sự cố

Bánh trước rung khi máy chuyển hướng

Nguyên nhân
Lọt khí trong xi lanh lái và trong hệ thống thuỷ lực lái

-->Có sự cố ở van phân phối lựa chọn hướng lái



Sự cố

Tay lái nặng khi máy san làm việc

Nguyên nhân

-->Tín hiệu xác định góc lái trong block van thiết lập chưa đúng sau khi lắp đặt

Sự cố

Bánh lái giật lùi khi trả lái.

Nguyên nhân

-->Lọt khí trong xi lanh lái và hệ thống lái
-->Van hãm không làm việc hoặc bị sự cố



Sự cố

Có hiện tượng kẹt bánh lái khi trả lái

Khi nhả lái, bánh lái dao động nhiều lần

Nguyên nhân

-->Thiết bị định lượng góc lái lắp đặt chưa đúng



Sự cố

Bánh lái không làm việc khi trả lái

Nguyên nhân

-->Van an toàn của hệ thống lái thiết lập ở áp suất quá cao
-->Van an toàn của thiết bị định lượng góc lái thiết lập ở áp suất thấp
-->Rò rỉ dầu thuỷ lực ở xi lanh lái

-->Lọt khí vào hệ thống thuỷ lực lái



Sự cố

Bộ công tác vẫn làm việc trong khi hệ thống lái không làm việc

Nguyên nhân
-->Bơm thuỷ lực và bơm lái không nhận được tín hiệu áp suất từ hệ thống lái
-->Van lựa chọn hướng lái bị trục trặc

-->Dòng thuỷ lực mạch lái bị nghẽn



Sự cố

Bánh lái không ngoặt đúng góc lái

Nguyên nhân
-->Rò rỉ ở thiết bị định lượng góc lái và xi lanh lái
-->Tín hiệu xác định góc lái trong block van thiết lập chưa đúng sau khi lắp đặt

theo nguồn oto-maykeo và xe chuyên dụng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên