bố trí các dòng dẫn động phanh

S
Bình luận: 3Lượt xem: 1,301

secretmta

Tài xế O-H
Hôm nay tôi xin phép được nêu ra 1 câu hỏi nữa để mọi người cùng thảo luận. Theo như tôi thấy ở những loại xe 3 cầu, sử dụng hệ thống phanh thủy khí 2 dòng, nhà sản xuất thường bố trí 1 dòng dẫn động cầu trước và cầu sau, 1 dòng dẫn động cầu giữa. Tại sao không bố trí 1 dòng dẫn động cầu trước, 1 dòng dẫn động cầu giữa và cầu sau?
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Chào các cụ!!!
Em cũng chưa đọc tài liệu nào nói về vấn đề này , nhưng xin trình bày theo ý hiểu của em như thế này :

-Khi phanh thỳ mommen phanh ở cấu trước và cầu sau là các mommen gây mất ổn định cho xe , nếu phanh ở cầu giữa nhiều hơn thỳ sẽ đạt được tính ổn định tốt hơn so với 2 cầu còn lại.
Chính vì thế, cầu giữa được bố trí riêng một dòng đê có mommen phanh tốt hơn.
Tuy nhiên : ko vì vậy mà người ta ko bố trí phanh ở 2 cầu còn lại..
Người ta vẫn bố trí phanh ở cấu trước và cầu sau để có hiệu quả phanh ( quãng đường phanh ngắn nhất , mommen phanh , gia tốc phanh lớn nhât ....).

Các cụ chỉ bảo em thêm ạ.
 

born-@

Trai Nghèo Xứ Quảng
Born xin bổ sung thêm một chút ạh:22:
+Thứ nhất theo Born nghĩ thứ tự phanh các cầu sẽ là: cầu sau, cầu giữa, cầu trước. Vì để khắc phục quán tính toàn xe tức là sự phân bố lại tải trọng của xe khi phanh. Tạo ra quá trình phanh tối ưu và an toàn.
+Thứ hai: Cũng xuất phát từ điều kiện an toàn khi phanh, cũng như an toàn khi hệ thống có sự cố. Ta bố trí một dòng(1) cho cầu giữa, dòng(2) còn lại cho cầu sau và cầu trước. Cho dù bố trí thế nào thì thứ tự phanh vẫn là: cầu sau, cầu giữa và cầu trước. Khi hệ thống có sự cố như bị hỏng ở một dòng nào đó, vẫn còn dòng còn lại để làm việc. Nếu hỏng dòng(1) thì vẫn còn dòng (2) đảm bảo phanh theo thứ tự cầu sau, cầu trước. Nếu dòng (2) hỏng còn dòng (1) cho cầu giữa, đảm bảo phanh từ sau khắc phục quán tính toàn xe.

Born có vài phân tích như vậy. Mong được học hỏi nhiều hơn ạh:cp
 

secretmta

Tài xế O-H
Thật ra những điều tôi nói ở trên là xuất phát từ thực tế trên xe nhà sản xuất bố trí như vậy, chứ tôi cũng chưa đọc ở tài liệu nào nói về việc này, những tôi thấy cách giải thích của bác born-@ khá là hợp lý.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên