các hư hỏng thường gặp (tham khảo)

khoadongluc
Bình luận: 4Lượt xem: 8,744

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Cứ chạy một quãng, chiếc xe chết máy, nhưng nghỉ chừng 5 phút lại chạy được. Nguyên nhân hiện tượng khó hiểu này là nắp bình xăng không có lỗ thông hơi, đây là một lỗi thường gặp do chế tạo. Chỉ cần khoan lỗ thông hơi trên nắp bình xăng là ổn.

Hư hỏng tại động cơ
Tăng ga mà động cơ không bốc, phát ra tiếng nổ lép, nguyên nhân thường gặp là bugi bị hỏng, cần thay mới.
Xe nhanh bị nóng máy trên mức bình thường, máy nổ rung mạnh chỗ để chân. Đây là hiện tượng buồng đốt bị thu nhỏ, áp lực nén tăng cao. Phải xử lý bằng cách thay đệm quy lát mới dày hơn hoặc tiện bớt một phần kim loại trên mặt đầu piston.
Nổ máy sau 5 phút thì xuất hiện tiếng gõ lớn, liên tục từ động cơ. Lỗi này do thanh truyền bị cong, va chạm với má trục khuỷu. Phải tháo rời động cơ, thay thanh truyền và ép biên lại.
Xe chạy ổn định sau 5 phút thì bắt đầu xả nhiều khói trắng xanh. Đây là hiện tượng dầu sục vào buồng đốt từ những vết nứt hoặc lỗ mọt trên nắp quy lát. Phải tháo rời nắp này ra, quan sát thật chính xác điểm lỗi để xử lý bằng keo chuyên dụng hoặc thay mới.

Hỏng tại hệ thống đánh lửa
Xe đột ngột chết máy, không khởi động lại được. Nguyên nhân do hỏng cục IC, phải thay mới bằng loại của Nhật.
Xe đang chạy bị chết máy, để nguội khoảng 10 phút sau thì nổ lại được. Hư hỏng này phát sinh từ cuộn tín hiệu đánh lửa, còn gọi là cục kích, phải thay mới.
Động cơ không nổ, mặc dù máy đề quay mạnh, kiểm tra thấy mất lửa ở bugi. Như vậy là cuộn lửa nguồn đã hỏng, cần thay.
Máy chạy ậm ạch, khó nổ, hao xăng, kiểm tra thấy tia lửa bugi kém hoặc không có. Phải kiểm tra cuộn sơ và thứ cấp trong bộ điện, sau đến bôbin sườn, hỏng phần nào thay phần đó.

Bộ giảm xóc hỏng
Tháo rời hai giảm xóc trước, kiểm tra thấy nhún tốt, nhưng hễ lắp vào xe thì lại bị cứng ngắc, thật khó hiểu. Lỗi này do ống đệm nhỏ trên trục trước, nằm giữa may-ơ và đầu giảm xóc, bị dài hoặc ngắn. Nó làm cho hai càng phuộc nhún không thẳng tâm và bị kẹt, mài ống đệm đi vài mm, hãy thêm long-đen vào là xong.

Hỏng điện đèn, hệ thống khởi động
Đèn trước không đủ sáng hoặc dễ bị cháy bóng khi đi nhanh, mặc dù ắc quy tốt. Nguyên nhân do bộ chỉnh lưu không đúng quy cách, bên trong bộ này có điện trở tiết chế dòng điện máy phát, vì trị số điện trở cao hay thấp quá làm cho đèn không đủ sáng hoặc dễ cháy bóng. Nên thay mới bộ tiết lưu loại tốt, đúng công suất.
Bình ắc quy tốt, nhưng ấn nút khởi động lúc được lúc không. Đây là hiện tượng hỏng rơ le hoặc các chổi than bên trong mô bin khởi động, các chi tiết này rẻ tiền dễ kiếm và thay thế dễ dàng.
Bấm nút start mà đề không quay, thử còi, đèn tốt. Như vậy là mô bin khởi động hỏng, các nam châm nằm trong thân máy đề bị bong khỏi vỏ. Tháo rời mô bin này ra kiểm tra, nếu bạc và thân rôto chưa bị sát cốt hư hỏng thì chỉ ép lại nam châm là được.

Các trục trặc ở bộ ly hợp
Lúc khởi động, có tiếng kêu rào rào trong môbin nhưng trục máy không quay, động cơ không nổ được. Khớp ly hợp một chiều phía sau vô lăng bị hỏng, thông thường do các viên bi đề bị mòn nhỏ đi. Nên thay bi mới, sau đó kiểm tra 3 lò xo ống đẩy và mặt ngoài của lõi dẫn động, nếu mòn cũng nên thay mới.
Xe đang nổ không tải, cài số là chết máy, nguyên nhân là nồi ly hợp ba càng ly tâm không cắt khớp. Kiểm tra các lò xo hồi và các khuyên giữ càng của má ly hợp.
Cài số nặng là do lò xo cần số không đúng quy cách, thay chiếc khác có áp lực nhẹ hơn.
Xe bị dính côn, vào số rất khó, xe bị giật khi chuyển các nấc tốc độ, chỉ cần chỉnh lại vít ly hợp theo hướng cắt khớp là được.
Trượt côn là hiện tượng kéo ga mà xe không vọt mặc dù vào số hợp lý (ví dụ vào số 3, 20 km/h) và xe không tải nặng. Nếu chỉnh vít ly hợp không có kết quả, bạn phải dán hoặc thay đĩa côn mới.

Hiện tượng rò xăng
Đối với xe máy, sau khi sử dụng 45.000-50.000 km, thường có hiện tượng rò xăng. Dùng ngón tay để kiểm tra miệng ống cao su nối với buồng phao của bộ chế hòa khí, bạn sẽ thấy có xăng rơm rớm ướt nhưng chưa chảy thành giọt.
Hiện tượng rò xăng thường do các nguyên nhân sau đây:
- Kim phao xăng bị kẹt: Do xăng có cặn bẩn nên kim phao đóng không kín đế kim phao. Trường hợp bị kẹt nặng, xăng sẽ rò rỉ, nhỏ giọt ở ống trào xăng.
- Kim phao bị mòn ở mặt côn. Trong quá trình sử dụng, kim phao luôn luôn đóng mở để xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí. Vì vậy, phần mặt côn của kim đo va đập với đế kim nên mòn thành bậc khiến kim phao đóng không kín. Xe để lâu xăng sẽ rò rỉ gây nên mùi xăng khó chịu.
- Do kim phao mòn dần theo thời gian sử dụng nên mức xăng trong buồng phao có xu hướng ngày càng cao dần, sau khoảng 50.000 km xe sẽ có hiện tượng rò xăng. Trường hợp này khi đưa xe vào bảo dưỡng, sau khi rà khít lại kim phao còn cần phải chỉnh lưỡi gà trên phao xăng nhích cao hơn để đảm bảo mức xăng trong buồng ở đúng mức quy định.

Hiện tượng tắt khóa điện mà máy vẫn nổ một lúc lâu, khi tăng ga lại có tiếng gõ
Từ "gõ bu-gi" là của thợ chuyên ngành dùng để chỉ các hiện tượng sau đây: Dùng bu-gi không đúng chủng loại; bu-gi có chỉ số nhiệt thấp (bu-gi nóng) lắp cho động cơ có tỷ số nén cao (cần bu-gi lạnh). Nếu động cơ xe có tỷ số nén cao hơn 9 thì phải dùng loại bu-gi có chỉ số nhiệt từ 6 đến 8. Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn 6 thì chấu bu-gi thường bị quá nóng gây ra hiện tượng tự cháy hòa khí trước khi có tia lửa điện, gây hiện tượng rung giật, gõ máy và nóng máy khác thường.
Ngược lại, nếu dùng bu-gi lạnh cho động cơ xe máy có tỷ số nén lớn thì chấu bu-gi dễ bị bám muội than và muội than này cũng bị đốt nóng thành mồi lửa làm cháy hòa khí. Trường hợp bạn tắt khóa điện mà động cơ vẫn nổ có thể là do muội than bám ở chấu bu-gi hoặc muội than bám ở nấm xu-páp xả, ở đỉnh piston gây ra. Khi tháo bu-gi để kiểm tra bạn cần quan sát xem bu-gi xe bạn đang ở trạng thái nào sau đây:
- Phần sứ bọc cực giữa tráng hồng, cực điện không có vết cháy rỗ: đây là trường hợp bu-gi làm việc tốt. Tiếng gõ động cơ có thể do nguyên nhân khác (do xăng xấu, trị số octan nhỏ).
- Điện cực bị mòn, cháy vẹt, đóng muội than đen là do xăng cháy không hết.
- Điện cực và phần sức cách điện bám đầy tạp chất và có hiện tượng rạn nứt.
Hỏng hóc từ bộ đề
1. Khi bấm nút start máy đề không quay
Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.
2. Đề yếu không kéo nổi vô-lăng
Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.
3. Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start
Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.
4. Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay
Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.

Bình ắc quy
1. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Bạn nên làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rửa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình
2. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
3. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục:Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện theo đúng quy trình.
Khi thấy xuất hiện các hiện tượng sau thì có thể ắc-quy xe của bạn đã có vấn đề, do đó bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng ngay:
Máy khởi động quay chậm, yếu.
Đèn xi nhan mờ, không ngắt rơ-le.
Còi bị méo tiếng và khi bấm lên các bóng đèn bị sụt áp, mờ hẳn đi.
Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tháo bình ắc-quy ra khỏi xe để kiểm tra:
Tháo hộp đựng ắc-quy, mở vít kẹp, gỡ cầu chì khỏi mạch.
Rút ống thoát nước của bình, nhấc bình điện ra khỏi hộc chứa.
Kiểm tra kỹ mực nước ở các ngăn bình, rút nắp ngăn, thêm nước vào cho tới vạch Upper.
Lắp ắc-quy trở lại xe, bôi mỡ vào vít bắt điện cực, cuối là gắn cầu chì thông mạch. Nếu cầu chì bị cháy thì nên thay đúng chủng loại cũ.

Nhông - xích - dĩa
Cách nhận biết nhông, xích, đĩa đến hạn thay
1. Khi đổi số để tăng tốc, cảm giác xe vẫn lì, máy không bốc.
2. Khi ga mạnh thì có hiện tượng xích đập hộp kêu lách cách.
3. Thường xuyên căn chỉnh nhưng xích vẫn chóng rão.
Cách bảo dưỡng
1. Xe nhất thiết nên gắn bộ chắn xích, có tác dụng hạn chế bụi bám.
2. Khi chạy xe phải gài số và tốc độ luôn đồng bộ
3. Tuỳ nhu cầu mà người sử dụng lựa chọn hình thức bảo dưỡng thích hợp. Nếu định kỳ 3-4 tháng tra nhớt vào thì nhớt mau khô, có trường hợp còn làm xích nhanh rão. Nếu tra mỡ thì 6-7 tháng mới phải tra lại nhưng cát bui sẽ bám nhiều hơn vào xích, làm tăng ma sát, dẫn đến nhông-xích-đĩa chóng bị mài mòn.
Hiện nay, trên thị trường cũng có bán nhông xích của một số cơ sở, công ty trong nước sản xuất có chất lượng ổn định như xích KMC có mã hiệu 428-100L với giá trọng bộ là 135.000 đồng. Sản phẩm này thường được một số hãng xe tên tuổi trong nước đặt hàng. Hoặc nhông xích Đài Loan (được sản xuất tại Việt Nam) có giá là 120.000 đồng/bộ.
Thời điểm thích hợp để thay
Khi được yêu cầu thay nhông xích, các thợ sửa xe sẽ kiểm tra độ ôm khít của xích vào nhông và đĩa bằng cách vòng dây xích vào chu vi nhông, đĩa (như kiểu thắt dây thòng lọng). Nếu thấy xích vẫn có độ chùng (không ôm sát mép nhông, đĩa) nghĩa là không đạt tiêu chuẩn. Nhông bị mòn răng sẽ tạo độ hở giữa xích và nhông khiến cho xe khi sang số thường bị giật cục. Do đó phải thay trọn bộ chứ không thể thay từng thứ. Xích cũ khó có thể sử dụng lại (dù đã cắt mắt) vì khuyết đã bị mòn khiến xe tăng tốc kém, rãnh xích bị lõm gây va đập mạnh sẽ làm mòn nhông đĩa mới. Thời gian thay nhông xích thường mất khoảng 20-30 phút, với giá tiền công chừng 10.000 nghìn đồng.
Thông thường, bộ nhông - xích - dĩa được sử dụng từ 10.000 - 12.000km là phải thay.

Tay lái - cổ xe máy
1. Khi gặp chiếc xe có tay lái nặng hoặc cứng, khó điều khiển, nên lần lượt kiểm tra như sau:
- Áp lực hơi trong bánh trước vừa đủ là 1,8-2 kg/cm2.
- Điều chỉnh lại đai ốc siết ổ bi cổ phuốc cho nhẹ hơn và chạy thử xe (đạt độ nhẹ nhưng không rơ lỏng).
Nếu thấy tay lái vẫn nặng, nên tháo ổ bi cổ phuốc ra kiểm tra. Những lỗi có thể tìm thấy như sau:
* Lòng nồi đựng bi bị khuyết, mòn không đều.
* Bi rỗ, méo hay loại bi có chất lượng quá kém.
* Ổ lắp bi bị lệch, nghiêng.
* Đai ốc khóa không siết chặt, làm côn xoay vào trong lúc bẻ lái, gây kẹt cứng tay lái.
* Ổ bi thiếu 1-2 viên.
2. Khi xe chạy thấy đảo, lắc là do các nguyên nhân sau:
- Áp lực hơi bánh trước thấp hơn quy định.
- Lốp xe lắp không đều, bị phồng, đảo.
- Vành bị đảo hoặc cong.
- Trục bánh trước hoặc sau siết không chặt.
- Trục càng sau siết chưa đủ chặt hay cao su đệm ở đầu càng bị vỡ.
- Khung xe bị vặn cong.
- Càng sau hoặc giảm xóc trước bị cong, lệch làm cho hai bánh xe không được thẳng hàng.
Khi xử lý những hiện tượng trên, nên làm theo phương pháp loại trừ, từ dễ đến khó, sau mỗi bước đều nên đi thử. Đầu tiên là áp lực bánh xe, sau cùng là cân chỉnh lại khung xe trên máy chuyên dùng.
3. Xe chỉ đảo, lạng đi khi gặp đường gợn sóng, sống trâu hay ổ gà. Đây là lỗi của hệ thống giảm xóc:
- Đôi phía trước không làm việc.
- Đôi lò xo (phía sau hoặc trước) không đều.
- Một bên (trước hoặc sau) bị kẹt.
- Dầu trong xi lanh của đôi nhún trước không cùng mức.
- Ti (trước hoặc sau) bị cong.
Khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới, phải thực hiện đều cả hai bên để đảm bảo độ cân bằng.

Bệnh của phanh tang trống
Sửa chữa phanh tang trống của xe máy
Các hỏng hóc thông thường của hệ thống phanh gồm: phanh không ăn, bị kẹt hoặc kêu rít. Dấu hiệu này cho thấy má phanh đã quá mòn, trơ đinh tán và chúng ma sát với tang trống gây tiếng két két rất khó chịu. Phản ứng duy nhất là bạn thay má phanh mới, giúp phanh ăn hơn và xe đi cũng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cũng có thể tự sửa chữa trong những lúc cấp bách. Dưới đây là hướng dẫn và nhận dạng tình trạng bệnh của phanh tang trống

Tháo bộ phanh
- Tháo bánh xe ra khỏi khung xe, lấy mâm phanh ra khỏi moay ơ.
- Nắm giữa hai càng phanh và kéo vào nhau để lấy lên, tháo các lò xo, tách rời chúng ra.
- Tháo bulông kẹp, tách cần cam ra khỏi trục.
- Dùng xăng rửa sạch các chi tiết, trừ càng và má phanh.
- Kiểm tra tình trạng mòn khuyết của má phanh, mặt trong moay ơ...
Sửa chữa
1. Phanh không ăn do các nguyên nhân sau đây:
- Hành trình tự do của bàn đạp hoặc tay phanh quá rộng (còn gọi là phanh sâu quá), phải vặn ốc đuôi ty vào sâu thêm.
- Má phanh mòn hay chất lượng kém, phải thay mới.
- Má phanh bị chai cứng, có thể chữa bằng cách chà giấy ráp hay cưa mặt võng.
- Má phanh dính dầu mỡ, nếu nhẹ thì đánh sạch bằng giấy ráp, ngấm nhiều thì phải thay mới.
- Vành tiếp xúc giữa má phanh và mặt trong moay ơ không hoàn toàn, cần rà lại.
- Mặt trong moay ơ bị cày xước, cần tiện cho phẳng.
2. Kẹt phanh là tình trạng các bánh xe quay nặng dù không đạp phanh, nguyên do như sau:
- Không đủ hành trình tự do cho tay, chân phanh, cần nới ốc đuôi ty.
- Má phanh dày quá quy định, phải rà giũa lại.
- Hai lò xo kéo càng phanh vào không hết vì yếu hay bị gãy, cần thay thế.
- Có thể do các vòng bi trục sau bị hỏng.
3. Phanh xong buông hết bàn đạp phanh, xe vẫn bị hãm, do má phanh quá mòn, khoảng hở giữa mặt má phanh với moay ơ quá lớn. Trục cam xoay ngang hết cỡ nên kẹt luôn không trả về được. Phải thay má phanh mới.
4. Phanh kêu rít vì các nguyên nhân sau:
- Má phanh mòn nhẵn, kim loại của càng phanh cọ vào moay ơ tạo tiếng kêu, cần phải thay mới càng phanh hay dán má mới.
- Có vật cứng kẹt trong moay ơ.
- Mặt trong moay ơ có rãnh hay bị ôval, nên đi tiện vớt lại cho tròn và phẳng.
- Má phanh bị chai, phải giũa lại hay thay mới.
Một số lưu ý
- Đánh dấu mặt ngoài càng phanh trước khi tháo nó ra khỏi moay ơ, làm như thế để ráp lại đúng vị trí cũ, tránh bó kẹt.
- Tách mâm phanh ra khỏi moay ơ lưu ý lúc lắp lại phải đủ longđen chêm như cũ.
- Khe hở giữa má phanh và mặt trong của moay ơ khoảng 1 ly.
- Mặt má phanh mới phải mịn, không lỗ chỗ bọt.
- Hai đầu móc của lò xo hồi càng phanh phải úp vào trong mâm phanh.

Khắc phục nhanh khi xe máy bị sặc xăng
Nếu hỗn hợp xăng và khí đưa vào buồng đốt có tỷ lệ xăng quá cao thì sẽ không cháy được, mặc dù vẫn có tia lửa điện từ bugi. Hiện tượng này gọi là sặc xăng, nó làm cho buồng đốt và bugi bị ướt, máy không nổ được.
Nguyên nhân
Thông thường, các lỗi phát sinh từ bộ chế hòa khí. Chẳng hạn như mức xăng trong bình điều tiết quá cao, gic-lơ chính có cỡ lớn hơn tiêu chuẩn, bướm gió bị kẹt đóng, các vít chỉnh tỷ lệ hỗn hợp đặt sai vị trí...
Ngoài ra, còn có nguyên nhân xăng không bắt cháy, tích tụ lại sau vài lần khởi động, bugi đánh lửa yếu hoặc bị ướt dầu, sức nén của piston yếu (séc-măng mòn hoặc xu-páp bị xì)...
Trong các trường hợp trên, bạn càng cố khởi động xe, xăng càng xuống nhiều hơn và động cơ không thể nổ được.
Khắc phục
Khi bạn đã khởi động 5-6 lần không được, hãy ngừng ngay việc đó và thực hiện các bước sau:
- Khóa xăng lại, vặn hết tay ga lên và tiếp tục bấm start thêm vài lần nữa, thường là máy nổ được ngay. Khi bắt đầu nổ, tiếng máy sẽ không đều trong khoảng 5 đến 10 giây, sau đó mới ổn định. Bây giờ, bạn đã có thể mở khoá xăng để vận hành xe bình thường.
- Nếu sau các bước trên, xe vẫn không nổ, bạn hãy tháo bugi ra, rửa sạch bằng xăng và bàn chải, thổi cho khô. Tiếp theo, hãy tắt công tắc điện, bịt ngón tay vào lỗ lắp bugi rồi đạp cần khởi động vài chục lần để xăng trong buồng đốt thoát bớt ra ngoài. Cuối cùng, lắp bugi vào và khởi động bình thường.
Đây chỉ là giải pháp tình thế để có thể đi xe được ngay. Về lâu dài, bạn nên điều chỉnh lại các chế độ trên bộ chế hòa khí. Nếu cần, hãy kiểm tra tổng thể, tìm ra nguyên nhân của tình trạng sặc xăng để sửa chữa một cách căn bản.

xi lanh và cụm pít tông, xéc măng
Nếu xe phải khởi động nhiều lần mới nổ,pô phả ra nhiều khói trắng xanh, là do lòng xi lanh có thể bị mòn khuyết ô van píttông bị lỏng hoặc xướt (lúp pê).
Để phục hồi, trước hết phải tháo dàn đầu quy lát, tháo con vít 10 của bánh lòng xích cam ở hông xi lanh, tháo vít giữ xi lanh vào các te máy, kéo xi lanh ra, dùng giẻ sạch bịt lỗ các te tránh vật lạ rơi vào.
Kiểm tra xi lanh(nòng)
Rửa sạch, quan sát lòng xi lanh, nếu có vết xước dọc từ trên xuống hoặc nơi miệng và vùng điểm chết ở xi lanh có gờ, chứng tỏ nó đã bị mòn, phải làm lại ngay.
Để có thể tiếp tục sử dụng được xi lanh này, cần mang đến cửa hiệu xoáy nòng để lên cốt (code) vì đa số các tiệm sửa xe đều không thể làm được mà phải đưa đến các tiệm chuyên nghiệp . Xoáy xi lanh lần 1 gọi là cốt 1, đường kính sẽ lớn thêm 0,25 ly. Lòng xi lanh xe Honda có thể xoáy được 4 lần, mỗi lần xoáy phải thay pít tông, xéc-măng mới. Trên đỉnh pít-tông có ghi số 0,25 là cốt 1, 0,50 là cốt 2, 0,75 là cốt 3 và 1,00 là cốt 4. Khi đưa xi lanh đến cửa hàng xoáy phải mang theo píttông mới hoặc mua luôn ở tiệm là nòng vì đa số các tiệm làm nòng hiện nay đều có bán sẵn. Sau khi xoáy nòng xong, kiểm tra bằng cách đưa lên ánh sáng quan sát, nòng phải bóng nhẵn, khít với píttông. Píttông phải được đẩy qua lòng xi lanh không quá nặng và cũng không quá nhẹ
Kiểm tra píttông, bạc
Quanh đầu pít tông có 3 vòng xéc măng, hai vòng hơi và một vòng dầu. Vòng hơi trên cùng là xéc măng lửa, được mạ kền. Vòng thứ hai màu đen xám. Vòng xéc măng dầu rộng hơn vòng hơi.
Cách làm: Tháo vòng xéc măng số 1 ra khỏi đầu pít tông với loại kìm chuyên dùng hay bằng tay, phải thao tác khéo léo tránh làm gãy, tiếp theo tháo các bạc xéc măng còn lại.
Tháo pít tông ra khỏi tay biên và kiểm tra. Pít tông không được có vết nứt ở đầu và các rãnh, đuôi không được trầy xước.
Các vòng xéc măng có thể tái sử dụng nếu chúng không bị mòn khuyết, biến dạng, sứt mẻ, lớp kền mạ mặt ngoài còn nguyên.
Tiếp đó, kiểm tra khe hở miệng rãnh xéc măng bằng cách đặt từng vòng xéc măng vào lòng xi lanh, dùng pít tông đẩy xéc măng xuống 10 ly, nếu khe hở giữa 2 đầu vượt quá 0,5 ly là phải thay.
Kiểm tra rãnh xéc măng bằng cách xoay trong rãnh của nó. Xéc măng không được chặt quá hay lỏng quá. Nếu đã thay xéc măng mới nhưng khe hở này vẫn lớn, chứng tỏ các rãnh đã bị mòn, phải thay mới pít tông. Lưu ý, khi đặt xéc măng phải lọt sâu vào trong rãnh của nó, không được nhô lên khỏi mặt rãnh.
Lắp ráp và rà máy
Bôi dầu nhờn vào trục và lỗ pít tông... Đặt pít tông vào đầu tay biên đúng vị trí chữ "IN" hoặc phần vát lớn ở đỉnh pít tông hướng lên trên hoặc mũi nhọn hình tam giác chỉ xuống dưới. Khi lắp ráp các vòng xéc măng vào pít tông cần lưu ý các yếu tố kỹ thuật: mặt trên gần miệng xéc măng có ghi chữ "T" (chỉ số kích thước lên cốt). Các dấu hiệu này phải hướng lên trên, đồng thời phải bố trí miệng hở các vòng xéc măng cách nhau và tránh 2 bên vùng lỗ trục. Tiếp đó, lắp xéc măng dầu vào trước, rồi đến vòng hơi và cuối cùng là vòng lửa.
Sau khi lắp nắp quy lát, việc rà máy rất quan trọng. Cho động cơ nổ cầm chừng làm máy chạy trơn tru. Thông thường rà máy 4 tiếng đồng hồ là đủ, sau đó cho tải nhẹ tránh bó máy. Chú ý, phần hướng dẫn về cụm máy, nếu bạn nào không rành vể kỹ thuật thì đừng tự ý mở máy, cần đưa đến thợ chuyên môn làm, trên đây chỉ là hướng dẫn kỹ thuật thôi.

Bộ sạc và bình ắc qui
Có thế kiểm tra bộ sạc có hoạt động tốt hay không bằng cách khởi động xe và bật đèn trước.

- Nếu đèn trước lờ mờ chứng tỏ đèn không được cung cấp điện năng từ bình ắc qui hoặc có thể bộ sạc đã không hoạt động hay chỉ phát ra điện năng rất nhỏ.

- Nếu đèn trước sáng hơn khi động cơ hoạt động mạnh điều này cho biết bộ sạc vẫn còn hoạt động nhưng không duy trì được điện năng xạc vào bình ắc qui.

- Ngược lại, khi đèn sáng bình thường và không thay đổi cường độ sáng mỗi khi động cơ hoạt động mạnh hay yếu thì bộ sạc hoạt động tốt bình thường.

Có thể dùng thêm đồng hồ đo vôn để đo hiệu điện thế trên bình ắc qui vì ngay khi động cơ khởi động điện thế nạp cho bình ắc qui khoảng 12 V hoặc cao hơn. Nếu cường độ hiệu điện thế thấp hơn mức vừa nêu khi động cơ xe khởi động thì bộ sạc chắc chắn có trục trặc do đó bộ sạc cần được kiểm tra sâu hơn.

nếu ai biết thì bổ sung thêm
nguồn từ saigoncdclub.com
 

xuandatam

Tài xế O-H
Cứ chạy một quãng, chiếc xe chết máy, nhưng nghỉ chừng 5 phút lại chạy được. Nguyên nhân hiện tượng khó hiểu này là nắp bình xăng không có lỗ thông hơi, đây là một lỗi thường gặp do chế tạo. Chỉ cần khoan lỗ thông hơi trên nắp bình xăng là ổn.

Hư hỏng tại động cơ
Tăng ga mà động cơ không bốc, phát ra tiếng nổ lép, nguyên nhân thường gặp là bugi bị hỏng, cần thay mới.
Xe nhanh bị nóng máy trên mức bình thường, máy nổ rung mạnh chỗ để chân. Đây là hiện tượng buồng đốt bị thu nhỏ, áp lực nén tăng cao. Phải xử lý bằng cách thay đệm quy lát mới dày hơn hoặc tiện bớt một phần kim loại trên mặt đầu piston.
Nổ máy sau 5 phút thì xuất hiện tiếng gõ lớn, liên tục từ động cơ. Lỗi này do thanh truyền bị cong, va chạm với má trục khuỷu. Phải tháo rời động cơ, thay thanh truyền và ép biên lại.
Xe chạy ổn định sau 5 phút thì bắt đầu xả nhiều khói trắng xanh. Đây là hiện tượng dầu sục vào buồng đốt từ những vết nứt hoặc lỗ mọt trên nắp quy lát. Phải tháo rời nắp này ra, quan sát thật chính xác điểm lỗi để xử lý bằng keo chuyên dụng hoặc thay mới.

Hỏng tại hệ thống đánh lửa
Xe đột ngột chết máy, không khởi động lại được. Nguyên nhân do hỏng cục IC, phải thay mới bằng loại của Nhật.
Xe đang chạy bị chết máy, để nguội khoảng 10 phút sau thì nổ lại được. Hư hỏng này phát sinh từ cuộn tín hiệu đánh lửa, còn gọi là cục kích, phải thay mới.
Động cơ không nổ, mặc dù máy đề quay mạnh, kiểm tra thấy mất lửa ở bugi. Như vậy là cuộn lửa nguồn đã hỏng, cần thay.
Máy chạy ậm ạch, khó nổ, hao xăng, kiểm tra thấy tia lửa bugi kém hoặc không có. Phải kiểm tra cuộn sơ và thứ cấp trong bộ điện, sau đến bôbin sườn, hỏng phần nào thay phần đó.

Bộ giảm xóc hỏng
Tháo rời hai giảm xóc trước, kiểm tra thấy nhún tốt, nhưng hễ lắp vào xe thì lại bị cứng ngắc, thật khó hiểu. Lỗi này do ống đệm nhỏ trên trục trước, nằm giữa may-ơ và đầu giảm xóc, bị dài hoặc ngắn. Nó làm cho hai càng phuộc nhún không thẳng tâm và bị kẹt, mài ống đệm đi vài mm, hãy thêm long-đen vào là xong.

Hỏng điện đèn, hệ thống khởi động
Đèn trước không đủ sáng hoặc dễ bị cháy bóng khi đi nhanh, mặc dù ắc quy tốt. Nguyên nhân do bộ chỉnh lưu không đúng quy cách, bên trong bộ này có điện trở tiết chế dòng điện máy phát, vì trị số điện trở cao hay thấp quá làm cho đèn không đủ sáng hoặc dễ cháy bóng. Nên thay mới bộ tiết lưu loại tốt, đúng công suất.
Bình ắc quy tốt, nhưng ấn nút khởi động lúc được lúc không. Đây là hiện tượng hỏng rơ le hoặc các chổi than bên trong mô bin khởi động, các chi tiết này rẻ tiền dễ kiếm và thay thế dễ dàng.
Bấm nút start mà đề không quay, thử còi, đèn tốt. Như vậy là mô bin khởi động hỏng, các nam châm nằm trong thân máy đề bị bong khỏi vỏ. Tháo rời mô bin này ra kiểm tra, nếu bạc và thân rôto chưa bị sát cốt hư hỏng thì chỉ ép lại nam châm là được.

Các trục trặc ở bộ ly hợp
Lúc khởi động, có tiếng kêu rào rào trong môbin nhưng trục máy không quay, động cơ không nổ được. Khớp ly hợp một chiều phía sau vô lăng bị hỏng, thông thường do các viên bi đề bị mòn nhỏ đi. Nên thay bi mới, sau đó kiểm tra 3 lò xo ống đẩy và mặt ngoài của lõi dẫn động, nếu mòn cũng nên thay mới.
Xe đang nổ không tải, cài số là chết máy, nguyên nhân là nồi ly hợp ba càng ly tâm không cắt khớp. Kiểm tra các lò xo hồi và các khuyên giữ càng của má ly hợp.
Cài số nặng là do lò xo cần số không đúng quy cách, thay chiếc khác có áp lực nhẹ hơn.
Xe bị dính côn, vào số rất khó, xe bị giật khi chuyển các nấc tốc độ, chỉ cần chỉnh lại vít ly hợp theo hướng cắt khớp là được.
Trượt côn là hiện tượng kéo ga mà xe không vọt mặc dù vào số hợp lý (ví dụ vào số 3, 20 km/h) và xe không tải nặng. Nếu chỉnh vít ly hợp không có kết quả, bạn phải dán hoặc thay đĩa côn mới.

Hiện tượng rò xăng
Đối với xe máy, sau khi sử dụng 45.000-50.000 km, thường có hiện tượng rò xăng. Dùng ngón tay để kiểm tra miệng ống cao su nối với buồng phao của bộ chế hòa khí, bạn sẽ thấy có xăng rơm rớm ướt nhưng chưa chảy thành giọt.
Hiện tượng rò xăng thường do các nguyên nhân sau đây:
- Kim phao xăng bị kẹt: Do xăng có cặn bẩn nên kim phao đóng không kín đế kim phao. Trường hợp bị kẹt nặng, xăng sẽ rò rỉ, nhỏ giọt ở ống trào xăng.
- Kim phao bị mòn ở mặt côn. Trong quá trình sử dụng, kim phao luôn luôn đóng mở để xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí. Vì vậy, phần mặt côn của kim đo va đập với đế kim nên mòn thành bậc khiến kim phao đóng không kín. Xe để lâu xăng sẽ rò rỉ gây nên mùi xăng khó chịu.
- Do kim phao mòn dần theo thời gian sử dụng nên mức xăng trong buồng phao có xu hướng ngày càng cao dần, sau khoảng 50.000 km xe sẽ có hiện tượng rò xăng. Trường hợp này khi đưa xe vào bảo dưỡng, sau khi rà khít lại kim phao còn cần phải chỉnh lưỡi gà trên phao xăng nhích cao hơn để đảm bảo mức xăng trong buồng ở đúng mức quy định.

Hiện tượng tắt khóa điện mà máy vẫn nổ một lúc lâu, khi tăng ga lại có tiếng gõ
Từ "gõ bu-gi" là của thợ chuyên ngành dùng để chỉ các hiện tượng sau đây: Dùng bu-gi không đúng chủng loại; bu-gi có chỉ số nhiệt thấp (bu-gi nóng) lắp cho động cơ có tỷ số nén cao (cần bu-gi lạnh). Nếu động cơ xe có tỷ số nén cao hơn 9 thì phải dùng loại bu-gi có chỉ số nhiệt từ 6 đến 8. Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn 6 thì chấu bu-gi thường bị quá nóng gây ra hiện tượng tự cháy hòa khí trước khi có tia lửa điện, gây hiện tượng rung giật, gõ máy và nóng máy khác thường.
Ngược lại, nếu dùng bu-gi lạnh cho động cơ xe máy có tỷ số nén lớn thì chấu bu-gi dễ bị bám muội than và muội than này cũng bị đốt nóng thành mồi lửa làm cháy hòa khí. Trường hợp bạn tắt khóa điện mà động cơ vẫn nổ có thể là do muội than bám ở chấu bu-gi hoặc muội than bám ở nấm xu-páp xả, ở đỉnh piston gây ra. Khi tháo bu-gi để kiểm tra bạn cần quan sát xem bu-gi xe bạn đang ở trạng thái nào sau đây:
- Phần sứ bọc cực giữa tráng hồng, cực điện không có vết cháy rỗ: đây là trường hợp bu-gi làm việc tốt. Tiếng gõ động cơ có thể do nguyên nhân khác (do xăng xấu, trị số octan nhỏ).
- Điện cực bị mòn, cháy vẹt, đóng muội than đen là do xăng cháy không hết.
- Điện cực và phần sức cách điện bám đầy tạp chất và có hiện tượng rạn nứt.

Hỏng hóc từ bộ đề
1. Khi bấm nút start máy đề không quay
Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.
2. Đề yếu không kéo nổi vô-lăng
Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.
3. Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start
Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.
4. Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay
Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.

Bình ắc quy
1. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Bạn nên làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rửa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình
2. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
3. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục:Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện theo đúng quy trình.
Khi thấy xuất hiện các hiện tượng sau thì có thể ắc-quy xe của bạn đã có vấn đề, do đó bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng ngay:
Máy khởi động quay chậm, yếu.
Đèn xi nhan mờ, không ngắt rơ-le.
Còi bị méo tiếng và khi bấm lên các bóng đèn bị sụt áp, mờ hẳn đi.
Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tháo bình ắc-quy ra khỏi xe để kiểm tra:
Tháo hộp đựng ắc-quy, mở vít kẹp, gỡ cầu chì khỏi mạch.
Rút ống thoát nước của bình, nhấc bình điện ra khỏi hộc chứa.
Kiểm tra kỹ mực nước ở các ngăn bình, rút nắp ngăn, thêm nước vào cho tới vạch Upper.
Lắp ắc-quy trở lại xe, bôi mỡ vào vít bắt điện cực, cuối là gắn cầu chì thông mạch. Nếu cầu chì bị cháy thì nên thay đúng chủng loại cũ.

Nhông - xích - dĩa
Cách nhận biết nhông, xích, đĩa đến hạn thay
1. Khi đổi số để tăng tốc, cảm giác xe vẫn lì, máy không bốc.
2. Khi ga mạnh thì có hiện tượng xích đập hộp kêu lách cách.
3. Thường xuyên căn chỉnh nhưng xích vẫn chóng rão.
Cách bảo dưỡng
1. Xe nhất thiết nên gắn bộ chắn xích, có tác dụng hạn chế bụi bám.
2. Khi chạy xe phải gài số và tốc độ luôn đồng bộ
3. Tuỳ nhu cầu mà người sử dụng lựa chọn hình thức bảo dưỡng thích hợp. Nếu định kỳ 3-4 tháng tra nhớt vào thì nhớt mau khô, có trường hợp còn làm xích nhanh rão. Nếu tra mỡ thì 6-7 tháng mới phải tra lại nhưng cát bui sẽ bám nhiều hơn vào xích, làm tăng ma sát, dẫn đến nhông-xích-đĩa chóng bị mài mòn.
Hiện nay, trên thị trường cũng có bán nhông xích của một số cơ sở, công ty trong nước sản xuất có chất lượng ổn định như xích KMC có mã hiệu 428-100L với giá trọng bộ là 135.000 đồng. Sản phẩm này thường được một số hãng xe tên tuổi trong nước đặt hàng. Hoặc nhông xích Đài Loan (được sản xuất tại Việt Nam) có giá là 120.000 đồng/bộ.
Thời điểm thích hợp để thay
Khi được yêu cầu thay nhông xích, các thợ sửa xe sẽ kiểm tra độ ôm khít của xích vào nhông và đĩa bằng cách vòng dây xích vào chu vi nhông, đĩa (như kiểu thắt dây thòng lọng). Nếu thấy xích vẫn có độ chùng (không ôm sát mép nhông, đĩa) nghĩa là không đạt tiêu chuẩn. Nhông bị mòn răng sẽ tạo độ hở giữa xích và nhông khiến cho xe khi sang số thường bị giật cục. Do đó phải thay trọn bộ chứ không thể thay từng thứ. Xích cũ khó có thể sử dụng lại (dù đã cắt mắt) vì khuyết đã bị mòn khiến xe tăng tốc kém, rãnh xích bị lõm gây va đập mạnh sẽ làm mòn nhông đĩa mới. Thời gian thay nhông xích thường mất khoảng 20-30 phút, với giá tiền công chừng 10.000 nghìn đồng.
Thông thường, bộ nhông - xích - dĩa được sử dụng từ 10.000 - 12.000km là phải thay.

Tay lái - cổ xe máy
1. Khi gặp chiếc xe có tay lái nặng hoặc cứng, khó điều khiển, nên lần lượt kiểm tra như sau:
- Áp lực hơi trong bánh trước vừa đủ là 1,8-2 kg/cm2.
- Điều chỉnh lại đai ốc siết ổ bi cổ phuốc cho nhẹ hơn và chạy thử xe (đạt độ nhẹ nhưng không rơ lỏng).
Nếu thấy tay lái vẫn nặng, nên tháo ổ bi cổ phuốc ra kiểm tra. Những lỗi có thể tìm thấy như sau:
* Lòng nồi đựng bi bị khuyết, mòn không đều.
* Bi rỗ, méo hay loại bi có chất lượng quá kém.
* Ổ lắp bi bị lệch, nghiêng.
* Đai ốc khóa không siết chặt, làm côn xoay vào trong lúc bẻ lái, gây kẹt cứng tay lái.
* Ổ bi thiếu 1-2 viên.
2. Khi xe chạy thấy đảo, lắc là do các nguyên nhân sau:
- Áp lực hơi bánh trước thấp hơn quy định.
- Lốp xe lắp không đều, bị phồng, đảo.
- Vành bị đảo hoặc cong.
- Trục bánh trước hoặc sau siết không chặt.
- Trục càng sau siết chưa đủ chặt hay cao su đệm ở đầu càng bị vỡ.
- Khung xe bị vặn cong.
- Càng sau hoặc giảm xóc trước bị cong, lệch làm cho hai bánh xe không được thẳng hàng.
Khi xử lý những hiện tượng trên, nên làm theo phương pháp loại trừ, từ dễ đến khó, sau mỗi bước đều nên đi thử. Đầu tiên là áp lực bánh xe, sau cùng là cân chỉnh lại khung xe trên máy chuyên dùng.
3. Xe chỉ đảo, lạng đi khi gặp đường gợn sóng, sống trâu hay ổ gà. Đây là lỗi của hệ thống giảm xóc:
- Đôi phía trước không làm việc.
- Đôi lò xo (phía sau hoặc trước) không đều.
- Một bên (trước hoặc sau) bị kẹt.
- Dầu trong xi lanh của đôi nhún trước không cùng mức.
- Ti (trước hoặc sau) bị cong.
Khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới, phải thực hiện đều cả hai bên để đảm bảo độ cân bằng.

Bệnh của phanh tang trống
Sửa chữa phanh tang trống của xe máy
Các hỏng hóc thông thường của hệ thống phanh gồm: phanh không ăn, bị kẹt hoặc kêu rít. Dấu hiệu này cho thấy má phanh đã quá mòn, trơ đinh tán và chúng ma sát với tang trống gây tiếng két két rất khó chịu. Phản ứng duy nhất là bạn thay má phanh mới, giúp phanh ăn hơn và xe đi cũng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cũng có thể tự sửa chữa trong những lúc cấp bách. Dưới đây là hướng dẫn và nhận dạng tình trạng bệnh của phanh tang trống

Tháo bộ phanh
- Tháo bánh xe ra khỏi khung xe, lấy mâm phanh ra khỏi moay ơ.
- Nắm giữa hai càng phanh và kéo vào nhau để lấy lên, tháo các lò xo, tách rời chúng ra.
- Tháo bulông kẹp, tách cần cam ra khỏi trục.
- Dùng xăng rửa sạch các chi tiết, trừ càng và má phanh.
- Kiểm tra tình trạng mòn khuyết của má phanh, mặt trong moay ơ...
Sửa chữa
1. Phanh không ăn do các nguyên nhân sau đây:
- Hành trình tự do của bàn đạp hoặc tay phanh quá rộng (còn gọi là phanh sâu quá), phải vặn ốc đuôi ty vào sâu thêm.
- Má phanh mòn hay chất lượng kém, phải thay mới.
- Má phanh bị chai cứng, có thể chữa bằng cách chà giấy ráp hay cưa mặt võng.
- Má phanh dính dầu mỡ, nếu nhẹ thì đánh sạch bằng giấy ráp, ngấm nhiều thì phải thay mới.
- Vành tiếp xúc giữa má phanh và mặt trong moay ơ không hoàn toàn, cần rà lại.
- Mặt trong moay ơ bị cày xước, cần tiện cho phẳng.
2. Kẹt phanh là tình trạng các bánh xe quay nặng dù không đạp phanh, nguyên do như sau:
- Không đủ hành trình tự do cho tay, chân phanh, cần nới ốc đuôi ty.
- Má phanh dày quá quy định, phải rà giũa lại.
- Hai lò xo kéo càng phanh vào không hết vì yếu hay bị gãy, cần thay thế.
- Có thể do các vòng bi trục sau bị hỏng.
3. Phanh xong buông hết bàn đạp phanh, xe vẫn bị hãm, do má phanh quá mòn, khoảng hở giữa mặt má phanh với moay ơ quá lớn. Trục cam xoay ngang hết cỡ nên kẹt luôn không trả về được. Phải thay má phanh mới.
4. Phanh kêu rít vì các nguyên nhân sau:
- Má phanh mòn nhẵn, kim loại của càng phanh cọ vào moay ơ tạo tiếng kêu, cần phải thay mới càng phanh hay dán má mới.
- Có vật cứng kẹt trong moay ơ.
- Mặt trong moay ơ có rãnh hay bị ôval, nên đi tiện vớt lại cho tròn và phẳng.
- Má phanh bị chai, phải giũa lại hay thay mới.
Một số lưu ý
- Đánh dấu mặt ngoài càng phanh trước khi tháo nó ra khỏi moay ơ, làm như thế để ráp lại đúng vị trí cũ, tránh bó kẹt.
- Tách mâm phanh ra khỏi moay ơ lưu ý lúc lắp lại phải đủ longđen chêm như cũ.
- Khe hở giữa má phanh và mặt trong của moay ơ khoảng 1 ly.
- Mặt má phanh mới phải mịn, không lỗ chỗ bọt.
- Hai đầu móc của lò xo hồi càng phanh phải úp vào trong mâm phanh.

Khắc phục nhanh khi xe máy bị sặc xăng
Nếu hỗn hợp xăng và khí đưa vào buồng đốt có tỷ lệ xăng quá cao thì sẽ không cháy được, mặc dù vẫn có tia lửa điện từ bugi. Hiện tượng này gọi là sặc xăng, nó làm cho buồng đốt và bugi bị ướt, máy không nổ được.
Nguyên nhân
Thông thường, các lỗi phát sinh từ bộ chế hòa khí. Chẳng hạn như mức xăng trong bình điều tiết quá cao, gic-lơ chính có cỡ lớn hơn tiêu chuẩn, bướm gió bị kẹt đóng, các vít chỉnh tỷ lệ hỗn hợp đặt sai vị trí...
Ngoài ra, còn có nguyên nhân xăng không bắt cháy, tích tụ lại sau vài lần khởi động, bugi đánh lửa yếu hoặc bị ướt dầu, sức nén của piston yếu (séc-măng mòn hoặc xu-páp bị xì)...
Trong các trường hợp trên, bạn càng cố khởi động xe, xăng càng xuống nhiều hơn và động cơ không thể nổ được.
Khắc phục
Khi bạn đã khởi động 5-6 lần không được, hãy ngừng ngay việc đó và thực hiện các bước sau:
- Khóa xăng lại, vặn hết tay ga lên và tiếp tục bấm start thêm vài lần nữa, thường là máy nổ được ngay. Khi bắt đầu nổ, tiếng máy sẽ không đều trong khoảng 5 đến 10 giây, sau đó mới ổn định. Bây giờ, bạn đã có thể mở khoá xăng để vận hành xe bình thường.
- Nếu sau các bước trên, xe vẫn không nổ, bạn hãy tháo bugi ra, rửa sạch bằng xăng và bàn chải, thổi cho khô. Tiếp theo, hãy tắt công tắc điện, bịt ngón tay vào lỗ lắp bugi rồi đạp cần khởi động vài chục lần để xăng trong buồng đốt thoát bớt ra ngoài. Cuối cùng, lắp bugi vào và khởi động bình thường.
Đây chỉ là giải pháp tình thế để có thể đi xe được ngay. Về lâu dài, bạn nên điều chỉnh lại các chế độ trên bộ chế hòa khí. Nếu cần, hãy kiểm tra tổng thể, tìm ra nguyên nhân của tình trạng sặc xăng để sửa chữa một cách căn bản.

xi lanh và cụm pít tông, xéc măng
Nếu xe phải khởi động nhiều lần mới nổ,pô phả ra nhiều khói trắng xanh, là do lòng xi lanh có thể bị mòn khuyết ô van píttông bị lỏng hoặc xướt (lúp pê).
Để phục hồi, trước hết phải tháo dàn đầu quy lát, tháo con vít 10 của bánh lòng xích cam ở hông xi lanh, tháo vít giữ xi lanh vào các te máy, kéo xi lanh ra, dùng giẻ sạch bịt lỗ các te tránh vật lạ rơi vào.
Kiểm tra xi lanh(nòng)
Rửa sạch, quan sát lòng xi lanh, nếu có vết xước dọc từ trên xuống hoặc nơi miệng và vùng điểm chết ở xi lanh có gờ, chứng tỏ nó đã bị mòn, phải làm lại ngay.
Để có thể tiếp tục sử dụng được xi lanh này, cần mang đến cửa hiệu xoáy nòng để lên cốt (code) vì đa số các tiệm sửa xe đều không thể làm được mà phải đưa đến các tiệm chuyên nghiệp . Xoáy xi lanh lần 1 gọi là cốt 1, đường kính sẽ lớn thêm 0,25 ly. Lòng xi lanh xe Honda có thể xoáy được 4 lần, mỗi lần xoáy phải thay pít tông, xéc-măng mới. Trên đỉnh pít-tông có ghi số 0,25 là cốt 1, 0,50 là cốt 2, 0,75 là cốt 3 và 1,00 là cốt 4. Khi đưa xi lanh đến cửa hàng xoáy phải mang theo píttông mới hoặc mua luôn ở tiệm là nòng vì đa số các tiệm làm nòng hiện nay đều có bán sẵn. Sau khi xoáy nòng xong, kiểm tra bằng cách đưa lên ánh sáng quan sát, nòng phải bóng nhẵn, khít với píttông. Píttông phải được đẩy qua lòng xi lanh không quá nặng và cũng không quá nhẹ
Kiểm tra píttông, bạc
Quanh đầu pít tông có 3 vòng xéc măng, hai vòng hơi và một vòng dầu. Vòng hơi trên cùng là xéc măng lửa, được mạ kền. Vòng thứ hai màu đen xám. Vòng xéc măng dầu rộng hơn vòng hơi.
Cách làm: Tháo vòng xéc măng số 1 ra khỏi đầu pít tông với loại kìm chuyên dùng hay bằng tay, phải thao tác khéo léo tránh làm gãy, tiếp theo tháo các bạc xéc măng còn lại.
Tháo pít tông ra khỏi tay biên và kiểm tra. Pít tông không được có vết nứt ở đầu và các rãnh, đuôi không được trầy xước.
Các vòng xéc măng có thể tái sử dụng nếu chúng không bị mòn khuyết, biến dạng, sứt mẻ, lớp kền mạ mặt ngoài còn nguyên.
Tiếp đó, kiểm tra khe hở miệng rãnh xéc măng bằng cách đặt từng vòng xéc măng vào lòng xi lanh, dùng pít tông đẩy xéc măng xuống 10 ly, nếu khe hở giữa 2 đầu vượt quá 0,5 ly là phải thay.
Kiểm tra rãnh xéc măng bằng cách xoay trong rãnh của nó. Xéc măng không được chặt quá hay lỏng quá. Nếu đã thay xéc măng mới nhưng khe hở này vẫn lớn, chứng tỏ các rãnh đã bị mòn, phải thay mới pít tông. Lưu ý, khi đặt xéc măng phải lọt sâu vào trong rãnh của nó, không được nhô lên khỏi mặt rãnh.
Lắp ráp và rà máy
Bôi dầu nhờn vào trục và lỗ pít tông... Đặt pít tông vào đầu tay biên đúng vị trí chữ "IN" hoặc phần vát lớn ở đỉnh pít tông hướng lên trên hoặc mũi nhọn hình tam giác chỉ xuống dưới. Khi lắp ráp các vòng xéc măng vào pít tông cần lưu ý các yếu tố kỹ thuật: mặt trên gần miệng xéc măng có ghi chữ "T" (chỉ số kích thước lên cốt). Các dấu hiệu này phải hướng lên trên, đồng thời phải bố trí miệng hở các vòng xéc măng cách nhau và tránh 2 bên vùng lỗ trục. Tiếp đó, lắp xéc măng dầu vào trước, rồi đến vòng hơi và cuối cùng là vòng lửa.
Sau khi lắp nắp quy lát, việc rà máy rất quan trọng. Cho động cơ nổ cầm chừng làm máy chạy trơn tru. Thông thường rà máy 4 tiếng đồng hồ là đủ, sau đó cho tải nhẹ tránh bó máy. Chú ý, phần hướng dẫn về cụm máy, nếu bạn nào không rành vể kỹ thuật thì đừng tự ý mở máy, cần đưa đến thợ chuyên môn làm, trên đây chỉ là hướng dẫn kỹ thuật thôi.

Bộ sạc và bình ắc qui
Có thế kiểm tra bộ sạc có hoạt động tốt hay không bằng cách khởi động xe và bật đèn trước.

- Nếu đèn trước lờ mờ chứng tỏ đèn không được cung cấp điện năng từ bình ắc qui hoặc có thể bộ sạc đã không hoạt động hay chỉ phát ra điện năng rất nhỏ.

- Nếu đèn trước sáng hơn khi động cơ hoạt động mạnh điều này cho biết bộ sạc vẫn còn hoạt động nhưng không duy trì được điện năng xạc vào bình ắc qui.

- Ngược lại, khi đèn sáng bình thường và không thay đổi cường độ sáng mỗi khi động cơ hoạt động mạnh hay yếu thì bộ sạc hoạt động tốt bình thường.

Có thể dùng thêm đồng hồ đo vôn để đo hiệu điện thế trên bình ắc qui vì ngay khi động cơ khởi động điện thế nạp cho bình ắc qui khoảng 12 V hoặc cao hơn. Nếu cường độ hiệu điện thế thấp hơn mức vừa nêu khi động cơ xe khởi động thì bộ sạc chắc chắn có trục trặc do đó bộ sạc cần được kiểm tra sâu hơn.

nếu ai biết thì bổ sung thêm
nguồn từ saigoncdclub.com

cái này mà có thêm hình ảnh nữa là o-k-e lun đấy a ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên