Các phương pháp hình thành khí hỗn hợp trong động cơ diesel

khoadongluc
Bình luận: 2Lượt xem: 11,206

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Đối với động cơ Diesel thì hỗn hợp cháy là hỗn hợp không đồng nhất và tự bốc cháy. Vì vậy việc hình thành hỗn hợp trong buồng cháy động cơ Diesel là việc rất quan trọng.

dong co diesel.jpeg

3 phương pháp hình thành khí hỗn hợp trong buồng cháy động cơ Diesel:

- Phương pháp thể tích.Nhiên liệu phun vào buồng cháy thành những hạt nhỏ phân bố đều trong thể tích buồng cháy Vc , từ bề mặt các hạt nhiên liệu bay hơi hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp khí.
- Phương pháp màng.Khi nhiên liệu phun vào tạo thành những màng bám trên thành buồng cháy. Từ mặt màng nhiên liệu sẽ bay hơi hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp khí.
- Phương pháp màng – thể tích.Nhiên liệu phun vào chia làm hai phần:- Một phần nhỏ dưới 30% gct sẽ được đưa vào trung tâm buồng cháy.- Phần còn lại có kích thước hạt tương đối lớn tạo thành màng mỏng bám lên thành buồng cháy và nó tập trung cháy ở giai đoạn 3 để đạt công lớn (Limax).​

Buồng cháy thống nhất là buồng cháy mà toàn bộ Vbc nằm trong một không gian thống nhất.·Thành phần buồng cháy gồm : nắp xi lanh (culasse), đỉnh piston, xilanh,( hay đỉnh piston và xilanh đối với loại piston đối đỉnh).·Nhiên liệu được phun trực tiếp vào không gian buồng cháy.


Phân loại buồng cháy thống nhất:

·Theo đặc điểm đặt phần chủ yếu V buồng cháy:
- Bốc cháy trên đỉnh piston.
- Bốc cháy trên culasse.
- Bốc cháy vừa trên đỉnh piston.
- Bốc cháy đặt giữa hai đỉnh piston.​
·Theo đặc điểm hình thành khí hỗn hợp:
- Các buồng cháy mà quá trình hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí chủ yếu dựa hình dạng, kích thước, số lượng và phương hướng của tia nhiên liệu với hình dạng kích thước của buồng cháy còn sự vận động xoáy lốc của không khí trong buồng cháy là thứ yếu.
- Buồng cháy mà sự vận động xoáy lốc của không khí gây một tác dụng quyết định tới chất lượng hình thành khí hỗn hợp.​
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên