Cảm biến oxi

Duyleauto
Bình luận: 6Lượt xem: 2,413

Duyleauto

Tài xế O-H
Bắt đầu từ năm 1980, mỗi chiếc xe được sản xuất đều có bộ cảm biến oxy. Bộ cảm biến là một bộ phận của hệ thống điều khiển khí thải, có nhiệm vụ truyền thông số dữ liệu về bộ phận quản lý động cơ. Mục đích của bộ cảm biến này chính là giúp động cơ hoạt động hiệu quả nhất có thể, đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Về cơ bản, động cơ xăng hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu xăng trong môi trường oxy, với tỉ lệ xăng: không khí được coi là hoàn hảo với tỉ lệ 14,7: 1, mỗi loại nhiên liệu thì có tỉ lệ khác nhau, phụ thuộc vào số phân tử cacbon và hydro cấu thành hợp chất. Nếu tỉ lệ không khí trong phản ứng cháy ít hơn, thì nhiên liệu đốt sẽ còn sót lại, tạo thành hỗn hợp dư không cháy, gây ô nhiễm cho môi trường. Ngược lại, nếu tỉ lệ không khí trong phản ứng cháy nhiều hơn, hàm lượng oxy sẽ dư thừa, tạo thành hỗn hợp khí Nitơ- oxy, trong một vài trường hợp có thể làm giảm tốc độ, thậm chí gây hư hỏng cho động cơ.


Bộ cảm biến oxy được đặt trong ống xả của động cơ, và có khả năng phát hiện hàm lượng các chất dư sau phản ứng cháy. Cơ cấu hoạt động của bộ cảm biến dựa trên các phản ứng hóa học, tạo ra các điện thế. Bộ xử lý của động cơ sẽ đo các điện thế này, để phát hiện xem hỗn hợp tạo thành là dư hay thiếu, từ đó điều chỉnh lượng nhiên liệu đốt kế tiếp.

Do hàm lượng oxy được nạp vào động cơ phụ thuộc vào nhiều thứ, như nhiệt độ không khí, độ cao so với mặt nước biển, áp suất khí, tải trọng của động cơ, vv…nên nếu không có bộ cảm biến oxy, động cơ sẽ không điều phối đúng tỉ lệ hỗn hợp cháy, dẫn đến tốn nhiên liệu và làm giảm tuổi thọ động cơ.
 

Duyleauto

Tài xế O-H
CẢM BIẾN LAMBDA
Một loại cảm biến khí cũng dựa trên sự thay đổi điện trở đó là cảm biến Lambda. Cảm biến này dùng để đo nồng độ oxy trong kgí thải của xe hơi. λ là tỷ lệ giữa oxy và khí nổ trong động cơ.λ > 1 khi ta có một hỗn hợp đói dư oxy và λ < 1 khi ta có một hỗn hợp no thiếu oxy.Một hỗn hợp no cho ta một lượng khí thải chứa quá nhiều CO và các gốc CXHX chưa được đốt hết. Một hỗn hợp đói cho ra thành phần NOX khá cao. Cả hai trường hợp đều cần phải tránh. Người ta cố giắng tiến đến tỷ lệ λ = 1để trong khí thải có ít khí độc và hiệu suất cháy nổ của động cơ được tối ưu. Với khoảng Lambda từ 0,99 đến 1,01nnồng độ oxy trong khí thải thay đổi khá lớn.
Cảm biến Lambda là một loại cảm biến được cấu tạo bằng chất điện giải rắn. Hiệu ứng vất lý dựa trên sự dẫn điện do các ion trong chất điện giải và sự có mặt của lực cơ điện do sự khác biệt giữa áp suất riêng p1 của khí cần đo ( v.d khí oxy trong khí thải) và p2 khí chuẩn (v.d không khí). Sự dẫn điện ở đây không xẩy ra trên bề mặt mà trong cả thể tích của cảm biến. Cảm biến là một ống bằng vật liệu ZnO2 , đó là một loại gốm điện giải rắn có tính truyền dẫn các ion oxy. Góm này được pha tạp vớiYttriumoxit (Y2O3) hay Calciumoxit. Phía bên ngoài ống gốm được phủ một lớp muội platin để làm điện cực. Một mặt điện cực được tiếp xúc với khí thải qua một lớp gốm xốp. Mặt điện cực khác được tiếp xúc với không khí. Sự dẫn điện trong loại gốm này không giống như trong kim loại nhờ các electron mà do các ion oxy (O--). Giống như trong các chất điện giải, sự dẫn điện trong ống gốm đi kèm theo sự dịch chuyển vật chất ở điện cực xẩy ra các phản ứng sau :
Ở catôt (nơi có áp suất riêng phần p2 của oxy lón hơn):
O2 + 4 e → 2 O—

Ở anôt ( nơi có áp suất riêng phần p1 của oxy thấp hơn):
2 O-- → O2 + 4 e
Khi dòng điện khép kín các electron dịch chuyển từ anôt đến catôt và tương ứng các ion oxy dịch chuyển từ catôt đến anôt. Với mạch điện hở ta có một điện thế ở giữa hai điện cực:V = (1/4).(R.T/F).ln.(p2/p1)
R là hằng số khí, T nhiệt độ theo Lelvin và F là hằng số Faraday.
Phương trìng trên cho ta thấy sự hoạt động của một ống gốm có khả năng dẫn các ion oxy giống như các phần tử galvani (v.d điện cực pH…). Sự có mặt của hệ số 4 ở mẫu số của phương trình do một phần tử oxy cầ 4 electron tham gia. Phương trình trên còn có thể viết dưới dạng:
V = 0,0496Tlog.(P2/p1) (mV/K)
Phương trình lý thuết trên được xác định qua các phép đo thực nghiệm. Khi hai áp suất riêng phần khác biệt với hệ số 10 , với nhiệt độ T = 100 K ta có điện thế V = 49,6 mV.
Cảm biến Lambda được dùng để đo nồng độ oxy trong khí thải của các lò đốt trong công nghiệp, trong xe hơi… dải nhiệt độ hoạt động từ 350oC đến 930oC. Với việc đo oxy trong khí thải người ta biết rõ tình tạng của động cơ. Với không khí và 500oC t:
λ = 0,9 V = 998 mV
λ = 1,1 V = 41 mV
Ở 700oC cảm biến có điện trở 100Ω và thời gian hồi đáp 10 ms.
(Trích từ sách của tác giả Dương Minh Trí )
 

Duyleauto

Tài xế O-H
Chắc chắn nhiều bạn khi đọc 2 bài viết trên sẽ biết liệu có phải cảm biến oxi và cảm biến lambda có giống nhau không:
Câu trả lời là chúng LÀ MỘT lambda chẳng qua là một kí hiệu để chỉ tỷ số giữa oxi và khí nổ trong động cơ
 

thaychua

Tài xế O-H
Cảm biến oxi
Bắt đầu từ năm 1980, mỗi chiếc xe được sản xuất đều có bộ cảm biến oxy. Bộ cảm biến là một bộ phận của hệ thống điều khiển khí thải, có nhiệm vụ truyền thông số dữ liệu về bộ phận quản lý động cơ. Mục đích của bộ cảm biến này chính là giúp động cơ hoạt động hiệu quả nhất có thể, đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Giống bài này quá:
http://choxe.net/tintuc/bo_cam_bien_oxy-481.html
 

haui

Tài xế O-H
Cảm biến oxi
Bắt đầu từ năm 1980, mỗi chiếc xe được sản xuất đều có bộ cảm biến oxy. Bộ cảm biến là một bộ phận của hệ thống điều khiển khí thải, có nhiệm vụ truyền thông số dữ liệu về bộ phận quản lý động cơ. Mục đích của bộ cảm biến này chính là giúp động cơ hoạt động hiệu quả nhất có thể, đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Giống bài này quá:
http://choxe.net/tintuc/bo_cam_bien_oxy-481.html

mấy cái vớ vẩn đó copy pass làm chi cho mất công
http://www.oto-hui.com/a816/cam-bien-oxy-cam-bien-o2.html
vô đóma2 xem !
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên