Cấu tạo các chi tiết của hệ thống nhiên liệu (dầu)

L
Bình luận: 1Lượt xem: 6,987

LANHLEO

Tài xế O-H
1) Thùng chứa nhiên liệu:
Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa nhiên liệu dự trữ để động cơ vận chuyển trong thời gian ổn định cỡ thùng lớn nhỏ tùy theo công suất và đặc tính động cơ. Thùng được dập bằng thép lá, bên trong có tấm ngăn để nhiên liệu bớt dao động. Nắp thùng có lỗ thông hơi, ống hút nhiên liệu được bố trí cao hơn đáy thùng khoảng 3cm.
Ơ đáy thùng chổ thấp nhất có một ốc để xã cặn bị lắng hay nước. Phía trên có ống dẫn nhiên liệu về.
Nếu thùng đặt cao hơn động cơ phải có van khóa khi tắt máy. Nếu thùng đặt thấp hơn động cơ, không cần van khóa nhưng phải có van 1 chiều ở lọc sơ cấp ngăn dầu trở về thùng chứa khi ngừng máy.
2)
Lọc nhiên liệu:
Nhiệm vụ và yêu cầu:

Bơm cao áp và kim phun là 2 bộ phận có độ chính xác cao và đắc tiền. Trong nhiên liệu có lẫn nhiều tạp chất và nước. Mặc dù các tạp chất này rất bé nhưng có thể phá hỏng bơm cao áp và kim phun. Do đó nhiên liệu phải được lọc sạch tối đa trước khi đến 2 bộ phận này.
Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ lọc nước, các tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu. Một hệ thống lọc gồm hai hay ba tầng. Tầng thứ nhất gọi là lọc sơ cấp được đặt trước bơm tiếp vận. Tầng thứ hai là lọc thứ cấp nằm ở sau bơmtiếp vận và trước bơm cao áp.
Yêu cầu của hệ thống lọc:

Đảm bảo giữ đúng áp lực cho phép( không quá 0.5 kg/cm****2) phải lọc được những hạt bụi nhỏ cỡ 1/1000mm.
Phải chịu đựng được lâu dài khoảng 10000km hay sau 200 giờ sử dụng
Bình lọc đơn giản, dễ tháo ráp bảo dưỡng sửa chữa
· Lọc sơ cấp:
Bầu lọc sơ cấp đặt giữa thùng nhiên liệu và bơm tiếp vận. Lõi lọc làm bằng lưới thau có lỗ chứa khoảng 0.1mm, quanh ngoài lõi lọc có cái cào. Khi ta xoay núm phía dưới bầu lọc, cào sẽ làm rơi cặn bận quanh lõi lọc xuống đáy bầu lọc. Nút xả nước và cặn bầu dưới đáy bầu lọc.
· Lọc thứ cấp:

Bộ lọc nhiên liệu thứ cấp hiệu C.L.M
Hình thức cấu tạo tương tự như lọc sơ cấp nhưng lớn hơn. Lọc thứ cấp có nhiệm vụ chận lại những hạt bụi nhỏ khoảng 0,001 mm mà không cản trở đến lưu thông nhiên liệu.
Lọc thứ cấp làm bằng giấy xốp xếp gấp thành nhiều lớp để tăng diện tích tiếp xúc với nhiên liệu có loại làm bằng vải, có loại lõi lọc làm bằng sợi to quấn quanh ống đục lỗ. Lõi lọc có 2 loại.
Loại rửa được có thể sử dụng lại.
Loại phải thay mới khi hết hạn sử dụng.
3)
Bơm tiếp và chuyển vận nhiên liệu:
Bơm vân chuyển có nhiệm vụ chính là chuyển nhiên liệu từ thùng chứa liên tục đến bơm tiếp vận. Ngoài ra nó còn công dụng châm dầu xả gió cho hệ thống nhiên liệu khi máy vận hành.
Bơm tiếp vận có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp(dù thùng chứa đặt cao hay thấp hơn động cơ). Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ thì không cần bơm chuyển. Bơm tiếp vận thường đặt nơi thân bơm cao áp được điều khiển bởi cốt bơm cao áp.
Tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều có cùng nguyên tắc cấu tạo,vận chuyển và phân loại sau:
a) Bơm piston:
1: cây đẩy, 2: phốt làm kín, 3: lò xo đẩy piston, 4: đệm đẩy, 5: van hút, 6: biston, 7: van thoát, 8: cam sai tâm, cốt bơm cao áp, 10: lọc dầu, 11: dầu vào, 12: dầu ra, A: phòng hút, B: phòng thóat.
Bơm được điều khiển bởi cốt cam động cơ hoặc bơm cao áp.Lưu lượng nhiên liệu cung cấp tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động của động cơ và ở bất cứ vận tốc nào bơm cũng cung cấp thừa so với yêu cầu, lượng nhiên liệu thừa được tháo về nơi phòng piston giữ piston ở lưng chừng không hết khoảng chạy của nó. Khi mạch thoát của bơm không còn thừa, piston bơm mới trở về và thực hiện hết khoảng chạy của nó. Bơm tiếp vận loại này có đặc tính giới hạn và điều hòa tự động.
Có 2 loại bơm piston thông dụng:
Bơm piston kiểu PM.
Bơm piston kiểu BOSCH.
b) Bơm màng:

1: màng bơm, 2: cần điều khiển, 3: lưới lọc, 4: van hút, 5: van thoát, 6: lò xo đẩy, 7:cây liên hệ, 8: cần bơm tay, 9: lò xo, 10:mạch hút
V: má vít, C: má cố định, D: má di động, T: cây điều khiển, B: cuộn dây, R: lò xo,
S: miếng sắt non, M: màng bơm,1: van hút, C2 : van thoát.
Gồm một màng bơm chia thân bơm thành 2 phần riêng biệt lắp ghép lại bằng những con vít. Màng bơm được điều khiển bởi cam sai tâm qua cơ cấu đòn bẩy. Nửa thân bơm phía trên có chứa lưới lọc van hút và van thoát. Hai van cấu tạo giống nhau gồm 1 van tròn dẹp bằng phít và 1 lò xo hoàn lực, vị trí 2 van ngược chiều nhau. Nửa thân còn lại có đỉnh màng bơm, lò xo đẩy màng bơm và cơ cấu điều khiển.
Khi động cơ làm việc, cốt cam xoay qua cơ cấu đòn bẩy và lò xo làm màng bơm lêm xuống. Lúc màng bơm đi xuống tạo một áp thấp hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc ngang hút vào bơm. Khi màng bơm đi lên van hút đóng lại, nhiên liệu bị ép mở van thoát ra ống dẫn đến bơm cao áp. Ngoài ra còn có một cần bơm tay dùng để xã gió hay châm dầu khi động cơ chưa làm việc.
c) Bơm điện:
Cấu tạo như bơm màng chỉ khác là màng bơm được điều khiển bởi dòng điện của ăcquy thay vì cơ khí như bơm màng.
d) Bơm bánh răng:

1 . van hút
2. van thoát
3. van an toàn
Gồm 2 bánh xe răng ăn khớp với nhau. Bánh răng thụ động quay trơn trên trục. Bánh răng điều động quay theo trục và được điều khiển bởi cốt bơm cao áp theo kiểu bánh răng và vít vô tận.
Khi động cơ làm việc, bánh xe răng quay nhiên liệu được hút từ mạch nạp do kẽ răng lùa qua 2 bên vách hông để dồn ép ra mạch thoát rồi đến bơm cao áp. Vận tốc và lưu lượng của bơm được qui định theo yêu cầu của bơm cao áp. Áp lực làmviệc của bơm từ 6 –8 psi( khoảng 0.5 kg/cm2).
e) Bơm cánh quạt:
Gồm một vỏ bơm được đúc bằng thép, bên lòng trong hình trụ có nắp đậy. Cốt bơm dính liền với thân bằng thép nằm lệch tâm với lòng hình trụ của vỏ bơm. Thân bơm có 2 hay 4 rãnh nằm ngang chứ những cánh quạt chứa lò xo nhỏ bung ra ép cánh vào vách của lòng vỏ cho thật khít.
Vít cốt bơm nằm lệch tâmvới vỏ, nên cánh quạt chia thể tích bên trong làm các phòng không bằng nhau phần thể tích lớn ăn thông với mạch hút, phần nhỏ ăn thông mạch thoát. Khi động cơ hoạt động, cốt bơm luôn quay tròn nhiên liệu được cánh quạt mang từ thể tích lớn sang thể tích nhỏ tạo nên áp thấp ở mạch hút và áp lực ở mạch thoát. Do đó nhiên liệu được hút tháo liên tục. Bơm màng có trang bị một van an toàn để xã nhiên liệu về mạch hút khi áp lực thoát tăng quá mức qui định.
4)
Bơm cao áp:
Ấn định lưu lượng nhiên liệu.
Tạo áp suất cao để bơm nhiên liệu vào buồng đốt qua kim phun.
Bơm nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm và đúng lượng cần thiết theo yêu cầu của chế độ làm việc động cơ.
Cung cấp nhiên liệu thống nhất giữa các kim phun đúng theo thứ tự thì nổ
5)
Kim phun nhiên liệu:
Giới hạn áp suất phun dầu do bơm cao áp bơm lên.
Dưới áp suất bơm cao áp, phun 1 lượng nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm chính xác cần thiết.
Tán nhuyễn nhiên liệu thành sương và phân phối đều nhiên liệu trong buồng đốt giúp cho nhiên liệu cháy trọn vẹn.
6)
Các ống dẫn nhiên liệu:
Các ống dẫn hạ áp đưa nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm tiếp vận qua lọc sơ cấp và thứ cấp để cung cấp cho bơm cao áp. Ống dầu về, tiếp nhận dầu thừa nơi bầu lọc thứ cấp và kim phun đưa về thùng chứa. Ống dẫn nhiên liệu cao áp dẫn nhiên liệu bơm đi từ bơm cao áp đến các kim phun.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên