Đặc điểm của quá trình tạo hỗn hợp khí cháy bằng phun xăng điện tử

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 2,452

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
- Nếu như việc tạo hỗn hợp khí trong bộ chế hoà khí được gọi là phương pháp hoà khí ngoài, còn việc tạo hỗn hợp bằng cách phun trực tiếp nhiên liệu vào trong xi lanh (động cơ diezel) được gọi là hoà khí trong thì phương pháp phun xăng có thể được gọi là hoà khí trung gian. Bởi vì, trong trường hợp này, xăng được phun vào trên đường nạp ở khu vực trước bướm ga hay ngay gần xu páp nạp, do vậy quá trình tạo hỗn hợp khí được bắt đầu từ trong đường ống nạp và kết thúc trong xi lanh của động cơ.
- Việc ứng dụng kỹ thuật phun xăng cho phép khắc phục những nhược điểm thuộc về bản chất của quá trình hoà khí ngoài bằng bộ chế hoà khí cổ điển. Ưu điểm của kỹ thuật phun xăng được thể hiện ở những điểm sau.
+ Tiết kiệm nhiên liệu: Hệ thống phun xăng cho phép định lượng nhiên liệu rất chính xác, phù hợp với mọi điều kiện làm việc của động cơ, có tính đến các yếu tố vận hành như (nhiệt độ, áp suất không khí), tình trạng kỹ thuật như hao mòn, sự cố, ..., và các yêu cầu khác chẳng hạn như mức độ độc hại trong khí xả, ...
- Việc phun xăng trực tiếp vào gần xu páp nạp cho phép phân bố đều hỗn hợp cho từng xi lanh và tránh được hiện tượng ngưng đọng xăng trên các đường ống nạp.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong cùng điều kiện sử dụng, ôtô có trang bị hệ thống phun xăng có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn nhiều (11 [FONT=&quot]¸[/FONT] 15 %) so với khi nó được lắp bộ chế hoà khí.
+ Tăng hiệu suất của động cơ. ở động cơ phun xăng, sức cản trên đường ống nạp được giảm bớt do không có bộ chế hoà khí, đồng thời kết cấu của đường ống nạp có thể được tối ưu hoá để tạo điều kiện nạp tối đa cho động cơ ở mọi chế độ vận hành.
- Bộ điều khiển trung tâm của các hệ thống phun xăng thường chỉ huy đồng thời cả hệ thống đánh lửa, nhờ đó cho phép tối ưu hoá cả hai quá trình phun xăng và đánh lửa để tăng hiệu suất của động cơ.
- Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống phun xăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tăng áp khí nạp cho động cơ.
+ Động cơ nhạy cảm hơn với điều khiển và hoạt động tốt hơn ở các chế độ không ổn định. Điều này có được trước hết là do hệ thống điều khiển điện - điện tử có quán tính rất nhỏ. Hơn nữa, do xăng được phun ngay gần xu páp nạp nên có được hiệu quả tăng tốc gần như tức thời. Động cơ phun xăng còn cho phép cải thiện chế độ làm việc không tải của động cơ.
+ Giảm mức độc hại của khí thải. Do xăng được phun ra dưới dạng sương mù (đường kính hạt chỉ vài trăm [FONT=&quot]m[/FONT]m) nên việc hoà trộn với không khí và tạo hỗn hợp xảy ra tốt hơn, hơn nữa nhiên liệu được phân phối đều hơn cho các xi lanh nên cháy tốt hơn và như vậy hàm lượng khí độc hại trong khí xả thấp hơn. Một số hệ thống phun xăng sử dụng cảm biến ô xy đặt trên đường ống xả (cảm biến lambda) kết hợp với bộ xúc tác khí thải cho phép cho phép đạt được hỗn hợp khí cháy tối ưu ([FONT=&quot]a[/FONT] = 1) trong mọi chế độ làm việc của động cơ và giảm tối đa các thành phần độc hại trong khí xả.
- Tuy vậy hệ thống phun xăng cũng có những hạn chế nhất định: kết cấu rất phức tạp, độ nhạy cảm cao, yêu cầu khắt khe về chất lượng nhiên liệu và không khí (phải lọc tốt), khó sửa chữa bảo dưỡng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và đặc biệt là giá thành cao hơn nhiều so với bộ chế hoà khí cổ điển.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên