Định mức nhiên liệu cho máy công trình

C
Bình luận: 38Lượt xem: 52,819

cakhokhe2015

Tài xế O-H
Bây giờ muốn định mức chuẩn phải định mức theo khoán sản phẩm chứ định mức theo lít/giờ mà ko có sản phẩm thì ông chủ thiệt. Nói chung phải qua thống kê thực tế rồi ra định mức, trong đó có tính % cho anh em thợ máy bán chút dầu ăn mỳ tôm nữa!
 

sakaitus

Tài xế O-H
Cho cháu bới lại cái chủ đề này cái ạ.Thật sự là sau bao năm làm quản lý cháu vẫn loay hoay với cái công việc đau đầu này.Có cụ nào cũng làm quản lý máy móc nhiên liệu thi công không ạ.Vào chia sẻ cùng anh em kinh nghiệm hay liên hệ với cháu 0966794577 Tú.Cháu mời các cụ cafe chia sẻ kinh nghiệm ạ
 

duydang07

Tài xế O-H
Cung cấp hệ thống quản lý nhiên liệu cho xe và máy công trình một cách hiệu quả nhất. Các bác có nhu cầu xin liên hê: Mr Đăng: 0979197432- Công ty cổ phần giải pháp dịch vụ số
 

TECHNOLOGYCK4

Tài xế O-H
Hãng Komatsu đã có thiết bị tên là Komtrax: thiết bị định vị gắn sẵn trên xe, giúp kiểm soát máy từ xa, kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu và các chế độ làm việc.
Hãng này cố gắng đưa những yếu tố kiểm soát thiết bị tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất tới các ông chủ máy.
Nhưng với những chuyên gia Việt Nam không gì là không thể, cách tốt nhất là quan tâm đến tâm tư của thợ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng thôi.
Chứ lương cao, chế độ tốt như mấy anh lái máy bay vẫn .... thậm thụt đẻ rồi vô nhà bóc lịch đấy.
Cụ nói quá chuẩn, mấy bác lái máy nhiều trò lám nhiều khi chóng mặt về các bác ấy.
 

duydang07

Tài xế O-H
HIỆN GIỜ CHỈ CÓ KOMATSU VÀ CATTERPILAR LÀM ĐƯỢC THEO CÁCH QUẢN LÝ TOÀN CẦU ví dụ giờ hoạt động thực(không phải chỉ bật công tắc rồi để đó),tải trọng bình quân,nhiệt độ máy,áp suất các bộ phận thủy lực...tiêu thụ nhiên liệu...bạn nên làm hệ thống riêng như ở xe khách (theo quy định của nhà nước chứ không phải nói chơi ) mới quản lý nổi. chừng nào làm được cho mình ké với nghe...nói thật đó.thân chào bạn.
Chào bạn. Hiện tại công ty mình cung ứng 1 giải pháp để quản lý nhiên liệu cho xe. Có gì bạn inbox vào cho mình nhé
 

hiepabc

Tài xế O-H
Đối với máy thi công,chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn và là yếu tố quyết định cho giá thành công trình.Định mức được nhiên liệu cho máy sát với thực tế là một vấn đề khó. Em xin các cao thủ trong diễn đàn chỉ giáo cho định mức nhiên liệu của một số máy mà em đang cấp như sau có phù hợp không:
1. Máy xúc CAT 320D = 18 lít/h;
2. Máy xúc CAT 325C = 22 lít/h;
3. Máy xúc Kobelko 330-8= 27 lít/h;
4. Máy xúc Hitachi ZX330= 30 lít/h;
5. Doosan 140W-V= 8 lít/h;
6. Doosan 210 W-V = 12 lít/h;
Mong các cụ chỉ giáo. Thank!
DX140 =9,9l S140=9,6
DX210=12L S210=11,5
 

vietdan71

Tài xế O-H
Định mức dầu thực tế ở vn còn rất ít so với công suất của máy. Lý do chính do hiệu quả sử dụng thời gian không cao, chấm giờ thủ công nên giờ máy chờ rất nhiều. Ví dụ máy xúc PC200 chỉ khoảng 7÷8l/h.
 

cafeso7

Tài xế O-H
Không biết bác cakiem quản lý máy cho cả công ty hay công trình mà cũng lớn ghê thiệt. Mỗi tháng thất thoát hàng ngàn lít dầu. Tiền đó mà quản lý được thì anh em nhậu tơi bời luôn :))
Vì các loại máy tùy thuộc vào thời gian đã qua sử dụng mà định mức tiêu hao nhiêu liệu cho nó cũng khác nhau. Em thấy hướng đi của bác là tìm đến sự chính xác để khỏi lăn tăn bàn cãi. Như thế thì bác thuê thợ giỏi hay chuyên gia về thử cho bác rồi từ đó ra một bảng định mức chuẩn dành cho công ty. Như thế khỏi lăn tăn nhé:D
Ngoài cái cách xem ra rất khoa học của bác thì em thấy còn có 2 cách chấm lương đơn giản hóa cho các bác thợ lái thế này:
1. Chấm lương theo tháng giống như bao anh em khác không phân biệt thợ lái hay thợ sửa ( tất nhiên là khung lương nó sẽ khác nhau nhé) kèm theo hệ số bình bầu năng suất
2. Khoán theo khối lượng
Trên thực tế thì nhiều công ty chấm lương theo phương án 1. Ở đây muốn trao đổi với bác về phương án 2 áp dụng cho công trình.
Để một dự án được khởi công, ngoài các thủ tục loằng ngoằng ra thì dự toán chi phí đầu tư là phần rất quan trọng. Nó phản ánh được số tiền dự tính để hoàn thành cái công trình sắp tới sẽ thực hiện. Trong cái bảng dự toán này nó sẽ thể hiện cái chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, máy thi công và nhân công để hoàn thành một công việc cụ thể. Do ý chính của bác chủ thớt ở đây chủ yếu là chi phí máy thi công và nó liên quan đến giá thành của công trình nên em sẽ đi thẳng vào vấn đề này.
Chi phí máy thi công ở đây nó bao gồm chi phí khấu hao+ chi phí sữa chữa+ chi phí nhiên liệu+ chi phí thợ điều khiển+ chi phí khác.
Như bác chủ đã nói, máy và dầu là do công ty cấp. Như vậy, bỏ qua chi phí khấu hao, sửa chữa và chi phí khác đi. Còn lại là chi phí cho các bác thợ lái.
Đấy! Lương của các bác đó đấy! Lấy cái phần giá của các bác thợ nhân với khối lượng là xong! Khối lượng ở đâu ra???? Cái này thì hỏi mấy ông kỹ thuật công trình, dễ lắm:cp. Nếu bác thấy cái khung giá ở trong đó cao hơn so với thị trường thì bớt đi ít uống cafe :cp . Còn nếu thấp hơn thì là do công ty lập dự toán không chuẩn :dl
Còn làm sao để các bác đỡ bán dầu????:D Đổ nhiên liệu xong bấm chì vào giống như bác Nguyễn Thiện Nhân cho bấm chì gà đồi yên thế để chống hàng giả ấy :)) hoặc là.... em chưa nghĩ ra :D
Đôi điều bàn bạc, các bác cho ý kiến tiếp nhé!
P/S Bác chủ thử tính định mức theo phụ lục thông tư 06 ban hành kèm theo nghị định 205/2004/NĐ-CP về việc tính giá ca máy xem có gần đúng với tình hình thực tế không nhé!
Bấm chì vẫn lấy được dầu bình thường.Bạn chứng tỏ chỉ là người làm kinh tế kế hoạch chứ không phải là người làm máy móc.
 

minhtuan1997

Tài xế O-H
quả quýt dầy có móng tay nhọn. việc khoán hay quản lý chặt đều có phuong thức trộm dầu hoặc lãng phí xả dầu đổ đi ,hoặc phá hoại khi không có mầu xít gì có những doanh nghiệp tư nhân quản chặt trả lương tháng lái ỳ năng xuất thấp , trả lương khoán lái phá thôi rồi bởi làm không ngay nghỉ bảo dưỡng đến khi máy gục hẳn mới thôi . cho nên yếu tố con người là tất cả , đối đãi tử tế trả lương cao động viên kịp thời quan tâm anh em ,thưởng phạt công minh .còn định mức thì tùy việc nặng nhẹ, trình độ lái máy ,vd cùng là một máy cùng là bãi vật liệu ấy nhưng có người bán dầu có người âm dầu
Hay
 

Trung8286

Tài xế O-H
Nếu muốn định mức chính xác thì bác phải theo rõi máy làm việc cả tháng xem tiêu hao hết bao nhiêu nhiên liệu làm được bao nhiêu giờ sau đó chia bình quân là ra số lít của 1 giờ
 

Trung8286

Tài xế O-H
Người quản lý và người bị quản lý bao giờ cũng có mâu thuẫn em cũng đau đầu về vấn đề định mức chỉ có cách là giám sát thời gian làm việc càng lâu và chia bình quân nhiều lần thì mới ra được định mức chính xác thôi
 

gaconbs

Tài xế O-H
Góp vui với các cụ:
Công thức tính định mức nhiên liệu theo lý thuyết như sau:
upload_2019-1-2_13-44-57.png

Trong đó:
upload_2019-1-2_13-46-1.png

upload_2019-1-2_13-46-41.png
 

gaconbs

Tài xế O-H
Vấn đề định mức giữa người thợ lái và người quản lý là muôn thủa. Với người thợ lái thì họ muốn tăng thu nhập, còn người quản lý thì muốn tiết giảm chi phí. Cứ trả lương cao và có mức phạt nặng thì ít người phải đi bán dầu.
Như các cụ đã nói, muốn đạt hiệu quả như làm công trình thì nên khoán theo khối lượng, nhưng khi khối lượng khó tính (hoặc không tính được) thì phải định mức theo giờ máy làm việc. Đã định mức cho máy thì theo dõi hoạt động của máy và ghi chép lại bằng nhật ký làm việc của từng máy/ngày/ tháng/quý/năm sẽ ra con số trung bình ngay. Nhưng quá trình theo dõi thì phải kiểm soát được lượng nhiên liệu cấp và quan trọng là công tác bảo vệ :):):).
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên