ESP: Cột mốc lịch sử trong hệ thống an toàn chủ động

B
Bình luận: 0Lượt xem: 2,917

bkdn

Tài xế O-H
Vào giữa tháng 3 năm 1994 tại Arjeplog, Thụy Điển, Daimler-Benz đã giới thiệu hệ thống kiểm soát điều khiển động lực (FDR) được phát triển cùng chung với Bosch. Sau đó, hệ thống này được trình làng vào cuối năm dưới cái tên là chương trình ổn định bằng điện tử: Electronic Stability Programme (ESP) và đã đại diện cho một mốc lịch sử sáng chói trong hệ thống an toàn trên ô tô. Chiếc xe đầu tiên mang hệ thống này được trình làng là Mercedes-Benz S 600 Coupé (C 140).

Một vài tháng sau đó ESP được xuất hiện trong S-class sedan (W 140) và SL roadster (R129). Nhưng vinh dự được trang bị hệ thống này xảy ra với dòng A-class: ESP được là trang bị tiêu chuẩn từ tháng 2 năm 1998. Và đến tháng 8 năm 1999, ESP đã trở thành trang thiết bị tiêu chuẩn phù hợp trên tất cả các chiếc xe dân dụng của Mercedes-Benz.


Tác dụng của ESP giảm nguy cơ rủi ro của sự trượt bánh khi xe vào cua và duy trì hướng đi của chiếc xe ngay trong điều kiện không thuận lợi như trên lớp băng phủ đường hay mặt đường ướt. Nó làm tăng sự an toàn cho chiếc xe bằng hoạt động phanh có lựa chọn từng bánh xe riêng lẻ. Cách phanh này làm mất đi quán tính của hướng trượt trong những hoàn cảnh điều khiển không thuận lợi và cho phép tài xế duy trì sự kiểm soát với chiếc xe. Khi thừa lái, ESP điều chỉnh bằng cách tác dụng phanh vào bánh xe phía trước xa góc cua hơn, ngược lại, lúc thiếu lái được khắc phục bằng việc tác dụng phanh lên bánh sau gần góc cua hơn. Ngoài ra, ESP còn có thể hạn chế công suất của động cơ để giảm tốc độ của chiếc xe.
Lịch sử của ESP
Tháng 3 năm 1994, tại thị trấn Arjeplog, Bắc Thụy Điển, hai chiếc xe được thử nghiệm của Mercedes-Benz chạy vòng quanh hồ Hornovan với mặt hồ động cứng vì giá lạnh. Trong khi một chiếc duy trì sự định hướng ổn định theo hướng hình oval quanh hồ, tài xế của chiếc xe thứ hai đã gặp vấn đề để giữ vững chiếc xe trên đường thử. Phía đuôi của chiếc xe bị đảo qua đảo lại nhiều lần trên đường vòng có đóng băng, bắt buộc người tài xế phải đánh ngược tay lái và tăng tốc lại một lần nữa. Những diễn biến này được theo dõi chặt chẽ từ lề đường bởi các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới. Họ đang làm chứng cho một mốc lịch sử quan trọng trong công nghệ ô tô được phát triển chung bởi Mercedes-Benz và Robert Bosch GmbH – chiếc xe thử nghiệm với khả năng duy trì sự ổn định tốt đã được trang bị hệ thống an toàn chủ động ESP. Trong tình huống này, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) đã hoạt động mượt mà cùng ESP.
Hai chiếc Mercedes đang thử nghiệm tại hồ Hornovan với chiếc bên phải có ESP




ABS đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978 trên chiếc S-class (W 116). Chỉ một vài năm sau đó nó đã trở thành hệ thống chống trượt quay ASR (đã phổ biến vào năm 1981), một phát triển tiên tiến của ABS được thiết kế kiểm soát sự tác động lẫn nhau của các lực theo chiều dọc giữa những lốp xe và mặt đường không chỉ trong suốt quá trình phanh, mà còn cho thời điểm đầu tiên trong khoảng thời gian tăng tốc. Sau đó nó trở thành khóa vi sai tự động ASD (năm 1985) và hệ dẫn động bốn bánh thường trực 4MATIC có tính chất đổi mới vào năm 1985.
Lái xe an toàn trong mọi hoàn cảnh
Có hệ thống ABS khá sớm nhưng các kỹ sư của Mercedes-Benz đã không dừng lại. Mục tiêu kế tiếp của họ là cải thiện sự an toàn chủ động cho mọi hoàn cảnh – trên góc cua, khi chuyển hướng để tránh chướng ngại vật hay sự tác động của bất kỳ chiếc xe nào khác kéo theo lực tạt ngang và với một rủi ro cao của sự trượt bánh xe. Vì lý do này công ty đã trình làng một dự án phát triển đầy tham vọng. Làm việc với chủ đề “Kiểm soát trượt ngang” các kỹ sư đã khảo sát những khả năng kỹ thuật để tính toán những hành động trượt bánh của chiếc xe và giảm điều này bằng phương pháp can thiệp có lựa chọn vào bánh răng, động cơ và bộ truyền động. Sau các mô phỏng và những kiểm tra sơ bộ bằng máy tính trên phạm vi rộng, các nguyên mẫu đầu tiên được trang bị với một hệ thống đã được thử nghiệm vào năm 1987 và trong các năm sau đó, nó đã được theo dõi sát sao trên nhiều ngàn km đường thử nghiệm.
Trong cùng thời điểm, chương trình lái mô phỏng ở Berlin đã đã chứng tỏ khả năng làm việc của hệ thống này. Tại đây, các kỹ sư của Mercedes-Benz đã yêu cầu 80 người chơi xe ô tô lái với vận tốc 100 km/h dọc theo một con đường ảo trong thành phố mà trên đó những nguy hiểm từ lớp băng phủ trên mặt đường và bị che khuất trong bốn góc đường. Tình huống này làm khả năng bám đường của các chiếc xe giảm hơn 30% so với điều kiện thường.




Những kết quả của thử nghiệm cho thấy rằng nếu không có ESP, 78% tài xế thực hiện bài thử nghiệm không có cơ hội giữ cho chiếc xe vào cua an toàn, dẫn đầu là rủi ro trượt ngang liên tiếp. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống lái an toàn chủ động, tất cả những tài xế thực hiện bài kiểm tra đã không gặp rủi ro và trượt bánh xe. Không còn gì thắc mắc, những kỹ sư đã không cho thời gian lãng phí để đưa ESP vào thử nghiệm trên đường thật. Hàng loạt phát triển đã bắt đầu vào năm 1992. Hơn 40 kỹ sư từ Mercedes-Benz và Bosch đã làm việc cùng nhau trên một dự án tiên phong, mà cuối cùng đã lên đến đỉnh điểm trong sự trình làng liên tiếp vào năm 1995.
“Nếu tất cả những chiếc xe được trang bị chương trình cân bằng ổn định, hơn 20.000 tai nạn nghiêm trọng với hơn 27.000 nạn nhân trên những con đường ở Đức có thể tránh khỏi,” bác sĩ Thomas Weber, thành viên ban hội đồng quản trị Daimler AG chịu trách nhiệm Nghiên cứu, Kỹ Thuật và đứng đầu bộ phận phát triển xe Mercedes Benz đã bộc bạch. Theo thống kê tai nạn, từ khi được trang bị ESP như là trang thiết bị tiêu chuẩn, những hành khách trên xe Mercedes-Benz ít bị liên lụy vào tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng hơn những thương hiệu ô tô khác. Trong năm 1998/1999 trung bình 20.7% của tất cả các tai nạn có liên quan đến những chiếc xe Mercedes-Benz là liên quan đến tài xế. Con số này đã giảm xuống gần một nửa như một kết quả của ESP trong khoảng thời gian 2002/2003. Đối với những mẫu xe dân dụng của những hãng ô tô khác, tỷ lệ những tai nạn có liên lụy đến người lái bằng với tỷ lệ tai nạn tổng thể và chỉ được giảm xuống khoảng 13% trong cùng thời kỳ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên