Giới thiệu cơ bản về hệ thống đường bộ ở VN

winner
Bình luận: 0Lượt xem: 2,045

winner

Tài xế O-H
Đường ô tô là đường cơ sở hạ tầng không thể thiếu với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nó phục vụ nhu cầu đi lại góp phần thúc đẩy sự giao lưu về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội là động lực thúc đẩy sụ phát triển của xã hội. Cơ sở hạ tầng tốt là một sự tất yếu cho quá trình phát triển. Nhất đối với Việt Nam giao thông đường bộ chiếm hơn 80% nhu cầu đi lại.
Giao thông đường bộ đã có những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng. Trình độ xây dựng cầu đường của chúng ta đã đạt đến mức tiên tiến trong khu vực. Các doanh nghiệp của chúng ta có năng lực tham gia đấu thầu quốc tế và có thể thắng thầu nhiều công trình có chất lượng cao.
Những năm vừa qua, thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Nhiều công trình ,tuyến đường đã được xây mới hoặc nâng cấp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, với tiêu chuẩn kĩ thuật cao, với công nghệ tiên tiến. Cơ sở hạ tầng giao thông được coi là khâu trọng tâm , nên cần phải đi trước một bước, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Được sự đầu tư của chính phủ, bằng nguồn vốn trong nước, vốn vay của nước ngoài và các tổ chức quốc tế ,hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Xây dựng mới 1200 km , khôi phục nâng cấp gần 4000km quốc lộ quan trọng ,nâng cấp hàng trục nghìn km đường giao thông nông thôn. Các công trình này được đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nơi trên đất nước.
Theo số liệu thống kê( Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải VN năm 2000) mạng lưới đường bộ quản lí gồm:
– Đường quốc lộ 15360 km chiếm 7,4%
– Đường tỉnh 17450 km chiếm 8,5%
– Đường đô thị 3211 km chiếm 1,6 %
– Đường huyện 36950 km chiếm 18%
– Đường xã 132055 km chiếm 64,5%

Nêu theo cấp của đường (theo tiêu chuẩn TCVN 5054-85)gồm:
– Đường cấp II 212km chiếm 0,7%
– Đường cấp III 3762km chiếm 23,6%
– Đường cấp IV 5764km chiếm 38,7%
– Đường cấp V 5512 km chiếm 37%

Như vậy theo thống kê đó Việt Nam có khoảng 204981 km đường bộ ,mật độ phân bổ trung bình của hệ thống đường bộ trên toàn lãnh thổ (không tính đường xã và đường chuyên dụng ) khoảng 0,219 km/m2, tính theo số dân là 0,81 km/1000 dân là tương đối thấp so với một số nước trong khu vực (Thái Lan là 1,03km/ 1000 dân , Trung Quốc 0,94 km/1000 dân …) Tỷ lệ đường được rải ở Việt Nam đạt 29,4 % ở mức thấp so với khu vực (trên thế giới con số này lớn hơn 50%).
Hiện nay nhiều nước Châu á có đường bộ cao tốc như là Singapore, Malaysia, ThaiLan, Trung Quốc … trong đó tỷ lệ chiều dài đường cao tốc so với chiều dài toàn mạng lưới tương đối cao ; singapore 4,4% , Hàn Quốc 2,5% .. trong khi đó ở Việt Nam đường cao tốc vẫn hầu như chưa có. Mặt khác đường xá có chất lượng kém hầu hết được xây dựng từ lâu , lại bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh , không được duy tu bảo dưỡng , nâng cấp .. Điều này thể hiện mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam về chất lượng quá thấp, là vật cản không nhỏ đối với nền kinh tế đang chuyển theo cơ chế thị trường. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam vẫn còn lạc hậu , quy mô nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước. Như vậy chúng ta thấy cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có những đặc điểm sau:
– Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã được xây dựng từ lâu, việc bảo dưỡng cải tạo không đồng bộ, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp, chưa có tuyến nào đúng cấp.
– Tỷ lệ mặt đường rải nhựa thấp (15,5% cho toàn hệ thống , 59,5% cho toàn hệ thống quốc lộ).
– Khổ đường hẹp, mạng lưới đường được phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh, giữa các vùng. Miền trung và vùng núi thấp…
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên