Khi nào dùng độ nhớt động lực, khi nào dùng độ nhớt động học

B
Bình luận: 2Lượt xem: 13,234

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Đây là 2 khái niệm được dùng trong môn thủy lực đại cương
Nhưng vì sao phải đưa ra hai khái niệm như vậy?
Và chúng được ứng dụng thực tế như thế nào?

Rất mong được mọi người chỉ rõ hơn?
Một tính chất quan trọng của dầu công nghiệp nói chung và dầu thủy lực nói riêng là độ nhớt. Người ta chia ra hai loại độ nhớt:
- Độ nhớt động lực thường kí hiệu là η và có đơn vị là Pa.s (Hay Ns/ m2)
- Độ nhớt động học thường kí hiệu là v và có đơn vị là m2/s
Giữa độ nhớt động học và độ nhớt động lực có quan hệ: v = η/ρ
Trong đó: ρ: khối lượng riêng [kg/m3]
Trong 2 độ nhớt này dùng loại nào cũng được. Tuy nhiên trong thực tế người ta hay sử dụng độ nhớt động học. Ở độ nhớt này người ta còn hay sử dụng đơn vị Stokes (St):1St=0,0001m2/s và hay dùng hơn cả là centiStokes (cSt): 1cSt=0,01St=0,000001m2/s
Ví dụ dầu CS46 là dầu thủy lực có độ nhớt là 46 centiStokes.


 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Đây là 2 khái niệm được dùng trong môn thủy lực đại cương
Nhưng vì sao phải đưa ra hai khái niệm như vậy?
Và chúng được ứng dụng thực tế như thế nào?

Rất mong được mọi người chỉ rõ hơn?

Một tính chất quan trọng của dầu công nghiệp nói chung và dầu thủy lực nói riêng là độ nhớt. Người ta chia ra hai loại độ nhớt:
- Độ nhớt động lực thường kí hiệu là η và có đơn vị là Pa.s (Hay Ns/ m2)
- Độ nhớt động học thường kí hiệu là v và có đơn vị là m2/s
Giữa độ nhớt động học và độ nhớt động lực có quan hệ: v = η/ρ
Trong đó: ρ: khối lượng riêng [kg/m3]
Trong 2 độ nhớt này dùng loại nào cũng được. Tuy nhiên trong thực tế người ta hay sử dụng độ nhớt động học. Ở độ nhớt này người ta còn hay sử dụng đơn vị Stokes (St):1St=0,0001m2/s và hay dùng hơn cả là centiStokes (cSt): 1cSt=0,01St=0,000001m2/s
Ví dụ dầu CS46 là dầu thủy lực có độ nhớt là 46 centiStokes.

Xin phép Bác Phạm Vỵ để được nói thêm một chút.

Định nghĩa dài dòng thì:

Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy. Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va đập giữa các phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng. Những phần tử trong dòng chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ chậm và ngược lại phần tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm chuyển động của dòng chảy nhanh. Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một "ỨNG SUẤT TIẾP TUYẾN" gây nên ma sát (lực ma sát trong).

Tên gọi:

♦ Độ nhớt động lực (hay độ nhớt tuyệt đối): là dịch từ Dynamic Viscosity.

♦ Độ nhớt động học: là dịch từ Kinematics Viscosity.

Ngay cái tên gọi của nó đã nói lên rồi đấy bạn Bulldozer1048, một tên gọi là "ĐỘNG LỰC" nghĩa là chỉ xem xét đến yếu tố "LỰC" trong cái "ĐỘ NHỚT" ấy. Còn tên gọi "ĐỘNG HỌC" sẽ quan tâm kỹ hơn về phương diện "ĐỘNG HỌC"; nó sẽ xem xét thêm cả "QUÁN TÍNH" của "CHẤT LƯU" mà cụ thể là như sau:

♦ Độ nhớt động lực (hay độ nhớt tuyệt đối): Theo giả thuyết của Cụ Newton thì ứng suất tiếp tuyến giữa các lớp chất lỏng tỷ lệ thuận với gradient vận tốc và phụ thuộc vào loại chất lỏng.

Hệ số µ trong công thức bên dưới được gọi là độ nhớt động lực của chất lỏng, µ - là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại chất lỏng.







♦ Độ nhớt động học: khi nghiên cứu chuyển động của chất lưu có tính đến ảnh hưởng của lực quán tính, mà thực chất là khối lượng riêng, người ta đưa ra một đại lượng quan trọng khác là độ nhớt động học là tỉ số giữa độ nhớt động lực và trọng lượng riêng của nó.

 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên