Làm mát động cơ

khoadongluc
Bình luận: 2Lượt xem: 1,342

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Động cơ cần phải được kiểm tra thường xuyên và kỹ lưỡng, như xem các xi-lanh có bị hở hay không, kiểm tra về phần hóa học trong động cơ... Kiểm tra nhiệt độ kế khi lái là thói quen đối với tài xế.

Thường xuyên xem đồng hồ báo nhiệt động cơ.

Khi thấy có dấu hiệu động cơ quá nóng, dừng xe ngay nhưng đừng vội mở nắp máy vì nhiệt độ lúc đó rất nóng. Phải mất hàng giờ để nắp máy có thể nguội. Trong trường hợp máy quá nóng, kiểm tra lại hệ thống điều hòa quạt sau đó vì nó có thể bị tắc và động cơ sẽ tiếp tục nóng tái phát.
Không được lái xe khi phát hiện hệ thống làm mát máy bị hở và tối kỵ sử dụng nước, đặc biệt là nước lạnh để làm mát máy vì sẽ gây tổn hại cho động cơ.

Chỉ mở nắp máy khi động cơ đã nguội hẳn.
Luôn sử dụng loại nước làm mát máy đúng cho xe, không sử dụng các loại khác khiến giảm tuổi thọ động cơ.
Chú ý đồng hồ đo nhiệt độ máy thường chỉ đo nhiệt độ của nước làm mát máy nên nếu như nước bị dò, thì nhiệt độ sẽ nóng hơn so với những gì đồng hồ cho biết. Và tốt nhất, phòng bệnh hơn chữa bệnh hãy kiểm tra hệ thống làm mát máy xe thường xuyên.
NGUỒN vtcnews
 

t3591

Tài xế O-H
Trong thực tế, có những bác, thâý đồng hồ báo nhiệt độ lên cao quá, vôị lâý nước đổ vào máy, kết quả lơị bất cập hại: "đi" cả cái mặt máy luôn. Trường hợp này các bác mơí tập lái, đi xe mượn hoặc xe thuê rất dễ bị mắc phải!:dl
Gặp trường hợp này, tốt nhất là gọi cứu hộ, đưa về gara, bởi thường là hỏng "nặng" rồi, có phát hiện ra cũng rất khó sửa (vì thiếu đồ nghề), trừ 1 vài nguyên nhân đơn giản làm mất nước làm mát thì có thể khắc phục tạm để đi về gara: hở cút nước, hay rò rỉ Két nước ở mức độ nhẹ, hoặc có thể thiếu nước làm mát...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên