Luật bóng đá mini

Duyleauto
Bình luận: 1Lượt xem: 1,494

Duyleauto

Tài xế O-H
LUẬT THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ MINI

LUẬT 1 : SÂN THI ĐẤU
1. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân.
2. Các đường giới hạn:Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Ở chính giữa đường giới hạn này có một điểm rõ ràng gọi là tâm của sân. Lấy điểm này làm tâm, kể một vòng tròn có bán kính 3m.
3. Khu phạt đền:Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song và cách đều đường biên ngang (đường cầu môn) 6m. Khu vực trong giới hạn bởi những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Đường giới hạn này gọi là đường 6m.

4. Điểm phạt đền thứ nhất:Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ nhất.
5. Điểm phạt đền thứ hai:Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ hai.
6. Cung đá phạt góc:
a. Lấy tâm là giao điểm của biên dọc và biên ngang của mỗi góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc.
b. Có thể kẻ phía ngoài sân một đoạn thẳng vuông góc với đường biên ngang cách điểm góc sân 5m để xác định vị trí đứng của cầu thủ đội phòng thủ khi đối phương thực hiện quả phạt góc.
7. Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội bóng:Trên đường biên dọc phía đặt ghế ngồi của cầu thủ dự bị, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ dự bị của đội mình. Khu vực này nằm trên đường biên dọc có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.
Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi để việc thay người của đội bóng được thuận lợi.
8. Khung cầu môn: Ở giữa mỗi đường biên ngang có một khung cầu môn, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách nhau 3m (tính từ mép trong) được nối với nhau bằng xà ngang song song và cách mặt sân 2m (tính từ mép dưới xà). Bề rộng và bề dày của cột dọc, xà ngang phải cùng kích thước là 8cm.
Khung cầu môn có thể tháo rời được, nhưng trước trận đấu phải lắp đặt chặt chẽ, an toàn và gắn cố định xuống mặt sân. Lưới phải có khung đỡ thích hợp phía sau cầu môn và được mắc chắc chắn vào xà ngang, cột dọc và mặt sân (Hình 3).
9. Mặt sân:Mặt sân phải bằng phẳng và không thô nhám. Khuyến khích nên dùng mặt sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu. Không được dùng mặt sân bằng bê tông hoặc tráng nhựa đường.Ghi chú: Lưới cầu môn phải làm bằng sợi vải, sợi đay hoặc dây nilon. Tuy nhiên những sợi nilon không được nhỏ hơn sợi vải, sợi đay.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Trong những trận đấu quốc tế, kích thước của sân phải là: chiều dọc 38 - 42m và chiều ngang là: 18 - 22m.
2. Trong trường hợp đường biên ngang có kích thước: 15m đến 16m thì bán kính của cung 1/4 vòng tròn phải là 4m. Nhưng điểm phạt đền thứ nhất vẫn cách xa điểm giữa của đường cầu môn 6m.
3. Trong những trận đấu giữa các câu lạc bộ có thể dùng mặt sân bằng cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo hoặc bằng đất nhưng không được dùng trong những trận đấu quốc tế.
LUẬT II: BÓNG
Bóng phải hình tròn, chất liệu vỏ ngoài của bóng phải bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận. Không được sử dụng những chất liệu có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ.
Áp suất của bóng: Từ 400 - 600 gr/cm2 .
Chu vi quả bóng tối thiểu là 62cm và tối đa là 64cm. Trọng lượng quả bóng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 440g và nhẹ hơn 400g.
Chỉ có trọng tài chính mới có quyền thay đổi bóng trong trận đấu.
LUẬT VIII: THỜI GIAN THI ĐẤU
1. Một trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút.
2. Việc theo dõi từng trận đấu do thư ký bấm giờ chịu trách nhiệm như quy định ở Luật VII.
3. Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, một đội bóng được hưởng quả phạt đền hiệp đấu đó phải được kéo dài đủ để thực hiện xong quả phạt đó.
4. Trong mỗi hiệp đấu, các đội được quyền hội ý một lần với thời gian 1 phút nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a. Huấn luyện viên của đội mới được quyền yêu cầu thời gian 1 phút hội ý qua thư ký bấm giờ trong bất cứ thời điểm nào của hiệp đấu.
b. Thư ký bấm giờ chỉ cho phép đội bóng hội ý khi đội bóng khống chế bóng (được quyền đá biên, đá phạt…).
c. Khi hội ý, các cầu thủ phải tập trung ở trong sân và không ai bên ngoài được vào sân. Nếu muốn nhắc nhở điều gì với đội, huấn luyện viên phải thực hiện ở đường biên dọc nơi hàng ghế cầu thủ dự bị.
d. Nếu trong hiệp 1, đội nào không yêu cầu hội ý, thì sang hiệp 2 cũng chỉ được quyền hội ý 1 lần.
5. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không quá 15 phút.
LUẬT XII: LỖI VÀ HÀNH VI THIẾU ĐẠO ĐỨC
A. Trực tiếp: Cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài tuy không cố tình nhưng đã dùng sức mạnh quá mức cần thiết hoặc do bất cẩn:
1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương;
2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng chân đối phương.
3. Nhẩy vào người đối phương;
4. Chèn đối phương bằng vai;
5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương;
6. Xô đẩy đối phương;
Và cầu thủ vi phạm một trong 4 lỗi sau đây:
7. Lôi kéo đối phương;
8. Nhổ nước bọt vào đối phương;
9. Tìm cách xoạc bóng khi bóng trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương, trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình nhưng động tác không được dùng sức mạnh quá cần thiết hoặc bất cẩn thô bạo.
10. Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đấm bóng, ném bóng bằng tay hoặc cánh tay (không áp dụng quy định này cho thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).
Sẽ bị phạt quả phạt trực tiếp do đội đối phương thực hiện tại nơi phạm lỗi.
Nếu cầu thủ cố tình vi phạm 1 trong 10 lỗi trên trong khu phạt đền của đội mình, sẽ bị phạt quả phạt đền 6m bất kể bóng ở vị trí nào và trong cuộc. Chỉ những lỗi phạt trực tiếp mới được tính là lỗi “tổng hợp”.
B. Gián tiếp
• Thủ môn phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:
1. Nếu sau khi phát bóng, lại nhận bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyển về mà bóng chưa vượt qua vạch giữa sân hoặc chưa chạm hoặc đá bởi cầu thủ đối phương.
2. Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả chuyển về của đồng đội.
3. Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả đá biên về của đồng đội.
4. Nếu khống chế bóng bằng tay hoặc bằng chân ở bất cứ điểm nào thuộc phần sau đội mình lâu quá 4 giây.
• Hoặc theo nhận định của trọng tài, cầu thủ vi phạm một trong những lỗi sau đây, sẽ bị phạt quả gián tiếp.
1. Có lối chơi nguy hiểm
2. Không tranh cướp bóng mà chỉ cố tình ngăn cản đối phương như chạy giữa đối phương và bóng hoặc dùng thân người cản đường di chuyển của đối phương.
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
4. Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác không được đề cập trong luật XII, mà trận đấu phải dừng lại để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ.
Quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi. Nếu vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền, quả phạt gián tiếp được thực hiện tại điểm trên đường 6m nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
• Cầu thủ bị cảnh cáo (thẻ vàng) nếu:
1. Có hành vi khiếm nhã (phi thể thao).
2. Dùng lời lẽ hoặc hành động phản đối quyết định của trọng tài.
3. Vi phạm luật nhiều lần.
4. Trì hoãn đưa bóng vào cuộc.
5. Không đứng đúng cự ly xa điểm phạt trong những quả phạt góc, đá biên, đá phạt, ném bóng vào cuộc.
6. Ra vào sân không có phép của trọng tài hoặc vi phạm quy định thay thế cầu thủ dự bị.
7. Tự ý rời sân không có phép của trọng tài.
Nếu phạm một trong những lỗi trên, cầu thủ bị cảnh cáo và bị phạt quả gián tiếp tại nơi phạm lỗi, trừ trường hợp vi phạm luật trầm trọng hơn. Nếu phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình, quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
• Cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ) nếu theo nhận định của trọng tài cầu thủ:
1. Có hành vi thô bạo.
2. Có lối chơi bạo lực.
3. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ ai.
4. Ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt bằng tay (không áp dụng với thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).
5. Vi phạm lỗi thô bạo ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt.
6. Dùng lời lẽ thô tục hoặc xúc phạm.
7. Bị cảnh cáo lần thứ 2 trong một trận đấu.
Nếu trọng tài dừng trận đấu để truất quyền thi đấu cầu thủ phạm một trong 2 lỗi (6) hay (7), và không vi phạm lỗi nào khác theo quy định của luật, thì trận đấu tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp do đối phương thực hiện tại chỗ phạm lỗi. Tuy nhiên nếu phạm lỗi trong khu phạt đền thì quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m gần nơi phạm lỗi nhất.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Theo nhận định của trọng tài, nếu một cầu thủ đang di chuyển về hướng cầu môn đối phương với cơ hội ghi bàn rõ ràng mà bị đối phương cố tình truy cản trái phép (có nghĩa là hành vi phạm lỗi phải phạt quả trực tiếp) thì sẽ bị truất quyền thi đấu vì lối chơi thô bạo đó.
2. Theo nhận định của trọng tài, nếu một cầu thủ không phải là thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình dùng tay ngăn cản bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương sẽ bị truất quyền thi đấu vì lối chơi thô bạo đó.
3. Cầu thủ bị truất quyền thi đấu không được vào lại sân và cũng không được ngồi ở dãy ghế dành cho cầu thủ dự bị. Đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu sẽ phải thi đấu thiếu người trong 2 phút. Thời gian 2 phút phạt có thể rút ngắn khi trận đấu có bàn thắng. Điều này được quy định như sau:
a. Trường hợp đội có 5 cầu thủ thi đấu với đội 4 cầu thủ thì khi đội có số đông cầu thủ hơn ghi bàn thắng, đội chỉ có 4 cầu thủ sẽ được bổ sung đủ số lượng.
b. Trường hợp cả hai đội đều thi đấu với 4 cầu thủ, khi có bàn thắng, cả hai đội đều giữ nguyên số lượng cầu thủ.
c. Trường hợp đội 5 hoặc 4 cầu thủ thi đấu với đội 3 cầu thủ, khi đội có số lượng cầu thủ đông hơn ghi bàn thắng, đội 3 cầu thủ chỉ được bổ sung một cầu thủ mà thôi.
d. Trường hợp cả hai đội đều thi đấu với 3 cầu thủ khi có bàn thắng, cả hai đội đều giữ nguyên số lượng cầu thủ.
e. Trường hợp đội có số cầu thủ ít hơn ghi bàn thắng thì không được bổ sung đủ số lượng.
Việc theo dõi 2 phút phạt dành cho đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu là nhiệm vụ của thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3 (nếu có). Trong trường hợp không có thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3 thì trách nhiệm đó thuộc về trọng tài thứ 2. Cầu thủ vào sân để thay thế cầu thủ bị truất quyền thi đấu phải được sự đồng ý của trọng tài chính và chờ khi bóng ngoài cuộc.
LUẬT XIII: NHỮNG QUẢ PHẠT
Những quả phạt được phân làm 2 loại: “Trực tiếp” (bàn thắng được công nhận nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương) và “Gián tiếp” (bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, bóng đã chạm hoặc được đá bởi một cầu thủ khác).
Khi một cầu thủ thực hiện quả phạt, các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu là 5m cho đến khi bóng đá rời chân và di chuyển. Trường hợp cầu thủ đối phương xông vào hoặc đứng không đủ cự ly 5m trước khi quả bóng được đá đi, trọng tài phải cho thực hiện lại (nếu bóng đã được đá đi) hoặc dừng việc thực hiện quả phạt cho tới khi mọi người thực hiện đúng quy định của Luật.
Bóng phải để “chết” khi thực hiện quả phạt và cầu thủ vừa đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.
Cách xử phạt:
1. Nếu cầu thủ vừa thực hiện quả phạt, ngay sau khi bóng vào cuộc, lại đá tiếp lần thứ 2 trước khi bóng được chạm hoặc đá bởi cầu thủ khác, sẽ bị phạt quả gián tiếp do đối phương thực hiện nơi vi phạm lỗi. Trường hợp lỗi vi phạm xảy ra trong khu phạt đền thì quả phạt sẽ được thực hiện trên vạch 6m gần chỗ phạm lỗi nhất.
2. Nếu đội được hưởng quả phạt thực hiện lâu quá 4 giây thì trọng tài sẽ cho đối phương được đá quả phạt gián tiếp đó.
3. Ký hiệu của trọng tài trong các quả phạt.
a. Phạt trực tiếp: Sau khi thổi phạt quả trực tiếp, trọng tài một tay chỉ hướng phạt còn tay kia chỉ xuống đất ra hiệu lỗi thứ mấy với trọng tài thứ 3 hoặc thư ký bấm giờ để thông báo số lỗi được tính vào lỗi tổng hợp.
b. Khi trọng tài phạt quả gián tiếp phải có ký hiệu một tay giơ cao khỏi đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước và giữ nguyên như thế cho đến khi bóng được đá đi đã chạm hoặc được đá bởi một cầu thủ khác hay ra ngoài cuộc.
4. Từ quả phạt trực tiếp, bóng phải vào cầu môn đội đối phương bàn thắng mới được công nhận.
LUẬT XIV: LỖI “TỔNG HỢP”
1. Chỉ những lỗi phạt trực tiếp được ghi trong luật XII mới được tính vào số lỗi “tổng hợp”.
Những quả phạt lỗi “tổng hợp” trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng.
2. Năm lỗi “tổng hợp” đầu của mỗi đội trong mỗi hiệp phải được ghi vào biên bản khi kết thúc trận đấu.
3. Trong 5 lỗi “tổng hợp” đầu của mỗi đội ở mỗi hiệp khi thực hiện quả phạt, đối phương được quyền làm “hàng rào” nhưng phải đứng cách xa bóng tối thiểu 5m.
4. Nhưng bắt đầu từ lỗi “tổng hợp” thứ 6 trở đi, đối phương không được quyền làm “hàng rào” khi thực hiện quả phạt.
a. Cầu thủ đá phạt phải được báo với trọng tài.
b. Trừ thủ môn đối phương và cầu thủ thực hiện quả phạt, các cầu thủ khác phải ở trong sân nhưng phía sau vạch “tưởng tượng” ngang hàng với bóng, song song với biên ngang và ngoài khi phạt đền.
c. Thủ môn phải ở lại trong khu phạt đền, và cách xa bóng tối thiểu 5m.
d. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng cách xa bóng 5m và không được cản trở cầu thủ thực hiện quả phạt. Không một cầu thủ nào được vượt qua vạch “tưởng tượng” trước khi quả bóng được đá đi rời chân và di chuyển.
A. Quy định tiến hành quả phạt lỗi “tổng hợp”
1. Cầu thủ thực hiện quả phạt phải đá bóng với ý đồ ghi bàn chứ không được phép chuyển bóng cho cầu thủ khác.
2. Khi quả phạt đang thực hiện, không một cầu thủ nào được chạm bóng cho tới khi bóng đụng thủ môn hoặc bật ra từ cột dọc, xà ngang hay ra ngoài các đường giới hạn của sân.
3. Những quả phạt này không được thực hiện ở cự ly cách đường biên ngang dưới 6m, điểm đặt bóng đá phạt phải dời lên vị trí tương ứng với điểm phạm lỗi và cách đường biên ngang 6m. Khi có lỗi phạt gián tiếp trong khu phạt đền, điểm đặt bóng đá phạt phải ở trên đường 6m nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
4. Khi cầu thủ phạm lỗi “tổng hợp” thứ 6 trên phần sân đối phương hoặc trên phần sân của đội mình được giới hạn bởi đường giữa sân với đường “tưởng tượng” ngang qua chấm phạt đền thứ 2 và song song với đường biên ngang, đội đối phương sẽ được thực hiện quả phạt ngay tại chấm phạt đền thứ 2 của đội phạm lỗi. Chấm phạt đền thứ 2 nói rõ trong Luật I mục 5. Quả phạt phải được thực hiện theo những điều khoản quy định trong mục A.
5. Khi cầu thủ phạm lỗi “tổng hợp” thứ 6 trên phần sân đội nhà được giới hạn giữa đường song song với biên ngang đi qua chấm phạt đền thứ 2 và đường biên ngang cuối sân. Đội tấn công được quyền tự chọn một trong 2 vị trí đá phạt là điểm phạm lỗi hay điểm phạt đền thứ 2.
6. Nếu trận đấu phải đá thêm 2 hiệp phụ, thì những lỗi tổng hợp của hiệp 2 vẫn còn giá trị để tính lỗi tổng hợp trong 2 hiệp phụ.
B. Cách xử phạt: Bất kỳ vi phạm nào với quy định của Luật rơi vào:
1. Đội bị phạt:
Quả phạt được thực hiện lại nếu không ghi được bàn thắng. Ngược lại nếu ghi được bàn thắng thì bàn thắng được công nhận.
2. Đội được phạt
Quả phạt được thực hiện lại nếu ghi được bàn thắng. Nếu không ghi được bàn thắng thì không thực hiện lại quả phạt.
3. Cầu thủ thực hiện quả phạt
Sau khi bóng vào cuộc lại chạm bóng lần thứ 2, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. Nếu phạm lỗi trong khu phạt đền, quả phạt gián tiếp được thực hiện trên đường 6m ở vị trí gần nơi phạm lỗi nhất.
LUẬT XV: PHẠT ĐỀN
Đội bóng có cầu thủ phạm một trong những lỗi phạt trực tiếp nếu vị trí phạm lỗi trong khi phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc - sẽ bị phạt quả phạt đền.
Từ quả phạt đền, bóng được đá trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi, bàn thắng được công nhận.
Khi có quả phạt đền ở phút cuối của mỗi hiệp chính, hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.
1. Vị trí đặt bóng và cầu thủ:
a. Bóng được đặt tại điểm phạt đền thứ nhất.
b. Cầu thủ đá quả phạt đền phải được thông báo rõ ràng.
c. Thủ môn đội bị phạt:
Đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc, mặt đối diện với cầu thủ đá phạt cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
d. Các cầu thủ khác:
- Đứng trong sân, ngoài khu phạt đền.
- Phía sau điểm phạt đền.
- Cách xa điểm phạt tối thiểu 5m.
2. Trình tự thực hiện quả phạt:
- Cầu thủ đá phạt phải đá bóng về phía trước.
- Không được chạm bóng tiếp lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm bóng.
- Bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển về phía trước.
• Khi quả phạt đền được thực hiện trong 2 hiệp chính, hiệp phụ, trong thời gian bù thêm để thực hiện xong quả phạt đền hoặc khi thực hiện lại quả phạt đền – Bàn thắng được công nhận nếu trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang, bóng có chạm các cột dọc, xà ngang hoặc người thủ môn.
3. Những vi phạm và xử phạt:
a. Cầu thủ đội phạm lỗi vi phạm:
- Thực hiện lại quả phạt nếu bóng không vào cầu môn.
- Công nhận bàn thắng nếu bóng vào cầu môn.
b. Đồng đội của cầu thủ đá phạt phạm lỗi:
- Bóng vào cầu môn, đá lại quả phạt.
- Bóng không vào cầu môn, không đá lại quả phạt.
c. Cầu thủ đá phạt phạm lỗi sau khi bóng được đá vào cuộc:
Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.
LUẬT XVI: ĐÁ BIÊN
Khi quả bóng hoàn toàn vượt khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc ở trong không gian, cầu thủ của đội không chạm bóng cuối cùng được đá biên về bất kỳ hướng nào tại vị trí bóng vượt khỏi đường biên dọc. Lúc thực hiện quả đá biên, cầu thủ có thể giẫm một phần chân lên đường biên dọc hoặc đứng hẳn ngoài sân. Bóng phải đặt “chết” trên đường biên dọc và được coi là trong cuộc ngay khi được đá rời chân và di chuyển. Cầu thủ đá biên không được chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm hoặc được đá bởi cầu thủ khác.
Các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu 5m.
Bàn thắng không được công nhận từ quả đá biên trực tiếp vào cầu môn.
Cách xử phạt:
1. Nếu đá biên không đúng quy định, quyền đá biên được chuyển cho đội đối phương.
2. Nếu đá biên không đúng vị trí bóng ra biên dọc, quyền đá biên được chuyển cho đội đối phương.
3. Nếu cầu thủ đã đặt bóng vào vị trí mà sau 4 giây không thực hiện quả đá biên, quyền đá biên sẽ được chuyển cho đội đối phương.
4. Nếu cầu thủ đá biên chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm hoặc được đá bởi cầu thủ khác thì sẽ bị phạt quả gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
Trường hợp phạm lỗi trong khu phạt đền, quả phạt đền sẽ được đặt trên vạch 6m gần chỗ phạm lỗi nhất.
LUẬT XVII: QUẢ NÉM PHÁT BÓNG
Khi quả bóng hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang dù ở mặt sân hay ở trên không, phía ngoài khung cầu môn mà người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội tấn công, thủ môn đội phòng thủ được thực hiện quả ném phát bóng.
Thủ môn phải dùng tay đưa vào cuộc từ trong khu phạt đền và bóng được coi là trong cuộc ngay sau khi ra khỏi khu phạt đền.
Thủ môn ném phát bóng bằng tay có thể đưa bóng trực tiếp sang sân đối phương.
Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền khi thủ môn ném phát bóng.
Cách xử phạt:
1. Bón từ quả ném phát bóng hợp lệ trực tiếp vào cầu môn đối phương – bàn thắng không được công nhận.
2. Nếu quả phát bóng của thủ môn chạm hoặc được đá bởi đồng đội hay đối phương trong khu vực phạt đền của thủ môn đó thì phải phát bóng lại.
3. Nếu thủ môn sau khi phát bóng ra ngoài khu vực phạt đền lại chạm bóng lần thứ 2 trước khi một cầu thủ khác chạm hoặc đá, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ phạm lỗi.
4. Nếu sau khi phát bóng, thủ môn nhận lại quả bóng từ đồng đội chuyển về bằng tay hoặc khống chế bằng chân. Trọng tài cho đối phương hưởng quả phạt gián tiếp. Quả phạt sẽ được thực hiện trên vạch 6m gần chỗ phạm lỗi nhất.
LUẬT XVIII: QUẢ PHẠT GÓC
Khi bóng hoàn toàn vượt ra đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt sân hoặc ở trên không mà đội phòng thủ là người chạm cuối cùng - cầu thủ đội tấn công sẽ được hưởng quả phạt góc.
Cầu thủ thực hiện quả phạt góc phải đặt bóng trong cung đá phạt góc.
Các cầu thủ đội đối phương phải đứng cách bóng 5m (ngang vạch quy định) cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
Bàn thắng được công nhận nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội đối phương.
Cách xử phạt:
1. Nếu cầu thủ thực hiện quả phạt góc chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ phạm lỗi.
2. Nếu quả phạt góc không thực hiện đúng quy định, sẽ phải đá lại.
3. Cầu thủ đã đặt bóng vào đúng vị trí, nếu quá 4 giây mà không thực hiện quả phạt góc, trọng tài cho đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm trong cung đá phạt góc.
NHỮNG HƯỚNG DẪN VỀ ĐÁ LUÂN LƯU 6M
Thi đá luân lưu 6m nhằm xác định đội thắng trong những trận đấu loại trực tiếp có kết thúc hoà.
THỦ TỤC TIẾN HÀNH
1. Trọng tài chọn cầu môn để thi đá luân lưu.
2. Trọng tài tung đồng tiền, đội được thăm đá quả đầu tiên.
3. Trọng tài phải ghi chép kết quả qua mỗi lần đá.
4. Nguyên tắc mỗi đội được đá 5 quả với quy định:
a. Hai đội cử từng cầu thủ đá luân lưu xen kẽ nhau.
b. Đội trưởng phải thông báo với trọng tài danh sách 5 cầu thủ sẽ thi đá, được chọn trong danh sách 12 cầu thủ đã đăng ký với trọng tài trước trận đấu.
c. Khi trận đấu kết thúc, mỗi đội có số cầu thủ hợp lệ đông hơn đối phương, đội trưởng phải thông báo với trọng tài tên và số áo của cầu thủ không thi đá nhằm đảm bảo trước khi đá, hai đội có số lượng cầu thủ bằng nhau.
d. Trước khi hai đội đá đủ 5 quả, một đội ghi được số bàn thắng nhiều hơn số bàn thắng mà đội kia có thể ghi được nếu đá đủ 5 quả, thì trọng tài cho dừng lại.
e. Nếu sau khi đá đủ 5 quả, hai đội có số bàn thắng bằng nhau hoặc không ghi được bàn thắng nào sẽ tiếp tục đá đối xứng từng quả một cho tới khi hai đội có số lượng quả sút phạt bằng nhau mà có đội ghi được nhiều bàn thắng hơn.
g. Những cầu thủ nào chưa đá 5 quả đầu sẽ được đá những quả đối xứng tiếp theo. Sau khi mỗi đội đã đá hết số cầu thủ còn lại, vẫn hoà thì các cầu thủ đá đợt đầu đá tiếp tục nhưng vẫn theo phương thức đá đối xứng từng quả một.
h. Cầu thủ bị truất quyền thi đấu không được tham gia thi đá luân lưu 6m.
i. Trong suốt quá trình thi đá luân lưu, mọi cầu thủ trong sân đều có quyền thay thế thủ môn.
k. Chỉ có trọng tài và cầu thủ hợp lệ của 2 đội bóng ở lại trong sân trong khi đá luân lưu.
l. Trừ cầu thủ đá phạt và thủ môn 2 đội, tất cả cầu thủ phải ở lại trên nửa phần sân đối diện với phần sân đang thi đá. Trọng tài thứ 2 có trách nhiệm quản lý những cầu thủ đó.
m. Thủ môn cùng đội với cầu thủ thực hiện quả phạt phải đứng trong sân và không gây cản trở đến tiến trình thi đá luân lưu.
 

Wanner

Tài xế O-H
nhìu quá đọc ko hết, mà tóm lại là những luật chính cần nắm như sau, các bạn bỏ tí thừoi gian đọc chơi cho bik, mai mốt đá giải khoa cho vui :
LUẬT XII: LỖI VÀ HÀNH VI THIẾU ĐẠO ĐỨC
A. Trực tiếp: Cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài tuy không cố tình nhưng đã dùng sức mạnh quá mức cần thiết hoặc do bất cẩn:
1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương;
2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng chân đối phương.
3. Nhẩy vào người đối phương;
4. Chèn đối phương bằng vai;
5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương;
6. Xô đẩy đối phương;
Và cầu thủ vi phạm một trong 4 lỗi sau đây:
7. Lôi kéo đối phương;
8. Nhổ nước bọt vào đối phương;
9. Tìm cách xoạc bóng khi bóng trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương, trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình nhưng động tác không được dùng sức mạnh quá cần thiết hoặc bất cẩn thô bạo.
10. Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đấm bóng, ném bóng bằng tay hoặc cánh tay (không áp dụng quy định này cho thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).
Sẽ bị phạt quả phạt trực tiếp do đội đối phương thực hiện tại nơi phạm lỗi.
Nếu cầu thủ cố tình vi phạm 1 trong 10 lỗi trên trong khu phạt đền của đội mình, sẽ bị phạt quả phạt đền 6m bất kể bóng ở vị trí nào và trong cuộc. Chỉ những lỗi phạt trực tiếp mới được tính là lỗi “tổng hợp”.
B. Gián tiếp
Thủ môn phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:
1. Nếu sau khi phát bóng, lại nhận bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyển về mà bóng chưa vượt qua vạch giữa sân hoặc chưa chạm hoặc đá bởi cầu thủ đối phương.
2. Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả chuyển về của đồng đội.
3. Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả đá biên về của đồng đội.
4. Nếu khống chế bóng bằng tay hoặc bằng chân ở bất cứ điểm nào thuộc phần sau đội mình lâu quá 4 giây.

• Hoặc theo nhận định của trọng tài, cầu thủ vi phạm một trong những lỗi sau đây, sẽ bị phạt quả gián tiếp.
1. Có lối chơi nguy hiểm
2. Không tranh cướp bóng mà chỉ cố tình ngăn cản đối phương như chạy giữa đối phương và bóng hoặc dùng thân người cản đường di chuyển của đối phương.
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
4. Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác không được đề cập trong luật XII, mà trận đấu phải dừng lại để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ.
Quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi. Nếu vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền, quả phạt gián tiếp được thực hiện tại điểm trên đường 6m nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.

LUẬT XIV: LỖI “TỔNG HỢP”
1. Chỉ những lỗi phạt trực tiếp được ghi trong luật XII mới được tính vào số lỗi “tổng hợp”.
Những quả phạt lỗi “tổng hợp” trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng.
2. Năm lỗi “tổng hợp” đầu của mỗi đội trong mỗi hiệp phải được ghi vào biên bản khi kết thúc trận đấu.
3. Trong 5 lỗi “tổng hợp” đầu của mỗi đội ở mỗi hiệp khi thực hiện quả phạt, đối phương được quyền làm “hàng rào” nhưng phải đứng cách xa bóng tối thiểu 5m.
4. Nhưng bắt đầu từ lỗi “tổng hợp” thứ 6 trở đi, đối phương không được quyền làm “hàng rào” khi thực hiện quả phạt.

a. Cầu thủ đá phạt phải được báo với trọng tài.
b. Trừ thủ môn đối phương và cầu thủ thực hiện quả phạt, các cầu thủ khác phải ở trong sân nhưng phía sau vạch “tưởng tượng” ngang hàng với bóng, song song với biên ngang và ngoài khi phạt đền.
c. Thủ môn phải ở lại trong khu phạt đền, và cách xa bóng tối thiểu 5m.
d. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng cách xa bóng 5m và không được cản trở cầu thủ thực hiện quả phạt. Không một cầu thủ nào được vượt qua vạch “tưởng tượng” trước khi quả bóng được đá đi rời chân và di chuyển.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên