Lưu ý khi sử dụng các bộ đèn lắp thêm

E
Bình luận: 2Lượt xem: 1,516

emthickSYM

Tài xế O-H
An toàn cho chính mình và người khác
Để đảm bảo tầm nhìn và sự an toàn cho chính mình và người khác, bạn nên bật đèn ngay khi tầm nhìn bắt đầu bị giảm sút (không thể nhìn rõ các chữ số trong bảng đồng hồ của xe), để có được khả năng “Nhìn xa trông rộng” vào buổi tối và khi thời tiết xấu.
Không sử dụng đèn pha trong giới hạn của các khu đông dân cư và khi có người đi ngược chiều trong phạm vi chiếu sáng của đèn pha. Ánh sáng rất mạnh của đèn pha có thể làm người đi ngược chiều bị mù tạm thời, dẫn đến mất khả năng quan sát và có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Chuyển sang đèn cốt khi có người đi ngược chiều là cách lái xe lịch sự và an toàn cho chính mình và người khác.
Nếu người đi ngược chiều sử dụng đèn pha khi đến gần, bạn nên nháy đèn pha 1-2 lần để nhắc nhở và không nên dùng đèn pha của xe mình để “trừng phạt” lại. Khi bị chiếu đèn pha vào mắt, bạn nên tránh nhìn vào luồng sáng để không bị mù tạm thời, nên bật đèn cốt và nhìn vào vạch kẻ mép đường hoặc lề đường bên phải của mình để có thể điều khiển xe đúng hướng.
Khi muốn vượt người đi cùng chiều ở phía trước, bạn nên bật đèn xi nhan bên trái và nháy đèn pha 1-2 lần để ra dấu hiệu. Bạn không nên dùng đèn pha của xe mình để chiếu thẳng vào người đi cùng chiều ở phía trước, có thể gây lóa mắt dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.

Chùm sáng rất mạnh của đèn pha được thiết kế nhằm giúp bạn có thể nhìn rõ hơn các mối nguy hiểm từ xa và có đủ thời gian để xử lý khi lái xe vào buổi tối và khi thời tiết xấu. Bạn không nên lạm dụng khả năng “Nhìn xa trông rộng” của mình để lái xe nhanh hơn tốc độ an toàn cho phép vào buổi tối và khi thời tiết xấu, có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng.

Đèn chiếu sáng của xe ôtô có công suất lớn nên rất nóng khi đang bật và ngay sau khi vừa tắt. Bạn không nên chạm vào mặt kính và mặt bảo vệ bằng nhựa trong suốt của đèn khi đang bật và ngay sau khi vừa tắt để tránh bị bỏng.

Bạn không nên nhìn thẳng vào đèn xe ôtô khi đang bật đèn mà không có các trang bị bảo hộ cho mắt. Ánh sáng rất mạnh của đèn xe ôtô có thể làm cho mắt bạn bị mù tạm thời và gây ra các tác động xấu về sau.
Sử dụng và bảo quản

Bạn nên thường xuyên lau chùi mặt kính và mặt bảo vệ bằng nhựa trong suốt của đèn bằng một mảnh vải bông sạch và nước sạch để tránh làm trầy xước các bề mặt này và làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn. Tuyệt đối không dùng các hóa chất khác để lau chùi bất kỳ một bộ phận nào của đèn.

Đèn chiếu sáng của xe ôtô có công suất lớn nên rất nóng khi đang bật và ngay sau khi vừa tắt. Bạn không nên đổ nước đột ngột vào đèn khi đang bật và ngay sau khi vừa tắt để tránh hư hại do chênh lệch nhiệt độ cao.


Lưu ý đặc biệt

Các bộ đèn lắp thêm được thiết kế để sử dụng khi xe đang chuyển động. Bật đèn khi xe đứng yên sẽ làm giảm khả năng tỏa nhiệt, có thể gây nứt vỡ mặt kính của đèn

Bạn không nên dùng bàn tay trần để chạm vào mặt gương phản chiếu của đèn cũng như vào phần thủy tinh của bóng đèn. Mồ hôi và dầu ở bàn tay trần có thể làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn và có thể gây nổ bóng đèn.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra vị trí chùm sáng của đèn và điều chỉnh lại khi cần thiết để có được khả năng “Nhìn xa trông rộng” vào buổi tối và khi thời tiết xấu mà không gây nguy hiểm cho người và các phương tiện cùng lưu thông trên đường.

Bề mặt lắp đặt cần được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ chắc chắn, không gây các dao động mạnh khi xe đang chuyển động. Các dao động này có thể làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn và làm giảm tuổi thọ của bóng đèn.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra các dây điện và công tắc để đề phòng chập điện có thể gây ra cháy và để đảm bảo điện thế cho hệ thống chiếu sáng. Bạn nên mang theo các bóng đèn và cầu chì dự phòng cần thiết trên xe để có thể kịp thời thay các bóng đèn và cầu chì bị cháy và hỏng, như vậy bạn sẽ không bị mất khả năng “Nhìn xa trông rộng” vào buổi tối và khi thời tiết xấu.
 

ALIBABON

LÀM VIỆC VÌ ĐAM MÊ HỌC ?
Các hệ thống điện trang bị thêm cho ô tô các bác chủ xe hay các anh em KTV không nên bỏ qua phần cầu Chì ( của thiết bị điện, không đấu tắt dây đồng thay cho cầu chì )...
nếu sơ xuất hậu quả khó lường, và không nên xem thường hệ thống cầu chì trên ô tô...các tác hại về cháy nổ điều có điều có liên quan đến hệ thông điện trên ô tô.
bàn tán nhưng không rõ nguyên nhân ( đôi khi một sơ xuất tưởng chừng không quan trọng, nhưng hậu quả khó lường )...

Không nên đấu tắt dây đồng để thay thế cho cầu chì. Sử dụng đúng chỉ số Ampe của cầu chì theo hướng dẫn của nhà sản xuất... ( đối với hệ thống kèn điện tử của TQ nên sử dụng loại Cầu chì 5 Ampe chở xuống )...Vì hệ thống điện tử không cháy cầu chi trước khi các linh kiện bán dẫn đã cháy rụi do sử dụng cầu chì không đúng tiêu chuẩn.







Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy chiếc Mitsubishi Pajero là do chập điện (Ảnh minh họa).
Theo đề nghị từ phía công ty bảo hiểm AAA, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) đã kết luận nguyên nhân dẫn đến vụ cháy chiếc Mitsubishi Pajero BKS 16L – 9588 là do “chập điện”.:lx



Theo nhiều người dân, nguyên nhân cháy là do chập điện trong lúc xe tải sửa chữa


Anh Lý Chánh Cường, nhân viên bảo vệ bến xe cho biết khi phát hiện cháy, lực lượng bảo vệ đã gọi điện cho lực lượng cảnh sát PCCC và hô hoán để mọi người dập lửa nhưng đám cháy đã lan rộng trước khi lực lượng cảnh sát PCCC có mặt.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, giám đốc bến xe cho hay: “Vào thời gian trên do chập điện bình ắc quy ở xe ô tô chở khách mang biển số 60B-000.24, làm xe này phát hỏa và cháy lan sang các xe đậu lân cận ở đó. Khi đám cháy bùng phát thì bảo vệ đã phát hiện và kịp thời huy động lực lượng chữa cháy tại chỗ. Sau khoảng 10 phút, lực lượng chữa cháy Công an tỉnh đã ứng cứu, khoảng 2 giờ sau đám cháy mới được dập tắt. Do lửa lan nhanh nên đã thiêu rụi hoàn toàn tám chiếc xe ô tô (gồm bảy xe ô tô chở khách và một xe tải)".




Tất cả các nguyên nhân gây cháy ô tô hiện nay * điều được đổ trách nhiệm cho phần hệ thống điện.* vì vậy những người kỹ thuật viên phải cẩn thận và có trách nhiệm với hệ thống trang thiết bị điện Ô tô này.
Là góp phần bảo vệ tài sản của chúng ta và xã hội...
 

ALIBABON

LÀM VIỆC VÌ ĐAM MÊ HỌC ?
Theo cán bộ Cục Cảnh sát PCCC, hiện tượng xe máy, ôtô đang lưu thông tự dưng bốc cháy có thể là vì chập điện do lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ như khóa điện, còi, loa, đèn...
Đầu tháng 10/2010, trên QL1A, thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh xảy ra vụ cháy ôtô KIA, BKS 29V-7964. Lái xe Nguyễn Văn Thuật cho biết, khi anh đang điều khiển xe thì thấy khói bốc lên ở đầu xe. Khi dừng xe kiểm tra thì anh thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Lát sau, chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.
Sau đó vài ngày, trên địa bàn tỉnh Nghệ An lại xảy ra vụ ôtô "bỗng dưng bốc cháy". Đó là chiếc Honda Civic, bị cháy tại địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Chủ phương tiện là anh Hoàng Nghĩa Phương đang đi từ TP Vinh về hướng Quỳ Hợp thì bỗng ngửi thấy mùi khét, kèm theo khói bốc lên từ nắp capo.
Rồi ngọn lửa bùng lên rất nhanh, bao trùm hết phần đầu xe. Anh Phương vội gọi điện cho lực lượng cứu hỏa, nhưng vụ cháy xảy ra ở khu đường vắng, nên lực lượng PCCC không đến kịp. Chiếc xe ôtô ngay sau đó đã bị "bà hỏa" thiêu rụi. Qua khám nghiệm, cơ quan Công an bước đầu nhận định, khả năng vụ xe cháy là do xe bị chập điện.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Cảnh sát PCCC, Bộ Công an, từ đầu năm đến nay trên địa bàn cả nước xảy ra khoảng 40 vụ cháy xe ôtô, riêng Hà Nội xảy ra 16 vụ cháy ôtô, xe máy. Những vụ cháy này gia tăng đột biến khiến nhiều chủ phương tiện cũng thấy lo cho các "xế hộp" của mình, rằng không biết nó có bị bốc hỏa như những trường hợp kia?


Hiện trường một vụ xe bốc cháy (ảnh minh họa).
Qua trao đổi với cán bộ Cục Cảnh sát PCCC, chúng tôi được biết, hiện tượng xe máy, ôtô đang lưu thông tự dưng bốc cháy có thể là vì chập điện do lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ. Hiện nay có nhiều người sau khi mua xe đã lắp thêm: khóa điện, còi, loa, đèn... các thiết bị này hầu hết được làm thủ công, không đảm bảo an toàn.
Nguồn điện cung cấp trong xe vốn chỉ đáp ứng đủ các thiết bị đi kèm theo xe, khi lắp đặt thêm các thiết bị có công suất tiêu thụ điện cao, xe lại không nâng cấp nguồn điện, nên khi các thiết bị này hoạt động, dây dẫn điện sẽ quá tải. Đặc biệt, khi các thiết bị này hoạt động trong một thời gian dài, cùng với lượng nhiệt trong xe tỏa ra sẽ làm cháy điện bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp nhiên liệu, dây dẫn xăng từ bình chứa đến bộ chế hòa khí không đảm bảo, khiến xăng thấm ra ngoài cũng là một nguyên nhân gây cháy xe. Hoặc do bản thân bộ chế hòa khí không kín làm ngấm xăng ra, nếu tẩu bugi không tốt, tia lửa điện cao áp rò rỉ, gặp xăng thấm ra ngoài cũng dễ bắt lửa và gây cháy.
Các trường hợp này rất khó phát hiện trong quá trình vận hành xe... Ngoài ra, việc cháy xe cũng do các nguyên nhân như hút thuốc, thắp hương trên xe; đỗ xe gần nơi có nguồn nhiệt...
Từ những nguyên nhân trên, các chuyên gia đã khuyên rằng, các chủ phương tiện nên thường xuyên chú ý kiểm tra tình trạng an toàn xe, để phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp hỏng hóc. Trên đường lưu thông, nếu phát hiện thấy khói, lửa phát ra trong xe, lập tức lái xe phải đỗ vào chỗ an toàn, khẩn trương đưa mọi người ra khỏi xe để tránh việc nổ bình xăng, gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người.
Trong trường hợp phát hiện thấy lửa dưới nắp thùng xe, lái xe cần nhanh chóng dùng bình cứu hỏa mini phun bọt vào khu vực cháy, sau đó đậy nhanh nắp capo lại. Việc đậy nắp capo sẽ giúp chất bọt choán oxy ở khu vực xảy cháy, không cho lửa bùng phát trở lại...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên