Máy kéo, đầu kéo

H
Bình luận: 2Lượt xem: 5,236

hochoi

Tài xế O-H
1.Khái nệm:
Máy kéo, đầu kéo kèm theo rơmoc hay sơ mi- rơ mooc có công dụng chung hay chuyên dụng là phương tiên vận tải rất phổ biến. Ngoài ra chúng còn được sử dụng như là máy cơ sở cho máy đào,cần trục, máy đóng cọc, máy khoan…
Máy kéo, đầu kéo được chế tạo hàng loạt vì vậy nhiều cụm và tổng thành của chúng được sử dụng phổ biến trong các loại máy xây dựng
Cụ thể ta xét một số loại máy sau:
2.Máy kéo xích và máy kéo bánh lốp:
Các loại này dung để kéo hang nặng trên nền đất hoặc đường tạm thời. Chúng còn dung như một đầu kéo rơmooc hay là máy cơ sơ của các máy xây dựng (máy cạp, máy ủi, máy đào, cần trục…). Máy kéo xích có áp lực riêng lên đất nhỏ, hiệu suất kéo và lực bám cao nên có khả năng thông qua lớn hơn bánh lốp. Tốc độ di chuyển của chúng không quá 12 km/h. Máy kéo bánh lốp linh hoạt hơn, tốc độ di chuyển có thể đạt tới 40 km/h, áp lực lên đất của máy kéo bánh lốp là 0.2 – 0.35 MPa, còn máy kéo xích là 0.1 MPa.
Thông số của máy kéo chủ yếu của máy kéo là lực kéo tại móc kéo, và cũng dựa vào đó mà phân loại máy kéo thành từng nhóm. Lực kéo của móc kéo được xác định ở tốc độ 2.6 – 3 km/h đối với máy kéo bánh lốp. Lực kéo của máy keo xích gần bằng trọng lượng của nó, còn đối với máy bánh lốpbằng 0.5 – 0.6 trọng lương máy. Các loại máy kéo công nghiệp thường phân thành nhóm có sức kéo 100, 150, 200, 350, 500 kN. Các loại máy kéo công nghiệp có các loại khác nhau để có thể làm máy cơ sở cho xe nâng hang, máy ủi, máy xới… Công suất đông cơ của chúng tới 800 kW hoặc hơn.
Máy kéo gồm có khung, hệ thống truyền lực, xích hoặc bang lốp và hệ thống lái. Ngoài ra trên tất cả các máy công nghiệp đều bố trí hệ thống thuỷ lực để dẫn động các hệ thống treo hay kéo theo.
Ở máy kéo bánh lốp với tổ hợp khớp bản lề nối các bán khung, mỗi bán khung tỳ lên cầu chủ động và đồng thời là cầu dẫn hướng. Việc quay vòng các bán khung về hai phía một góc 400 so với cầu sau nhờ hai xi lanh thuỷ lực.
Loại máy kéo này so với loại máy kéo trục lái phía trước có tính cơ động cao hơn. Hệ thống truyền lực của máy kéo có sự khác nhau đáng kể so với hệ thống truyền lực của ôtô. Các loại máy kéo bánh lốp hay bánh xích, thường không có bộ vi sai, còn khi quay vòng sẽ hãm một trong các dải xích.
Hệ thống truyền lực của máy kéo có thể là cơ khí, cơ-thuỷ lực và điện
Hệ thống truyền lực cơ khí của máy kéo xích gồm: ly hợp ma sát,hộp số,trục cácđăng, truyền lực chính, ly hợp bên hay còn gọi là ly hợp chuyển hướng với phanh đai, trưyền lực cuối cùng với bánh chủ động. Trên giá xích ở phía trước là bánh xe chuyển hướng với cơ cấu căng xích. Truyền động cuối cùng làm tăng mô men quay chi các bánh chủ động. Ly hợp chuyển hướng là một khớp nối ma sát nhiều đĩa luôn đóng. Nếu bộ ly hợp chuyển hướng của một bên được mở, bên kia quay thí động cơ tới sẽ được trưyền cho bán trục của phía có ly hợp đóng. Bánh xích chủ động của bên ly hợp đóng sẽ quay. Kết quả là máy kéo sẽ quay vòng về phía ly hợp mở.
Thường tại mỗi bộ ly hợp chuyển hướng có trang bị hệ thống phanh để hãm khi cần thiết. Do đó nếu vừa mở ly hợp lại vừa phanh bán trục của bên ly hợp mở thì toàn bộ mômen quay sẽ truyền cho bán trục bên kia.Kết quả là máy kéo có thể quay vòng tại chổ. Khi đẩy núm của cần điều khiển về bên trái, đĩa ép bị kéo về bên phải, các đĩa chủ động và bị động tách nhau ra, ly hợp được mở. Trục bị động của ly hợp tách khỏi truyền lực chính. Tuyền lực cuối cùng và bánh xích chủ động bên phía ly hợp mở không nhận được mômen quay nữa. Trả cần điều khiển về vị trí ban đầu, ly hợp được đóng . Truyền lực chính và bánh xích chủ động lại nhận được mômen quay.
Ở bộ truyền cơ khí của máy kéo bánh lốp động cơ đặt ở phía trước rồi đến ly hợp, trục các đăng, hộp số, truyền lực chính, ly hợp bên với phanh đai, truyền lực bên làm quay các bánh lốp
Ở bộ truyền lực máy kéo xích, máy kéo bánh lốp, đầu kéo một trục và hai trục, satxi chuyên dung ho xe nâng hàng, cần trục ôtô thường dùng bộ truyền thuỷ lực động. Ở các bộ truyền này khớp nối ma sát được thay bằng biến tốc thuỷ lực.Như vậy mối liên kết động học cứng giữa động cơ và các bánh chủ động được thay bằng mối liên kết chất lỏng. Hệ truyền thuỷ lực này là hệ thống thuỷ cơ. Khi lực cản di chuyển lớn thì việc dùng biến tốc thuỷ lực sẽ làm tăng mômen quay của động cơ nhờ hệ số biến đổi lớn. Theo mức độ giảm dần của lực cản chuyển động, sẽ giảm dần biến đổi mômen, tăng tốc độ bánh xe một cách êm dịu. Quá trình làm việc của biến tốc thuỷ lực chuyển sang chế độ làm việc với hiệu suất cao hơn hẳn. Khi ấy quá trình sang số được thực hiện một cách tự động, tức là số cao chỉ được thực hiện khi trụ thứ đạt được số vòng quay nhất định. Lúc này động cơ làm việc ở công suất tối đa, còn việc sang số được thực hiện liên tục mà không cần ngắt mô men quay. Nhờ vậy mà giảm tải trọng động lên động cơ, có nghĩa là làm tăng tuổi thọ của động cơ và bộ truyền lực.
Với máy kéo có bộ truyền lực điện thì mô men quay được truyền từ động cơ điện một chiều tới bánh xích chủ động qua bộ ly hợp bên và bộ truyền lực cuối cùng. Động cơ điện do động cơ máy kéo làm quay máy phát điện cung cấp điện năng. Hệ thống dẫn động gồm động cơ điêzen-máy phát-động cơ điện làm cho sơ đồ động của hệ truyền lực đơn giản hơn (không có hộp số và hộp cacđăng), đặc biệt là cho phép thay đổi tốc độ và mômen quay một cách vô cấp tuỳ theo lực cản bên ngoài. Các bộ truyền lực kiểu thuỷ - cơ và truyền động điện hoàn toàn đáp ứng chế độ làm việc của máy kéo có rơmooc và các cơ cấu làm việc của máy xây dựng.
3.Đầu kéo.
+ Công dụng:
- Các loại đầu kéo một trục hay hai trục dùng làm máy cơ sở cho máy xây dựng hay dùng để kéo rơmooc. Đầu kéo bánh lốp có sức kéo và tốc độ lớn (tới 50Km/h và hơn thế), có nhiều tốc độ và tính cơ động cao tạo năng suất cao cho các máy xây dựng dùng nó làm cơ sở.
+ Cấu tạo chung:
- Đầu kéo được lắp từ các cụm và chi tiết đã được thống nhất hoá cao của máy kéo và ô tô có tải trọng lớn làm chúng có tuổi thọ cao. Công suất của động cơ điêzen của các đầu kéo có thể tới 900KW còn tải trọng lên tới 750KN và hơn thế,
- Đầu kéo một trục gồm satxi trên đặt động cơ, hệ truyền lực, hai bánh xe chủ động, cabin và bệ móc nối. Bệ móc nối dạng trụ có thể quay quanh trục nằm ngang trên khung kéo theo hướng dọc trục đứng nên cho phép sơmi – rơmoc lệch với đầu kéo trong mặt phẳng đứng.Sôi – rơmooc nối với đầu kéo bằng chốt. Đầu kéo có thể quay quanh đường trục của sơmi – rơmooc một góc 90º về hai phía nhờ các xilanh thuỷ lực. Bộ truyền lực thuỷ - cơ gồm hộp trích công suất,biến tốc thuỷ lực, hộp số, trục cacđăng cầu chủ động chứa bên trong bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bánh trục và hộp giảm tốc hành tinh nằm trong moayơ của bánh xe chủ động,Hai bánh xe này đồng thời là bánh dẩn hướng.Hộp số và biến tốc thuỷ lực được lắp trong một hộp nên rất gọn. Trục nối từ hộp trích công suất làm hoạt động các bơm dầu cho các bộ phận khác của sơmi – rơmooc. Van phân phối làm nhiệm vụ điều khiển đầu kéo và các thiết bị kéo theo.
- Đầu kéo hai trục gồm hai bán khung nối với nhau bằng khớp bản lề. Các bán khung được xoay nhờ xilanh thuỷ lực hoạt động hai chiều như đầu kéo một trục. Đầu kéo có thể có một trục hay hai trục dẫn động, bố trí một hoặc hai động cơ. Truyền lực tới các bánh chủ động cũng tương tự như trên.
+ Quá trình làm việc của máy.
- Động cơ bánh xe là một tổ hợp hoàn chỉnh gồm động cơ thuỷ lực hay động cơ điện và hộp giảm tốc hành tinh nằm trong moayơ bánh xe. Động cơ đầu kéo sẽ cung cấp năng lượng cho các bơm dầu hay máy phat điện. Hệ thống điều khiển động cơ của các động cơ – bánh xe cho phép chỉnh mômen và tốc độ quay của từng bánh xe, còn khi quay vòng có thể thay đổi cả hướng quay của bánh xe. Điều này rất quan trọng khi xe máy làm việc trong điều kiện không có đường.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên