mọi người giúp em tý về ly hơp

V
Bình luận: 1Lượt xem: 5,650

vutuanSDU

Tài xế O-H
các cụ giúp em về cấu tạo các chi tiết về ly hợp trong hình đc không ạ,

Untitled-3.jpg
 

thaicktn

Tài xế O-H
- Nhóm chủ độnggồm:

+ Trục khuỷu (1); Bánh đà (2); Vỏ ly hợp (6); Đòn mở (9); Bu lông đòn mở (7); Gối đỡ (8); Đĩa ép (4):

+ Vỏ được bắt chặt với bánh đà bằng bulông, đĩa chủ động nối với vỏ ly hợp thông qua các đòn mở và các bulông đòn mở. Lò xo ép nằm giữa đĩa ép và vỏ ly hợp, lò xo có dạng hình xoắn trụ số lượng thường từ 8 chiếc trở lên, lò xo có nhiệm vụ ép chặt đĩa ép, đĩa ma sát, bánh đà thành một khối khi ly hợp đóng. Khi ly hợp mở hoàn toàn các chi tiết chủ động sẽ quay cùng với bánh đà.

- Nhóm chi tiết bị động gồm: Đĩa ma sát (3); Trục ly hợp (11) :

Đĩa ma sát làm bằng thép, hai bên có gắn với vành ma sát bằng đinh tán (đinh tán chìm sâu so với bề mặ tầm sát là 1
2mm), đĩa ma sát ở một số loại ôtô có lắp thêm lò xo giảm chấn giữa moay ơ với đĩa thép của đĩa ma sát. Moay ơ của đĩa ma sát có rãnh then hoa để lắp với trục ly hợp. Trục ly hợp một đầu quay trơn trên ổ bi lắp ở đuôi trục khuỷu, đầu còn lại quay trơn trên vỏ hộp số bằng bi cầu, cuối trục gia công liền với bắng răng sơ cấp của hộp số, do vậy gọi là trục sơ cấp của hộp số. Khi ly hợp mở hoàn toàn thì các chi tiết thuộc nhóm bị động đứng yên.

- Cơ cấu dẫn động gồm:

Bàn đạp (12); Thanh kéo (13); Càng mở (14); Bi tỳ (10).

1.2.2 - Nguyên tắc hoạt động của ly hợp: (Hình 28.1.a)

- Khi không tác động vào bàn đạp ly hợp, lúc này lò xo hồi vị kéo bàn đạp ở vị trí cao nhất nên bi tỳ không tác dụng vào đòn mở, dưới tác dụng của lò xo ép, ép chặt đĩa ép, đĩa ma sát với bánh đà thành một khối, động lực truyền như sau.

1
6
9,8,7,16
4
3
11, lúc này trục 11 quay cùng với bánh đà.

- Khi người lái tác động một lực vào bàn đạp ly hợp, truyền lực qua thanh kéo, kéo một đầu càng mở về phía sau đầu kia càng mở về phía trước tác động vào bi tỳ đẩy bi tỳ đi theo, bi tỳ tác động vào một đầu đòn mở làm cho một đầu đòn mở đi về phía trước, đầu kia đòn mở đi ra phía sau, kéo đĩa ép về phía sau làm tách đĩa ma sát ra khỏi bánh đà và đĩa ép, lò xo ép bị nén lại. Lúc này động lực truyền như sau:

1
6
9,8,7,16
4.( chi tiết chủ động quay) Còn chi tiết bị động đứng yên do đó mà động lực từ động cơ không truyền xuống phía sau được giúp cho việc ra vào số được dễ dàng.

- Khi người lái nhả bàn đạp ly hợp, lúc này lò xo hồi vị kéo bàn đạp về vị trí ban đầu, nên bi tỳ tách khỏi đòn mở, dưới tác dụng của lực loxo ép đẩy đĩa ép, ép chặt đĩa ma sát với bánh đà tạo thành một khối. Động lực truyền như sau:

1
6
9,8,7,16
4
3
11, lúc này trục 11 quay để truyền mômem xuống phía dưới.

1.2.3- Cấu tạo và hoạt động các chi tiết và hoạt động của bộ ly hợp.

a) Vỏ bộ ly hợp: Được dập bằng thép và bắt vào bánh đà bằng các bu lông, bên trong vỏ có các ụ đỡ để lắp lo xo có lỗ để bắt với bulông đòn mở..

b) Đĩa ma sát:

Nằm giữa bánh đà và đĩa ép gồm:

- Moay ơ: Được gia công rãnh then hoa để di trượt cùng với trục sơ cấp có then hoa di trượt trên trục sơ cấp, Trên moay ơ có các lỗ để lắp lò xo trụ giảm chấn, bao bên ngoài là 2 đĩa thép, hai đĩa này được tán chặt bằng đinh tán trên xương đĩa ma sát, sự dịch chuyển nhỏ giữa moay ơ và các đĩa thép chỉ được thực hiện khi các lò xo bị biến dạng tiếp và đủ lớn để thắng lực ma sát giữa các tấm ma sát và đĩa thép.

- Xương đĩa: được làm bằng thép có lỗ để tán đinh cùng với vành ma sát và đĩa thép giảm chấn, hai bên bề mặt của đĩa có tán đinh nhôm cùng bề dày của vành ma sát từ 3
4 mm. Xung quanh vành ma sát có xẻ rãnh để đảm bảo khả năng tản nhiệt và êm dịu khi tách, nối ly hợp.

Đĩa ma sát có tác dụng nối mô men từ động cơ tới hệ thống truyền lực thông qua rãnh then hoa của trục sơ cấp khi ly hợp tách, nối tức thời mô men xoắn từ động cơ tới hệ thống truyền động cho việc sang số được dễ dàng.



Hình 28.2: Đĩa ma sát



Hình 28.3: Cấu tạo đĩa ma sát

1,6- Vành ma sát

2-Xương đĩa

3- Vành đĩa

8- Moay ơ

4- Lò xo giảm chấn

5- Đĩa thép

7, 9 Đinh tán


c) Đĩa ép:

Giống như hình vành khăn khép kín, bên trong rỗng có chiều dài bề mặt lớn hơn bề mặt của tấm ma sát, mặt tiếp xúc với đĩa ma sát được gia công nhẵn, vật liệu chế tạo bằng thép được gia công với độ đồng tâm cao, bên mặt ngoài có các lỗ (hoặc vấu) để bắt các đòn cùng với vỏ bánh đà (giống như lò xo lá) hoặc để định vị lò xo ở cơ cấu ly hợp vấu.

Đĩa ép là một chi tiết rất quan trọng trong ly hợp có tác dụng ép đĩa ma sát với bánh đà thực hiện tách, nối truyền động giữa động cơ với cơ cấu dẫn động khi cần thiết.


Hình 28.4: Cụm đĩa ép

d) Cơ cấu mở ly hợp:

- Ở cơ cấu mở ly hợp bằng đòn mở một đầu được lắp với đĩa ép, đầu kia có bu lông để điều chỉnh khoảng tự do của đòn mở, đây là đòn mở cơ khí hiện nay ít dùng bởi cách bố trí cồng kềnh, độ chính xác không cao.

- Cơ cấu mở ly hợp bằng lò xo màng, loại lò xo màng này hình nón cụt được thay thế bởi các lò xo xoắn để ấn mâm ép, được dập bằng thép lò xo tấm dầy

0,9 mm, các phần tử đàn hồi bố trí hướng tâm là các cần đẩy ra được bắt chặt với vỏ bằng đinh tán.



Hình 28.5: Lò xo màng

e) Khớp ngắt ly hợp: Là một bạc trượt trên có lắp bi tỳ nằm ở phía sau ly hợp

bên ngoài đĩa ép trong quá trình làm việc được bôi trơn bằng mỡ.

f) Càng mở ly hợp (càng cua): Được làm bằng thép, một đầu lắp với ống trượt nằm lồng không trên trục sơ cấp, một đầu nối với các đòn liên động.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên