một chút về dầu nhé

gie-rach
Bình luận: 2Lượt xem: 1,600

gie-rach

Tài xế O-H
Hệ thống phân loại dầu

Khi lựa chọn một loại dầu thích hợp, bạn phải xem xét độ nhớt của dầu và yêu cầu bôi trơn cho xe của bạn. Để giúp nhận biết được loại dầu thích hợp, các nhà sản xuất động cơ và công nghiệp dầu hỏa sử dụng hai hệ thống phân loại dầu sau đây:
HỆ THỐNG SAE PHÂN LOẠI THEO ĐỘ NHỚT CỦA DẦU
Độ nhớt được biết như là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dầu và dầu được phân loại là nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào độ nhớt. Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (SAE) đã đưa ra hệ thống phân loại dựa trên độ nhớt. Hệ thống này đã được sửa đổi nhiều năm qua, và đã được lập ra 7 mức độ nhớt hay cấp độ dầu khác biệt như sau:
SAE 0W, SAE 5W, SAE 10W, SAE 15W, SAE 20W, SAE 25W, SAE 20, SAE 30, SAE 40, SAE 50.
Chữ “W” tiếp theo sau cấp độ nhớt SAE là viết tắt của chữ “winter” cho biết một loại dầu nào đó thích hợp sử dụng ở nhiệt độ lạnh hơn. Dầu mang chữ “W” phải có giá trị độ nhớt đúng khi đo ở nhiệt độ thấp thích hợp. Sự phân loại SAE mà không có chữ “W” xác định cấp độ nhớt được sử dụng ở nhiệt độ cao hơn. Độ nhớt của các dầu này - SAE 20, 30, 40, 50 - phải có giá trị đúng khi đo ở 100oC.
SAE 20 và SAE 20W là hai phân loại riêng biệt. Tuy nhiên, với loại dầu tinh chế tốt, có chỉ số nhớt cao ngày nay, dầu SAE 20 sẽ đạt yêu cầu về độ nhớt của SAE 20W và ngược lại. Những dầu đó được phân loại là SAE 20W-20. Đây là hình thức đơn giản nhất của dầu đa cấp, một trong vài loại dầu không sử dụng chất phụ gia cải thiện chỉ số nhớt.
Như đã nói ở trên, việc phát triển các chất cải thiện chỉ số nhớt đã khởi đầu cho việc sản xuất dầu đa cấp đầu tiên. Những thứ dầu này, SAE 5W-20, 5W-30, 5W-40, 10W-30, 10W-40, 10W-50, 20W-40 và 20W-50, đã được các công ty dầu của Mỹ đưa ra thị trường từ năm 1945.
Các thứ dầu đa cấp như là SAE 10W-30 và SAE 10W-40 được sử dụng rộng rãi vì, dưới mọi điều kiện cực nóng hay cực lạnh, dầu đều đủ nhẹ để lưu thông trở về bình chứa dầu dễ dàng ở nhiệt độ thấp và đủ nặng để thực hiện bôi trơn ở nhiệt độ cao.
Bảng hướng dẫn về Cấp độ SAE của Dầu động cơ
Nhiệt độ thấp nhất Dầu đơn cấp Dầu đa cấp
32oF (0oC) 20, 20W, 30 10W-30, 10W-40, 10W-50, 15W-40, 20W-40, 30W-50
0oF (-18oC) 10W 10W-30, 10W-40
< 0oF (-18oC) 5W 5W-20, 5W-30, 5W-40
 
B

bao45th1

Khách
Đây mình gửi lên cho các bạn thêm về chỉ số dầu nhớt đây:
Giải thích các thông số kỹ thuật về dầu nhớt
________________________________________
I. CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT (Viscosity Index – VI): Là sự thay đổi độ nhớt của dầu nhờn trong khoản nhiệt độ cho trước
Dầu nhờn có độ nhớt biến đổi lớn theo nhiệt độ VI thấp.
Dầu nhờn có độ nhớt biến đổi nhỏ theo nhiệt độ VI cao.
Trong đồ thị ASTM: độ dốc của đường thẳng biểu thị độ nhớt so với nhiệt độ chỉ ra tính chất của VI:
Dốc nhiều (cao): VI thấp
Dốc ít (thấp): VI cao
* LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ DẦU NHỜN CÓ VI CAO?

Phải chọn dầu gốc có VI cao.
Phải thêm phụ gia cải thiện tăng cường độ nhớt (VII – Viscosity Index Improver)
Hoặc phải phối hợp cả hai phương pháp nói trên
II. NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY/ĐIỂM CHỚP CHÁY CLEVELAND (cốc hở)
a. Định nghĩa nhiệt độ chớp cháy (NĐCC), điểm chớp cháy (ĐCC):
NĐCC là nhiệt độ thấp nhất mà tại áp suất khí quyển (101, 3 KPa), mẫu dầu nhớt được nung nóng đến bốc hơi và bắt lửa. Mẫu sẽ chớp cháy khi có ngọn lửa và lan truyền tức thì ra khắp bề mặt của mẫu dầu.
Như vậy:
Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó lượng hơi thoát ra từ bề mặt của mẫu dầu nhờn sẽ bốc cháy khi có ngọn lửa đưa vào.
Và:
Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi thoát ra từ mẫu dầu nhờn vần tiếp tục cháy được trong 5 giây gọi là điểm bắt lửa.
Điểm chớp cháy và điểm bắt lửa phụ thuộc vào độ nhớt của dầu nhờn:
Dầu nhờn có độ nhớt thấp thì điểm chớp cháy và điểm bắt lửa thấp
Ngược lại, dầu nhờn có độ nhớt cao điểm chớp cháy và điểm bắt lửa cao.
Điểm chớp cháy và điểm bắt lửa cũng phụ thuộc vào loại dầu gốc:
Dầu gốc loại Napthenic có điểm chớp cháy và điểm bắt lửa nhỏ hơn dầu gốc Paraffinic khi có cùng độ nhớt.
Nói chung, đối với các hợp chất tương tự nhau thì điểm chớp cháy và điểm bắt lửa tăng khi trọng lượng phân tử tăng.
Ví dụ: dầu nhờn, dầu FO, DO, dung môi…
* TẠI SAO PHẢI CẦN THỬ NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY?
Vì:
Phòng chống cháy nổ khi dầu nhờn làm việc ở nhiệt độ cao.
Tránh tổn thất hoặc hao hụt (bay hơi) nghĩa là dầu nhờn phải làm việc trong môi trường mà nhiệt độ cao nhất tại đó phải thấp hơn nhiệt độ chớp cháy của dầu để tránh tổn thất của dầu nhờn do bay hơi cũng như cháy nổ.
Thông thường nhiệt độ chớp cháy của dầu đã sử dụng không thay đổi nhiều so với dầu mới. Nếu thấp hơn nhiều là do trộn lẫn vô số chất có điểm chớp cháy thấp (nhiên liệu). Nếu cao hơn là do dầu bị nhiểm bẩn hoặc do lẫn với dầu nhờn có độ nhớt cao hơn.

Để xác định nhiệt độ chớp cháy có 02 phương pháp:

Phương pháp cốc hở Cleveland (COC + Cleveland Open Cup)
Phương pháp cốc kín Pensky – Marsten (PMCC – Pensky Martens Closed Cup)
Như:

Sự trộn lẫn dầu DO của động cơ Diesel vào dầu nhờn làm điểm chớp cháy giảm và độ nhớt cũng giảm.
Hoặc đối với những loại nhớt tổng hợp dùng cho động cơ 02 thì để xác định chính xác điểm chớp cháy không thể dùng điểm chớp cháy Cleveland, cũng như dầu thắng (HBF3/4) mà phải dùng phương pháp PMCC. Vì PMCC có điểm chớp cháy thấp hơn COC do nó có tính an toàn cao hơn.
Phương pháp làm thí nghiệm xác định điểm chớp cháy:
Ngọn lửa thử: D = 5/32 ” (4mm)
Khuấy đều mẫu
Nhiệt độ tăng lên từ 50C – 60C/phút (90F – 110F)
Và cứ nhiệt độ tăng lên 10 C (20F) thì ta đưa ngọn lửa vào cho đến khi đạt 1040C (2200F). Khi trên 1040C thì ta đưa ngọn lửa thử vào khi nhiệt độ tăng 2,70C (50F). Đến khi ngọn lửa phựt cháy trên bề mặt bốc hơi của mẫu thì nhiệt độ tại đó gọi là nhiệt độ chớp cháy (điểm chớp cháy) và nếu sự phựt cháy kéo dài trong 5 giây thì nhiệt độ tại đó gọi là điểm bắt lửa.
Tại sao phải chống nhủ hóa (khử nhủ)?

Trong nhiều trường hợp dầu bôi trơn thường bị lẫn nước.
Do:
Nước có trong không khí ngưng tụ do quá trình nén (dầu thủy lực Azolla ZS, dầu máy)
Nén khí Cortusa, Drosera MS
Dầu tiếp xúc với hơi nước (tuabin hơi nước – Preslia)
Hoặc do nước văng vào (dầu hợp số hỡ Carter EP)
Nếu lượng nước không hoàn toàn tách ra thì nhủ sẽ được tạo thành và nước được giữ trong dầu ở dạng nhủ tương.

Chính nhủ tương này sẽ gây ra:
Hang rỉ các bộ phận kim loại.
Tăng khả năng oxy hóa của dầu nhờn và giảm khả năng bôi trơn của dầu.
Đối với dầu turbin: tạo nên cặn bùn, làm tắc ống dẫn, đẩy nhanh quá trình hư hỏng ổ bạc lót và các chi tiết cần bôi trơn (hộp giảm tốc)
Đối với dầu thủy lực và máy nén khí: do ngưng tụ sẽ gây hư hỏng các chi tiết chuyển động cần bôi trơn.
Đối với dầu hộp số hở và kín: do nước văng tóe vào các chi tiết trên sẽ giảm tuổi thọ chuyển động.
Có một số loại dầu chúng ta cần tính tạo nhủ cao như:
Dầu bôi trơn cho các máy khoan đá vỉ luôn phải tiếp xúc với nước do đó việc tạo nhủ là cần thiết nhằm giúp cho việc tạo màn dầu bảo vệ kim loại và chống mài mòn.
Dầu gia công cắt gọt kim loại cần phải dễ dàng hòa trộn với nước làm tăng khả năng làm mát của dầu và những phụ gia đặc biệt giúp dầu có tính bôi trơn tốt.
Dầu thủy lực pha với nước nhằm tránh cháy nổ khi sử dụng các hệ thống thủy lực ở hầm mỏ hoặc nơi có nhiệt độ cao nhưng vẫn được bảo đảm tính năng bôi trơn và đặc tính của dầu thủy lực.
3. TRỊ SỐ KIỀM TỔNG TBN (ASTM D 2896)(Đồ thị tương quan giữa TBN & %S)
Phương pháp thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D 2895 rất thông dụng đối với dầu động cơ Diesel
Định nghĩa:
Trị số TBN là độ kiềm trong dầu bôi trơn cho biết lượng Acid Percloric (HCLO4) được quy đổi tương đương lượng KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết các hợp chất mang tính kiềm có trong 1 gram mẫu dầu nhờn.
Tại sao trong dầu nhờn động cơ diesel phải có TBN?
Trước hết ta hãy xem lưu huỳnh trong nhiên liệu dầu DO hoặc HFO tác động đến xylanh và piston như thế nào ?
Hầu hết nhiên liệu đều có chứa lưu huỳnh (S)
DO: S £ 0.5%
HFO: 0.5% < S £ 5%
Lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu dưới dạng hợp chất lưu huỳnh và các phân tử Hydro carbon.
Trong quá trình cháy nổ: S + O2 ® SO2 (nhiệt độ cao và dạng khí)
SO2 không cháy nhưng ở nhiệt độ cao lại phản ứng với O2 cho ra SO3 và toả nhiệt
2 SO2 + O2 ® 2 SO3 + 62,200 Calors
SO3 + H2 O (khí nạp vào buồng đốt, sinh ra sự đốt cháy Hydro trong nhiên liệu) H2 SO4
Chính acid H2 SO4 gây ra sự ăn mòn hóa học và mài mòn của xylanh và vòng bạc secmăng nhanh chóng.
Vậy để tránh xảy ra vấn đề trên thì:
Giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (S = 0.04% – 0.05%) nhưng chi phí sản xuất cao (dùng cho các động cơ Diesel CAT, API, CG4 ® TOTAL Rubia 6400)
Hoặc đưa một lượng kiềm cần thiết vào trong dầu nhờn để trung hòa lượng Acid sinh ra trong quá trình cháy nổ của động cơ Diesel.
Đó là lý do có thông số TBN trong dầu nhờn động cơ Diesel.
Tuy nhiên, thường các nhà chế tạo động cơ Diesel đưa ra mức TBN trong dầu nhờn tương ứng với hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu(%S)
Ví Dụ:
WARTSILA: TBN = 7 + % S x 11 (S = 3% ® TBN = 7 + 3×11 = 40)NIIGATA: S <1% TBN = 15 – 20
1% < S < 2% TBN = 25 – 30
2% < S < 3.5% TBN = 30 – 40
3.5% < S < 5% TBN = 40 – 75

---------- Post added at 08:34 AM ---------- Previous post was at 08:31 AM ----------

Mình cho các bạn hiểu thêm về : TAN. Nếu các bạn thấy hay và thích thì nhớ đổ xăng cho em nhá! Cám ơn trước!
4. TRỊ SỐ AXÍT TỔNG (TAN)
Định nghĩa:
Là lượng kiềm KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết tất cả các hợp chất mang tính axit có trong 1g mẫu dầu nhờn.
Thường thấy ở dầu cách điện (Isovoltine KA 7-4, Isovoltine II)
Dầu máy nén khí lạnh (Lunaria K, Lunaria KT)
Tại sao phải giới hạn TAN trong dầu nhờn ?
Đối với hầu hết các loại dầu bôi trơn đều có chỉ số TAN ban đầu tương đối nhỏ và tăng dần trong quá trính sử dụng. Khi TAN tăng lên sẽ đánh mất tính năng chống oxy hóa của dầu nhờn và lúc đó dầu lại bị oxy hóa làm cho TAN trong dầu lại tiếp tục tăng lên và sẽ làm giảm tuổi thọ của dầu.
Chỉ số TAN của dầu đã sử dụng (dầu thải) là một đại lượng đánh giá mức độ biến chất của dầu do quá trình oxy hóa. Tuy nhiên đó không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định sự biến chất của dầu do quá trình oxy hóa mà phải còn phải xem xét đến thông số khác như: độ nhớt, hàm lượng tạp chất cơ học và cặn.
Lưu ý:
Đối với dầu có phụ gia chống mài mòn kẽm Diankyl Dithiophotphat (Zn DDP) như dầu thủy lực thì có chứa hàm lượng axit ban đầu cao nên giá trị TAN ban đầu không thể tiên đoán chính xác chất lượng của dầu và trong giai đoạn đầu sử dụng TAN thay đổi đáng kể và đánh mất đi tính năng chống oxy hóa của dầu.
Tại sao phải giới hạn TAN trong dầu biến thế ?
Những yếu tố quan trọng trong dầu biến thế:
Khả năng cách điện.
Độ sạch của dầu (cặn bẩn)
Độ ẩm, khả năng chống oxy hóa.
Do đó nếu TAN tăng quá giới hạn (0.03 max) thì dầu bị oxy hoá dẫn đến:
Tăng độ nhớt, giải nhiệt kém nguy hiểm
Ăn mòn mạnh và gây cặn bẩn tính cách điện kém và tính chống oxy hóa giảm.
Đối với dầu máy nén khí lạnh:
Những yếu tố quan trọng:
Tính chất ổn định hoá học và nhiệt (dầu vừa chịu nhiệt độ cao và thấp)
Tính cách điện (đối với máy kính: cuộn dây nằm trong lốc máy)
Độ nhớt: tạo màng dầu tốt ở nhiệt độ cao và loãng để hồi dầu hoàn toàn khi nhiệt độ thấp.
Do đó nếu TAN tăng quá giới hạn (0.05 max và trị số trung hòa TAN + TBN < 0.2) thì dẫn đến:
Tính oxy hóa tăng, độ nhớt tăng, khả năng bôi trơn ở nhiệt độ kém và dễ bị tác dụng với môi chất lạnh làm hư máy nén.
Ăn mòn các chi tiết và không đáp ứng được tính bôi trơn ở nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp.
Khả năng cách điện kém, hư cuộn dây và lốc máy.
Đối với dầu turbin: (ASTM D 664: chuẩn độ điện thế)
Các yếu tố quan trọng:
Chống tạo bọt, nhủ
Chống mài mòn, ăn mòn
Chống oxy hóa và cặn
TAN không được tăng quá giới hạn (0.2 max) vì:
+ Tạo cặn
+ Acid hữu cơ, dầu bị đặc lại (tăng độ nhớt)
+ Sự oxy hoá tăng sản phẩm oxy hoá không tan tạo thành keo
+ Giảm tính khử nhủ, khả năng giải phóng bọt khí kém hư hỏng thiết bị.

5. TRỊ SỐ TRUNG HÒA:
Thực chất là trị số acid trong dầu nhờn. Tuy nhiên tùy theo loại và tính chất yêu cầu của dầu nhờn mà người ta xét đến TAN hoặc TBN.
Nếu là dầu động cơ thì trị số TBN là quan trọng hơn người ta dùng axit Perclohyric (HCLO4) để xác định tính kiềm của mẫu dầu (TBN) từ lượng HCLO4 tiêu hao để trung hoà kiềm trong mẫu dầu ta xác định được lượng kiềm trong mẫu. Nhưng vì để thống nhất đơn vị người ta quy định lượng HCLO4 ra tương đương mg KOH.
Ngược lại đối với dầu biến thế, dầu turbin, dầu máy nén khí lạnh thì trị số TAN là quan trọng dễ ảnh hưởng đến tính chất và khả năng sử dụng của dầu. Do đó để xác định hàm lượng TAN (đối với dầu mới lẫn dầu cũ) có nằm trong phạm vi cho phép không, thì người ta dùng kiềm KOH để trung hoà lượng axit có trong mẫu dầu, lượng KOH tiêu hao này cho đến khi mẫu đến đích trạng thái trung hòa chính là lượng axit có trong dầu
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên