Những siêu xe rạng danh FIA GT Championship

P
Bình luận: 0Lượt xem: 1,065

pink-panther

Tài xế O-H








FIA GT1, GT2 và từ 2006 là cả GT3, luôn trình diễn những siêu xe thương mại danh tiếng làm mãn nhãn các tín đồ tốc độ. Chiêm ngưỡng chúng là một khoái cảm rất riêng biệt…

Aston Martin DBR9:
Được xây dựng từ chiếc DB9 lịch lãm, DBR9 và sự quay lại của Aston với GT đánh dấu 1 bước ngoặt trong văn hóa sản xuất của hãng Anh xe quốc này. Những mẫu mang tính thể thao, và thiết kế mạnh mẽ hơn đã dần xóa bỏ hình ảnh già cỗi của Aston. Không phải là chiếc Aston duy nhất trên đường đua khi Vantage V8 GT2 và GT4 ra quân, nhưng DBR9 là chiếc xe tiên phong trên cả đường đua và xu thế thâm nhập thị trường.​
Động cơ 6.0l V12 hoàn toàn bằng hợp kim nhẹ, 4 trục cam OHC, 4 van mỗi xy-lanh, dù với bộ phận hạn chế khí nạp 2 x 31.2mm, xe vẫn cho công suất tối đa 600bhp và momen xoắn tối đa hơn 700Nm. Hệ thống phanh và li hợp đều sử dụng chất liệu carbon. Với khung liền khối và nóc mái bằng hợp kim nhẹ, thân vỏ toàn bộ bằng sợi carbon, xe chỉ nặng 1100 kg trong khi DB9 nặng 1785 kg.​
Trong mùa giải 2008, 2 đội đua sở hữu DBR9 là Gigawave và Jetalliance xếp hạng 3 và 4 trong hạng GT1- một thành tích không tồi với 1 huyền thoại mới hồi sinh như Aston. Aston Martin cũng giành chức vô địch cho nhà sản xuất mùa giải 2006.​
Ferrari F430 GT2:
Có rất nhiều phiên bản F430 đã ra đời trong vòng vài năm qua, tất cả đều là những thành công của Ferrari. Khác với DBR9, ngay cả những nguyên mẫu trên đường bình thường của F430 đều thể hiện năng lực của 1 chiếc xe đua, nhất là với các phiên bản đặc biệt như Scuderia và và Scuderia 16M.​
Tham gia GT2, động cơ model F136 V8 góc V 90° có khá nhiều thay đổi do điều lệ. Dung tích rút xuống còn 4.0l thay vì 4.3l như bản thương mại. Một lí do nữa là vấn đề trọng lượng, bởi 0.3 lít dung tích sẽ mang lại không dưới 50 kg cho chiếc xe. Thân và nắp máy đều bằng hợp kim nhôm. Hệ thống thải nạp được điều khiển với 4 trục cam, mỗi xi lanh 4 van được 2 trục điều khiển.​
Hệ truyền động vẫn giữ những tiêu điểm công nghệ như hệ thống vi sai điện tử có khả năng tự khóa, hộp số tuần tự 6 số có số lùi. Chiếc xe cho giải GT2 có trọng lượng 1100kg với khung đúc liền khối kiểu monocoque thân vỏ bằng các chất liệu sợi carbon, kevlar, nomex, và hợp kim nhôm. Chiếc GT3 do qui định phải có tỉ lệ trọng lượng/hp là 2.6 nên nặng hơn, ở mức hơn 1200 kg nhưng được dùng động cơ 4.3l.​
Động cơ tua cao đặc trưng của Ferrari và hệ thống vi sai điện tử có khả năng phân bổ và điều phối lực kéo dựa trên nhiều yếu tố như góc lái, gia tốc văng khi vào cua v.v... đã làm cho F430 có khả năng vượt trội trên những con đường cao tốc quanh co. Ở trên đường đua cũng không có nhiều khác biệt. Hạng 1, 2 và 4 đều được chiếm bởi các đội đua dùng F430 GT2 trong mùa giải 2008.​
Lamborghini Murcielago:
Điểm nhấn của chiếc xe này là không chỉ hiện diện trên đường đua, nó còn là 1 phiên bản được bán trên thị trường với giá khoảng 620.000 USD, gần gấp đôi bản tiêu chuẩn. Gần như mọi thông số đều không khác biệt giữa 2 phiên bản đua và thương mại. Chủ sở hữu chúng có thể tự hào vì sở hữu 1 chiếc GT1 cộng với quyền tự sơn lên bất cứ thứ gì mình muốn thay vì đám logo quảng cáo.​
Đáp ứng yêu cầu của FIA, thông số về khối lượng là nhất quán ở mức cho tối thiểu mà điều luật cho phép: 1100 kg. Điều khác biệt giữa các đội đua là cách họ hiện thực hóa các qui định này. Lambo dùng bộ khung bằng ống hợp kim nhôm, cùng thân vỏ bằng carbon.​
Động cơ V12 6.0 lít nạp khí tự nhiên với công suất 590 hp tại 6300 rpm và momen cực đại 710 Nm tại 5000 rpm không có gì là ấn tượng. Vòng tua tối đa (tới vạch đỏ) 6800 rpm cũng là thấp so với 1 chiếc xe đua. Bên cạnh đó, công nghệ trên xe không có gì vượt trội hay mới mẻ. Một chiếc xe đua hiện đại với những phương pháp lối mòn!​
Đó cũng có thể là lí do chỉ có 1 đội đua duy nhất-IPB Spartak Racing- dùng xe của Lambo. Thành tích của đội này cũng mờ nhạt với chỉ vỏn vẹn 2 lần ghi điểm trong mùa giải 2008, và xếp chung cuộc tại vị trí thứ 8.​
Saleen S7R:
Biểu tượng duyên dáng duy nhất của công nghiệp ô tô Mĩ. Nếu không có phần đuôi hơi thô và động cơ V8 quá khổ 7.0l, người ta dễ nhầm những nét lượn mềm mại này đến từ 1 nhà sản xuất châu Âu. Không như những chiếc xe cơ bắp Mĩ khác, định hướng của S7 550 hp-phiên bản thương mại của S7R-nằm trên đường đua hơn là những xa lộ hoang vắng. Cùng với 2 phiên bản tung ra vào 2005-S7 twin turbo công suất 750 hp, và 2006-S7 twin turbo competition công suất 1000 hp, Saleen đặt dấu ấn với lịch sử bằng tốc độ tối đa gần 400 km/h và 0-100 km/h dưới 3 giây.

Không áp dụng những công nghệ quá cầu kì và khó hiểu, thành công của 1 chiếc xe thế này nằm trong từng khớp nối cơ khí. Nội thất có phần nghèo nàn và các vật liệu nhẹ giúp chiếc xe chưa bao giờ là kẻ nặng cân, kể cả trên đường công cộng. Chiếc xe tham gia giải GT1 của FIA có trọng lượng 1100kg và động cơ rút xuống 6.0l.

Với vòng tua đẩy cao tới 7000 rpm, xe có công suất ít nhất là 600 hp tại 6400 rpm và momen 756 Nm tại 5400 rpm. Với những cải tiến liên tục từ lần đầu ra quân năm 2001, tốc độ tối đa đã nâng ừ 320 kph lên 330 kph.

Đứng hạng 4 trong năm 2005 và 2006 trong xếp hạng nhà sản xuất, S7R có lẽ đáng được coi là 1 thành công đối với 1 nhà sản suất còn ít kinh nghiệm và qui mô hạn chế như Saleen. Mùa giải 2008, 2 đội đua PK racing và Labre Competition đứng hạng 5 và 6 với những chiếc Saleen S7R. Tuy nhiên đây có thể là điểm nhấn cho chiếc xe thương mại, bởi có vô số tương đồng trên 2 chiếc xe. Và tất nhiên những tay lái có đủ tiền thì đều khoái có 1 chiếc “xe đua”.


 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên