[o-h] tính toán kiểm nghiệm bền thanh truyền

C
Bình luận: 2Lượt xem: 6,591
MỤC LỤC
Nội dung : trang

Lời nói đầu. . . . . . . . . 2

Phần I: Tổng quan về cơ cấu thanh truyền. . . . . 3

Phần II: Tính toán kiểm nghiệm bền. . . . . . 8
2.1.các thông số . . . . . . . 8
2.1.1. Các thông số cho trước. . . . . 8
2.1.2. Các thông số tính toán . . . . . 8
2.1.3. Khối lượng nhóm thanh truyền. . . . 10
2.2.Tính toán kiểm nghiệm bền. . . . . 10
2.2.1. Tính sức bền đầu nhỏ thanh truyền. . . . 10
2.2.2. Tính sức bền thân thanh truyền. . . . 22
2.2.3 Tính sức bền đầu to thanh truyền. . . . 32

Kết luận. . . . . . . . . . 36



LỜI NÓI ĐẦU

Trên thế giới không chỉ ở các nước phát triển ôtô đã đóng vai trò hết sức to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Với xu thế hội nhập ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển và tiến trình CNH-HĐH đất nước đang diễn ra mạnh mẽ ôtô càng phát huy tầm quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực giao thông, vận tải xây dựng và sản xuất.
Sau khi học xong môn thiết kế tính toán ôtô với đề tài được giao “Tính toán và kiểm nghiệm bền cho thanh truyền”.
Trong quá trình thực hiện đề tài được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Khổng Văn Nguyên đến nay em đã hoàn thành đề tài này với các nội dung sau:
a. Mô tả khái quát về thanh truyền.
b. Xác dịnh các thông số cần thiết.
c. Tính toán kiểm nghiệm bền.
Mặc dù trong thời gian thực hiện đề tài bản thân chúng em đã nỗ lực tìm kiếm tài liệu chuyên nghành, vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm bản thân song với khả năng, trình độ cũng như kinh nghiệm còn ít nên chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá nhận xét của các thầy cô trong khoa và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Cơ Khí Động Lực Trường ĐHSPKT Hưng Yên.


Em chân thành cảm ơn!
Khoỏi Chõu, ngày thỏng năm 2011



Phần I: Tổng quan về cơ cấu thanh truyền
1.1. Nhiệm vụ.
Thanh truyền là chi tiết nối giữa piston và trục khuỷu. Nó có nhiệm vụ truyền lực khí thể từ piston làm quay trục khuỷu và điều khiển piston làm việc trong quá trình nạp, nén, xả. Đồng thời biến chuyển động thẳng của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.
1.2. Điều kiện làm việc.
- Thanh truyền chịu lực khí thể, lực quán tính của nhóm piston và lực quán tính của bản thân thanh truyền. Các lực trên đều là các lực tuần hoàn va đập.
- Trong quá trình làm việc thanh truyền luôn chịu các lực kéo, nén, uốn dọc và khi đổi chiều chuyển động thì có lực quán tính làm nó bị uốn ngang.
1.3. Vật liệu chế tạo


Thanh truyền thường được chế tạo bằng thép cacbon hoặc thép hợp kim với phương pháp rèn khuôn. Các loại vật liệu nặng cơ tính tốt, sức bền mỏi cao, đảm bảo yêu cầu làm việc.
1.4. Kết cấu Thanh truyền.

1: Bạc đầu nhỏ
2: Đầu nhỏ thanh truyền
3: Thân thanh truyền
4: Bulông bắt nắp đầu to
5: Nửa trên thanh truyền
6: Bạc đầu to thanh truyền
7: Nửa dưới thanh truyền
Hình 1.1 Kết cấu của thanh truyền
- Người ta chia kết cấu thanh truyền thành các phần:
+ Đầu nhỏ thanh truyền.
+ Đầu to thanh truyền.
+ Thân thanh truyền.
+ Bu lông thanh truyền.
+ Bạc lót đầu to và đầu nhỏ thanh truyền.
Sau đây ta xét từng thành phần cụ thể.
a. Đầu nhỏ
Là bộ phận để lắp chốt píton, nó có cấu tạo hình trụ rỗng bên trong có bạc lót có khoan lỗ dầu để bôi trơn. Kết cấu đầu nhỏ thanh truyền phụ thuộc vào kích thước và phương pháp lắp ghép và có lắp bạc bằng đồng

Trong các hình trên (1.2a, b) được dùng phổ biến nhất trên các động cơ ôtô hiện nay vì khả năng bôi trơn hoàn thiện, dầu được dàn đều trên bề mặt bạc lót. Hoạt động đồng đều.
b. Thân thanh truyền
Là phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to thanh truyền.
Kích thước thân thanh truyền thường thay đổi từ nhỏ đến lớn kể từ đầu nhỏ đến đầu to để phù hợp với lực quán tính lắc của thanh truyền


Hình 1.3. Các loại tiết diện thân thanh truyền
+ Hinh 1.3a thân có tiết diện tròn, + Hình 1.3b, c thân có tiết diện chữ I
+ 1.3d thân có tiết diện hình chữ nhật, + Hình 1.3e thân có tiết diện hình elip
Có nhiều kiểu tiết diện: tiêt diện tròn, ovan, chữ nhật, elip, chữ I. Tuy nhiên hiện nay dạng tiết diện thân thanh truyền hình chữ I được dùng phổ biến trên động cơ ôtô và xe du lịch bởi tính bền và tính tiết kiệm vật liệu.
Chiều dài thanh truyền được tính toán dựa vào công thức R/l
c. Đầu to thanh truyền
Kết cấu đầu to thanh truyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có độ cứng vững lón để đảm bảo bạc lót ko bị biến dạng.
+ Kích thước nhỏ để lực quán tính nhỏ giảm được tải trọng lên chốt khuỷu.
+ Chỗ chuyển tiếp với thân và đầu to phải có góc lượn để tăng cứng vững
+ Dễ dàng thao lắp cụm piston – thanh truyền với trục khuỷu. Đầu to lam 2 nửa nửa trên liền với thân nửa dưới lắp với nắp đầu to.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên