Ống bô của động cơ 2 thì

A
Bình luận: 1Lượt xem: 3,611

auto_vnn

Tài xế O-H
với kỹ thuật đơn giản tạo nên loại động cơ đơn giản, sản xuất rẻ, gọn và nhẹ. Và những ưu điểm chỉnh của loại động cơ này không thể chối bỏ như dễ sửa chữa, trọng lượng nhẹ hơn so với động cơ 4 thì (không có nấm xu-páp, trục cam, cò mổ...), chu kỳ nạp và xả diễn ra gần như đồng thời nên chu kỳ nổ và xả diễn ra nhanh hơn giúp động cơ tạo nên sức bật nhanh hơn. Tuy nhiên, chính ưu điểm chính về công suất lại tạo nên nhược điểm về hiệu suất động cơ vì quá trình nạp và xả diễn ra đồng thời khiến loại động cơ 2 thì hao tổn nhiên liệu nhiều hơn và độ bền bỉ kém hơn so với động cơ 4 thì.


Khu vực áp suất khí thải được tạo ra.

Khu vực cổ và vách bô tạo áp suất chênh lệch giúp khỉ thải xả ra nhanh hơn.

Một phần khí được nạp ra khi xi-lanh đi xuống. Để hạn chế nhược điểm thoát khí nạp các nhà sản xuất đã khắc phục bằng việc tận dụng xung áp ngược trong ống xả (back pressure) bằng việc cải tạo lại vách bô. Thay vì làm vách bô thẳng và mở rộng về sau, hệ thống xả của một số động cơ 2 thì hiện đại được tạo dáng hình da dày (phình giữa, hóp 2 đầu). Không chỉ tạo dáng phong cách, giải nhiệt nhanh mà loại bô này còn tận dụng được xung áp ngược.


Vách bô hẹp phía cuối tạo xung áp ngược.

Hình dáng phác thảo của ống bô động cơ xe 2 thì. Xung áp ngược là yếu tố tối kỵ đối với hệ thống ống xả xe 4 thì, bởi nếu không giải phóng thật nhanh khí xả trong ống bô sẽ tạo nên lượng áp suất ứ đọng đẩy ngược vào buồng cháy hay thậm chí làm giảm khả năng nạp hỗn hợp nhiên liệu vào động cơ. Còn đối với động cơ 2 thì, xung áp ngược lại được tận dụng để đẩy nhiên liệu chưa cháy hết vào buồng cháy hoặc đốt sạch nhất có thể trên đường chúng đi ra và phần nào bớt ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thiết kế loại bô dạ dày này phải được tính toán thật kỹ (chiều dài và độ cong vách bô) để hạn chế hiện tượng xung áp ngược phản tác dụng khi vòng tua máy ở tốc độ cao.
nguồn theo zingnews
 

GiacmoLambor...

Tài xế O-H
. Xung áp ngược là yếu tố tối kỵ đối với hệ thống ống xả xe 4 thì, bởi nếu không giải phóng thật nhanh khí xả trong ống bô sẽ tạo nên lượng áp suất ứ đọng đẩy ngược vào buồng cháy hay thậm chí làm giảm khả năng nạp hỗn hợp nhiên liệu vào động cơ.

Cái này mình thấy không thật sự đúng mấy ah nha! nếu đúng như suy luận trên thì xe gán máy khi tháo ống pô xe(tối ưu hóa đường thải) thì xe sẽ chạy vọt hơn, tang công suất hơn nhưng thực tế mình thấy là khi xe tháo ống pô chạy sẽ hụt hơi hơn rất nhiều và còn tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn nữa! mấy bạn chạy pô tang tốc mà không móc đúng bài cũng gạp phải hiện tưong nạy Theo suy nghĩ của mình có lẽ hiện tưong này là do góc phối khí của xe 4 thi. Ở xe 4 thì tại thời điểm cuối xả - đẩu hút hai xúppap sẽ ở cùng một vị tri( cỡi nhau) và đây chính là nguyên nhân của sự việc: một phần khí nạp sẽ bị khí cháy lôi ra ngoài nếu dòng khí xả được giải phóng quá nhanh và đẫn tới giảm công suất. Hơn nũa chưa phải sự sót lại của khí thải trong xi lanh đã là hoàn toàn có hại như những tác dụng: sấy nóng khí nạp giúp bay hơi nhiên liệu tốt hơn, giãm nồng độ các khí thãi độc hai, cải thiện wa trình cháy v.v.. Chính vì thế mà người ta còn chế tạo hệ thống EGR để dần ngược một phần khí thải trở lại buồng đốt động cơ.
Thân!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên