Phanh ô tô và 4 qui tắc cơ bản

V
Bình luận: 0Lượt xem: 1,041

vothanhtam19

Tài xế O-H
Phanh luôn cần được kiểm tra thường xuyên, ngoài ra, lái xe cũng phải biết “phanh đúng” để thực hiện việc lái xe an toàn. Bốn qui tắc vô cùng đơn giản sau đây, mà khi đã "thuộc nằm lòng", sẽ giúp bạn luôn tự tin mỗi khi cầm lái.
1. Về vị trí chân và tư thế ngồi lái: không nên đẩy ghế ngồi quá xa để tránh tình trạng không đủ lực khi cần đạp phanh gấp. Còn để ghế quá gần sẽ khó khăn khi di chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh.

2. Cần nhớ khi phanh: Nên quan sát gương chiếu hậu trước khi phanh. Hạn chế đạp phanh gấp vì dễ gây trượt, khó kiểm soát tay lái. Hết sức tránh đạp phanh ở những chỗ sóc vì dễ gây ra hỏng hóc phanh.

3. Phanh cơ bản: Cách này được coi là phổ biến nhất và tránh được nguy hiểm trượt bánh, mất lái: Đạp mạnh chân phanh và khi cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt nhẹ nhàng thì nhả bớt chân phanh. Khi bánh xe hết trượt lại tiếp tục đạp mạnh chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn. Kỹ thuật này rất hữu ích đối với xe không có ABS.

4. Phanh hết hợp: Khi đạp phanh thì nhanh chóng chuyển số xuống số thấp hơn, chẳng hạn từ số 4 xuống số 3 sau đó là số 2, số 1 cho đến khi xe dừng hoàn toàn. Ưu thế của kỹ thuật phanh này là đường phanh ngắn hơn và quán tính quay của động cơ giúp cho bánh xe khỏi bị trượt. Áp dụng cho xe số sàn.

Điều quan trọng nữa là giữ cho khoảng cách giữa xe bạn với xe phía trước đủ an toàn sẽ giúp bạn tránh được nhiều tình huống phải phanh gấp!
Kỹ năng phanh an toàn
Trước hết, cần nắm được đặc điểm của loại phanh được trang bị trên chiếc xe của mình. Các hệ thống tiên tiến nhất hiện nay là ABS, EDB, BA... Chúng hỗ trợ đắc lực cho lái xe, giúp việc phanh xe dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Để sử dụng tốt chức năng này, cần hiểu biết và thao tác khá tinh tế.

Vị trí chân và tư thế ngồi phải đúng, không quá xa để lực đạp đủ mạnh khi phanh gấp. Nhưng ghế quá gần thì lại gây khó khăn trong việc chuyển chân từ bàn đạp ga sang phanh, hơn nữa, sức nặng của chân lại ép liên tục lên pê-đan, gây tình trạng rà phanh khi xe chạy.

Quan sát và phán đoán tình huống là kỹ năng hàng đầu trong khi lái xe, tạo khoảng thời gian cần thiết để xử lý sự cố. Quyết định phanh đến từ bối cảnh phía trước, nhưng mức độ phanh còn phụ thuộc vào việc kiểm soát gương hậu, nếu không muốn trở thành nạn nhân của những xe phía sau.

Việc phanh gấp dễ gây trượt xe, khó kiểm soát tay lái. Với hệ thống ABS, thao tác phanh gấp khi vào cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên tránh đạp phanh đúng chỗ xóc, vì khi tốc độ giảm thì động năng của xe dồn lên phanh và bộ nhún, cộng thêm tác động từ mặt đường xấu, các cơ cấu này sẽ nhanh hỏng. Tốt nhất là giảm ga rà phanh từ trước những ổ gà.

Cách đạp phanh phổ biến nhất là ép mạnh pê-đan cho đến khi cảm nhận được xe bắt đầu trượt thì từ từ nhả bớt, ngay sau đó lại tiếp tục ép phanh rồi nhả chậm cho đến khi xe dừng lại. Vận tốc càng lớn càng đòi hỏi lực đạp mạnh. Đây là kỹ thuật hiệu quả khi xe chạy trên 100 km/h. Tài xế thành thạo kỹ thuật này sẽ tránh được tình trạng trượt bánh mất lái.

Phanh kết hợp về số là kỹ năng hiệu quả nhất, đặc biệt trên những đoạn đường trơn trượt (láng nước, băng tuyết hay bùn...). Thao tác này đòi hỏi lái xe phải linh hoạt và tỉnh táo, đầu tiên rà phanh kiểu ép mạnh dần. Khi xe bắt đầu giảm tốc độ và có triệu chứng rê bánh lập tức dồn số xuống nấc thấp hơn, kết hợp nhả phanh và côn để tiếp tục chu trình phanh và về số tiếp theo, tới số 1 là xe đã phải dừng hẳn. Cách phanh này mượn tỷ số truyền ngược của hộp số vào hệ thống xi-lanh piston của động cơ, hãm vòng quay của bánh xe mà không làm nó bị rê đi nên rất hiệu quả.

Trên loại xe không có ABS, cách phanh phỏng theo nguyên tắc này cũng khá hiệu quả. Đạp nhả liên tục pê-đan sẽ giúp cho xe không rê bánh và dừng lại nhanh chóng. Thực hành nhiều lần kỹ năng này sẽ hoàn thiện, số lần đạp nhả sẽ tăng lên, chân phanh điêu luyện hơn.
nguồn
MyCar.vn
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên