'Phù thủy' chế biến xăng tại nhà

V
Bình luận: 0Lượt xem: 1,614

vothanhtam19

Tài xế O-H
'

Phù thủy' chế biến xăng tại nhà



( - Không cần tới nhà máy hay công nghệ chế biến dầu khí, chỉ cần pha một loại phụ gia vào xăng nhẹ sẽ thu được loại xăng thương phẩm đang bán trên thị trường.

Đây là một nghiên cứu mới của một kỹ sư ngành hóa dầu tại TP HCM. Nhiều chuyên gia ngành dầu khí nhận định, nếu đúng như vậy thì đây là một phát minh… vĩ đại!
Xăng thương phẩm được tạo ra bằng cách nói trên có giá chỉ... 8.000 đồng một lít. KS Lê Ngọc Khánh (72 tuổi, thường trú 263/34 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM), "cha đẻ” của chất phụ gia ADK (tên do ông Khánh đặt) rất tự hào với kết quả nghiên cứu này.
Xăng ACDT!
KS Khánh có gần 40 năm công tác tại Viện công nghệ hóa học Việt Nam. Nghiên cứu của ông xuất phát từ một trăn trở: “Làm thế nào biến xăng nhẹ thành xăng thương phẩm mà không cần phải đầu tư tốn kém xây dựng nhà máy chế biến”. Ý tưởng này không phải không có cơ sở.
Vào thập niên 1990, các nhà khoa học Singapore đã nghiên cứu thành công một phụ gia pha chế vào xăng nhẹ để sản xuất thành xăng A83. Tuy nhiên, loại xăng này có chỉ số octan thấp, gây ô nhiễm môi trường, giá thành gấp đôi so với xăng cùng chủng loại sản xuất theo phương pháp truyền thống.
KS Khánh cho biết, ông mất hơn 10 năm để nghiên cứu, tạo ra chất phụ gia ADK có nguồn gốc từ hợp chất hữu cơ và có chỉ số octan lên đến 10.000. Chỉ cần pha một lượng nhỏ chất phụ gia ADK vào xăng nhẹ thì sẽ nâng chỉ số octan từ 65 - 72 ở xăng nhẹ lên trên 90 và biến thành xăng thương phẩm có chỉ số ốc tan 92 - 95 hoặc 100.
Ban đầu phụ gia ADK được pha trộn vào xăng nhẹ với tỷ lệ 0,3%. Ở tỷ lệ này, phụ gia khó phân tán đều trong xăng nhẹ. Vì thế, KS Khánh đã trộn phụ gia ADK vào xăng A92, hoặc A95 trước, sau đó mới hòa vào xăng nhẹ, để cho ra loại xăng như ý.
“Chỉ cần chưa tới 20% lượng xăng A92, A95 tiêu thụ như hiện nay đủ phối trộn phụ gia ADK với xăng nhẹ để cho ra xăng thành phẩm mà không cần phải nhập khẩu xăng”, nhà hóa học 72 tuổi tỏ ra tự tin vào hiệu quả kinh tế của loại xăng do mình chế tạo mà ông đặt tên là xăng ACDT.
Theo kết quả kiểm nghiệm do Quatest3 thực hiện, xăng ACDT đạt yêu cầu đối với 6 tiêu chí: trị số octan, áp suất hơi, tỷ trọng, độ ổn định ôxy hóa, ăn mòn kim loại… KS Khánh mong muốn chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu.
KS Khánh đang phối trộn phụ gia và xăng nhẹ để thành xăng A95.
“Sẵn sàng lập hội đồng để đánh giá”
Khi được hỏi về nghiên cứu của KS Lê Ngọc Khánh, ông Trần Vĩnh Lộc, Trưởng khối Tư vấn và Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chế biến dầu khí (TTNCPTDK), Viện Dầu khí Việt Nam tại TP HCM, nói: “Nếu nghiên cứu này đúng thì thì sẽ tiết kiệm rất nhiều trong việc sản xuất xăng và đây sẽ là phát minh vĩ đại của ngành hóa dầu”.
Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho biết trên thế giới việc sản xuất xăng kiểu như thế là chưa có tiền lệ. Theo ông Lộc TTNCPTDK rất quan tâm đến thành quả này, sẵn sàng hợp tác với KS Khánh để đánh giá.
TS Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, thuộc ĐH Bách khoa TP HCM, tỏ ra hoài nghi về loại xăng tạo ra từ từ phụ gia. Ông Quyền cho rằng cần có nhiều thông số hơn so với 6 thông số tiêu chí mà Quatest3 đã kiểm nghiệm thì mới đánh giá được chất lượng xăng.
Trong khi đó, ông Đinh Minh Hiệp, Phó phòng quản lý nghiên cứu khoa học, thuộc Sở KH-CN TP HCM, cho biết: “Nếu KS Khánh yêu cầu thẩm định công nghệ, phương pháp làm mới, có tính đột phá thì Sở sẵn sàng lập hội đồng khoa học để đánh giá”.
Công nghệ sản xuất xăng thành phẩm sử dụng cho động cơ đòi hỏi phải có quá trình chuyển hóa (reforming). Đây là quá trình chuyển hóa xăng có chỉ số octan thấp sang xăng có chỉ số octan cao.
Chỉ số octan cao sẽ chống được kích nổ, tăng độ nén và giúp động cơ đốt đều nhiên liệu, giảm tiêu hao nhiên liệu. Chỉ số octan càng cao, động cơ càng lợi nhiên liệu. Ngược lại, với xăng nhẹ (chỉ số octan thấp), dễ kích nổ, do vậy khi bugi chưa đánh lửa động cơ đã nổ. Tuy nhiên sức nén lại kém, nên công suất động cơ yếu.


THEO :hn.24h.com.vn
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên