Relay signal xe máy

duonganh11101
Bình luận: 3Lượt xem: 1,904

duonganh11101

Tài xế O-H
Các cụ chắc đã từng gặp vấn đề sau khi thay bóng xi nhan thì hoặc là xinhan nháy quá nhanh và bóng thì tối hoặc nháy chậm hơn và một bóng thì không nháy.Vì sao vậy?Là bởi vì rơ le xi nhan đó là loại rơ le nhiệt.
Rơ le xi nhan xe máy có 2 loại: relay điện tử và relay nhiệt.Loại rơ le điện tử thì dễ hiểu nó cấu tạo gồm các linh kiện bán dẫn.Một số loại của tàu còn tích hợp cả chíp kêu.Loại này thì một bóng hay hai ,ba, bốn bóng và ngay cả bóng led cũng nháy tuốt và chỉ bị thay đổi về tần suất nháy thôi
Loại rơ le nhiệt hiểu nôm na< các cụ thông cảm mình không biết up hình> cấu tạo của nó gồm hai lá kim loai hoặc hợp kim khác nhau tiếp xúc với nhau còn gọi là vật liệu lưỡng kim hay lưỡng kim nhiệt.Khi có dòng điện đi qua nó thì bản chất của dòng điện là sinh nhiệt và vì các kim loại khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt là khác nhau,đến một mức nhiệt độ nào đó hai lá kim loại đó dãn nở khác nhau sẽ tách ra hoàn toàn và dẫn đến ngắt điện.Khi ko có dòng điện thì chúng lại bị nguội đi và lại trở về trạng thái ban đầu là tiếp xúc với nhau và lại đóng điện.Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại
Như vậy nháy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào sự nóng lên nhanh hay chậm của vật liệu lưỡng kim,tức là tùy thuộc vào cường độ dòng điện đi qua nó.Bóng nháy chậm hơn là do I nhỏ hơn nên cần thời gian lâu hơn để 2 lá kim loại tách ra.Ta lắp 1 bóng ko nháy là vì I bé quá (I giảm đi một nửa so với lúc có cả 2 bóng) ko đủ để nung nóng nó.Nếu I lớn hơn thì sẽ nóng lên rất nhanh và sẽ nháy rất nhanh.Nhưng khi nháy nhanh như vậy ta lại thấy bóng xi nhan tối đi mà lại gần như không nháy đó là vì bóng signal là bóng đèn sợi đốt phát quang bằng nhiệt năng.Thời gian dòng điện chạy qua bóng đèn quá ngắn dẫn đến sợi tóc chưa kịp nóng lên tới mức làm cho bóng đèn sáng hẳn
Theo định luật ôm I=U/R với U là điện áp bình thì rõ ràng I phụ thuộc vào R tức là điện trở của bóng đèn.Như vậy muốn giải quyết vấn đề nháy nhanh hay chậm thì chỉ cần thay đổi điện trở của mạch xi nhan cho phù hợp.Muốn nháy chậm đi thì phải giảm I tức là tăng trở.Muốn tăng trở thì phải mắc nối tiếp một điện trở với bóng xi nhan.Ngược lại muốn nháy nhanh hơn thì phải tăng I tức là giảm trở.Muốn giảm trở thì ta mắc song song một điện trở với bóng xi nhan.Chú ý phải dùng điện trở công suất nhé.Giá trị điện trở mắc thêm vào thì chúng ta dễ dàng tính ra được rồi
 

duonganh11101

Tài xế O-H
Cụ viết ngược rồi .Mắc song song R=r1*r2/(r1+r2) tức là bằng tích trên tổng .Biểu thức này luôn nhỏ hơn r1 và r2 nên mới nói mắc song song thì giảm trở
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên