Sử dụng ôtô trong vùng núi và cao nguyên

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 1,429

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên

I.Những hiểu biết cần thiết đối với người sử dụng xe trong vùng núi và cao nguyên:
Đặc điểm của vùng núi và cao nguyên là địa thế cao (so với mặt nước biển), mật độ không khí thấp, khí hậu thay đổi thất thường, đường xấu, nhiều đèo dốc, đường vòng nhiều, bán kính quay vòng lại bé, bụi nhiều v.v… Những điều kiện thiên nhiên đó làm cho năng lực làm việc của ôtô giảm đi tính động lực, tính kinh tế và tính an toàn của xe xấu đi. Cụ thể như sau:
-
Do càng lên cao áp suất và mật độ khí trời càng giảm khiến cho hệ số nạp khí của động cơ giảm đi. Vì vậy ảnh hưởng tới áp suất nén và công suất của động cơ.
Trong tình hình công suất giảm, lực kéo ở các bánh chủ động cũng giảm nên thường bắt buộc xe phải chạy ở số thấp, do đó dẫn đến động cơ quá nóng.
-
Do không khí loãng, lượng khí nạp vào xy lanh ít đi nhưng lượng nhiên liệu đi qua gic lơ bộ chế hòa khí (hoặc vòi phun động cơ Diesel) gần như không đổi do đó hòa khí đi vào xy lanh sẽ trở thành quá đặc.
Ngoài ra do địa hình phức tạp, công suất của động cơ giảm, sức kéo không đủ cũng làm cho lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên 15 – 25%.
-
Do áp suất khí trời thấp nên nước trong hệ thống làm mát dễ sôi. Ở hệ thống làm mát bằng nước ở độ cao 1000m nước sẽ sôi ở 870C do đó lượng mất mát nước sẽ tăng lên.
-
Trong điều kiện sử dụng xe vùng núi và cao nguyên dầu bôi trơn động cơ thường quá nóng, thường bị nhiên liệu lọt xuống làm loãng. Ở độ cao 1100m nhiệt độ dầu bôi trơn có thể lên đến 110 – 1400C.
-
Do động cơ thường quá nóng nên ảnh hưởng tới các chi tiết của hệ thống đánh lửa dễ bị hư hỏng.
-
Ở vùng núi cao nguyên, xe thường phải đi số thấp, phụ tải của các chi tiết trong hệ thống truyền động lớn do đó sự mài mòn các chi tiết hệ thống truyền động tăng lên. Khi xuống đèo hệ thống thắng phải làm việc nhiều, trống thắng bị nóng, má thắng mòn nhanh.
-
Đối với xe dùng thắng hơi, không khí loãng làm cho công suất của máy nén khí giảm, sự làm việc của hệ thống thắng kém hiệu quả.
II.Xử lý kỹ thuật khi sử dụng xe ở vùng núi cao nguyên:
1.Tăng tĩnh động lực của xe:
-
Về mặt kết cấu có thể dùng bộ tăng áp để tăng hệ số nạp, rút nhỏ buồng cháy để tăng tỷ số nén của động cơ.
-
Tăng tỉ số truyền, dùng hộp số phụ hoặc hộp số vô cấp.
2.Đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu:
-
Điều chỉnh hệ thống nhiên liệu để đạt được tỉ lệ thành phần hỗn hợp nhiên liệu thích hợp.
3.Đảm bảo nhiệt độ nước làm mát:
-
Hạn chế lượng gió đi ngang qua két nước, có thể lắp thêm bộ ngưng tụ nước để tránh mất mát nước quá nhiều.
-
Bảo đảm sự kín khít trong hệ thống làm mát, có thể tăng lực đàn hồi của lò xo van thông khí trời ở nắp két nước để áp suất mở của van tăng lên từ 0,2 – 0,3 Kg/cm2 do đó nâng cao điểm sôi của nước.
4.Bảo đảm sự làm việc tốt của hệ thống đánh lửa:
-
Tăng thêm góc đánh lửa, giảm bớt lực căng của lò xo màng bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng chân không.
-
Tăng cường kiểm tra, thêm dung dịch điện phân vào accu kịp thời để tăng tuổi thọ sử dụng.
5.Hệ thống thắng, truyền lực và di chuyển hoạt động tốt:
-
Tăng cường việc kiểm tra, điều chỉnh và có thể rút ngắn chu kỳ bảo dưỡng của chúng.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên