Thảo luận về Lốc có van đuôi! [CÓ TẶNG ĐIỂM ]

thanhthe_2015
Bình luận: 37Lượt xem: 9,819

hieucaosu

Tài xế O-H
e thấy cụ AUTO.IS250C nói chèn van vào mà e vẫn chưa thể hiểu là làm như thế nào để bật tắt AC?vì như vậy máy nổ là lốc làm việc luôn.chạy quanh quanh thôi chứ chạy đường dài là đóng băng dàn lạnh=>mất lạnh.ở đây e chưa nói tới vấn đề lốc chạy liên tục sẽ lăn ra trong thời gian bao lâu!
"Khi mà chèn như vậy thì cần phải thêm con rơle cơ ngắt lạnh.Còn đấu như thế nào thì chỉ cần suy nghĩ 1 tí + alldata = ok."cụ có thể nói rõ hơn không?theo e thấy chèn van rùi thì lốc chạy suốt mà?loại dùng van điện là không có bôn?cụ có ngắt diện ở van ra do bị chèn nó vẫn hoạt động mà?
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Vẫn chưa có phương án nào hay nhỉ! Thực ra van đuôi đó thay vẫn có xe chạy tốt, nhưng phần đa vẫn là quay lại vì bị kẹt,hở,làm việc kém ... Chẳng lẽ phải thay lốc zin ( đỡ tốn tiền bảo hành và tiền gas)! Mà cái van đuôi đó ko biết có loại mới và zin ko các cụ nhỉ! Hay chỉ có lốc zin. Vì thường em thấy vệ sinh lại thì chạy được đôi ba tháng là lại Trục trặc
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Vâng! Mở slenoid gì thì cụ chém cho em với ạ! CHứ ko vào bỏ 1 câu bâng quơ rồi đi mà chả có chủ ngữ vị ngữ vị ngữ gì cả! Dấu ko có! Nếu cụ biết mời cụ chém nhiệt tình! Còn ko đừng spam nhé! 3 lần là em báo cáo khóa nick đó ạ!
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Hiện vấn đề này vẫn chưa có giải đáp hợp lý! Nhưng bác nào đã từng gặp các ban bệnh về dòng van đuôi này xin mạnh dạn chia sẻ với anh em!
Bệnh thường khi van này chết là áp suất 2 bên gần tương đương nhau! Ga lên áp vẫn đứng im thì đó là chết van đuôi lốc! ĐÓ là dễ phát hiện nhất!
 

hieucaosu

Tài xế O-H
e chưa có mấy cơ hội làm xe có van đuôi lốc điện!cho e hỏi tý nếu thay van đuôi lốc bằng van cơ có được không?(giả xử có van vừa nhé)
còn e thì thấy khi van đuôi lốc bằng điện loại 2 đây mà chết e bịt luôn đầu đỉnh của nó,cho nó hết công suất luôn.không bôn e dùng van từ chặn đường hồi.đủ lạnh thì van nó ngắt.thế là xong, nhưng e đoán con đấy hết bảo hành chắc sẽ quay lại e.lúc đó e sẽ thay lốc lấy tiền tiếp.:)) (e bảo hành 1 năm)
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
không bôn e dùng van từ chặn đường hồi.đủ lạnh thì van nó ngắt
Anh Hiếu cho em hỏi chút, dùng van từ loại nào? Và chặn thế nào nhỉ?
Còn loại van điện mà có van cơ giống nhau thì em chưa thấy vì mỗi loại nó có cấu tạo khác nhau. Lỗ của van cũng ở các vị trí khác nhau! Còn nếu trường hợp nó vừa hoàn toàn thì là được vì cơ cấu hoạt động của nó là như nhau chỉ là van đuôi điều khiển điện nó sử dụng lực từ để điều khiển cái lò xo điều khiển thanh điều khiển. Giờ thay bằng van cơ thì điện vô tác dụng khi đó sẽ ko ngắt được lốc vì lốc sẽ chạy suốt mà ko có cái nào điều khiển cả ( bởi van điều khiển điện nó ko có bôn) như thế lốc sẽ nhanh chết! Chính vì thế mà loại lốc van đuôi cơ thường hay có cả bôn điện và đĩa từ nữa!
Em chém thế có gì góp ý em nha! :D Đang cố hoàn thành cái bài tổng hợp về loại van này!
 

hieucaosu

Tài xế O-H
chú đã biết van từ của xe khách to không?chuyển điện nó thành 12v là okie.còn a chém thế chứ có van cơ nào giống đâu!a bỏ điện và chèn van lại sau đó dùng van từ chặn đường hồi.lốc lúc nào cũng trong trạng thái làm việc hết công suất. nhưng khi chặn đường hồi lại nó nhẹ hẳn và cũng không có lực ghì nên cũng thêm được mấy tháng có xe được cả năm.còn van chặn thì ở xe jolie hoặc hiace nó vẫn dùng nhưng chặn đường cao áp!
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Với van điện thì sẽ ko được lâu vì dù sao lốc vẫn hoạt động! Nhưng nếu van cơ thì cách đó cũng được chứ a, chế thêm cái ngắt lạnh nữa là ok! :D
 

minhduc1208

Tài xế O-H
e chưa có mấy cơ hội làm xe có van đuôi lốc điện!cho e hỏi tý nếu thay van đuôi lốc bằng van cơ có được không?(giả xử có van vừa nhé)
còn e thì thấy khi van đuôi lốc bằng điện loại 2 đây mà chết e bịt luôn đầu đỉnh của nó,cho nó hết công suất luôn.không bôn e dùng van từ chặn đường hồi.đủ lạnh thì van nó ngắt.thế là xong, nhưng e đoán con đấy hết bảo hành chắc sẽ quay lại e.lúc đó e sẽ thay lốc lấy tiền tiếp.:)) (e bảo hành 1 năm)
đấy là anh bao cao su làm có lương tâm rùi nhưng lương đang cao hơn tâm đúng k hả?=))
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Hôm nay em đã tổng hợp lại 1 số vấn đề về cái van chết tiệt này! Xin được đưa ra cho các bác chém ạ!
Trong bài viết của em có trích dẫn rất nhiều của nhiều người bao gồm cả tài liệu, có cái là của em nhưng xin tổng hợp lại ạ!

Cấu tạo của van đuôi
Van này được gọi là van đuôi vì nó thường nằm ở phía đuôi lốc!


Cấu tạo bên trong gồm có:
- ống xếp chứa môi chất được nén sẵn với áp suất mặc định, buồng chứa môi chất được thông với khoang hút của lốc lạnh.
- Lò xo + thanh điều khiển + có loại dùng bi để chặn đường đẩy thông sang khoang cacte,van bi này nối thông từ khoang đẩy đến khoang cacte của lốc lạnh






2. Nguyên lý làm việc
: trong van đuôi lốc có 1 ống xếp trong ống xếp có chứa môi chất(giống môi chất làm lạnh )được nén sẵn vào trong ống xếp với áp suất mặc định,buồng chứa ống xếp được thông với khoang hút của lốc lạnh, áp suất bên trong ống xếp sẽ tương tác với áp suất của khoang hút làm màng xếp tác động lên lò xo kéo thanh điều khiển lên xuống. Khi nhiệt độ trong xe thấp tức nhiệt độ dàn lạnh thấp,áp suất hút thấp sẽ tác động lên ống xếp làm thay đổi áp suất môi chất dẫn tới thanh điều khiển được màng xếp kéo xuốg với van bi (đẩy lên với van như hình dưới) mở cho khoang bên cao áp thông với khoang cacte tác động lên đĩa chéo làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo về mức nhỏ dần,khi đó hành trình của piston cũng giảm và gas nén đưa đi cũng giảm, dẫn tới nhiệt độ giàn lạnh sẽ tăng lên phù hợp ! Nhiệt độ trong xe càng lớn thì quá trình lại ngược lại, khi đó thanh điều khiển sẽ đóng khoang đẩy lại ko cho thông với khoang cacte,đĩa chéo sẽ nghiêng ở góc lớn dần theo sự gia tăng nhiệt độ dẫn đến hành trình chạy của pitton nhiều và lượng ga bơm đi sẽ nhiều tăng công suất làm lạnh và khi nhiệt độ trong xe giảm xuống quá nhiều tức áp suất hút đã giảm nên van bi hé mở dần và cho ga áp suất cao đi vào trong khoang cacte làm cho góc nghiêng của đĩa lắc giảm dần kéo theo hành trình piston bị giảm nên lượng ga bơm đi sẽ ít đi công suất làm lạnh sẽ giảm,độ lạnh sẽ giảm nên hiện tượng giàn lạnh bị đóng băng sẽ không thể xảy ra. ( Sẽ bổ sung chi tiết hơn ...)










3,Ưu điểm: Loại lốc dùng van này có ưu điểm là êm hơn hẳn so với các loại lốc khác. Nhưng có nhược điểm là 1 khi hệ thống bẩn hay có mạt thì sẽ dễ dẫn tới hỏng van này và chưa có phổ biến phụ tùng về van riêng!

Một số hình ảnh em bổ ra từ em lốc Merc Sprinter :










Sẽ cập nhập tiếp về ban bệnh và nguyên nhân ...

 

anhnv_2411

Don't give up
Em xin bổ xung cho cụ là áp suất mặc định để điều khiển ống xếp là 2 kg/cm2 , và sự chênh áp giữa áp suất hút và áp suất của khoang các te tác động lên pittong làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo chứ áp suất đó không tác động lên đĩa chéo. Cụ Chinh cho em hỏi thêm là áp suất hút nó thay đổi thể nào đề điều khiển ống xếp ạ ?
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Em xin bổ xung cho cụ là áp suất mặc định để điều khiển ống xếp là 2 kg/cm2 , và sự chênh áp giữa áp suất hút và áp suất của khoang các te tác động lên pittong làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo chứ áp suất đó không tác động lên đĩa chéo. Cụ Chinh cho em hỏi thêm là áp suất hút nó thay đổi thể nào đề điều khiển ống xếp ạ ?

Đĩa chéo nghiêng lớn nhất là khi áp suất trong cacte bằng với áp suất hút. Và khoang cacte em xem thì nó thông thẳng lên khoang chứa đĩa chéo và thanh điều khiển góc nghiêng chứ em ko thấy thông với piston. Cụ có thể giải thích giúp em nó tác động lên piston như thế nào ko ạ? Nhận thức của em còn kém cụ cứ chỉ giáo!
Còn về áp suất hút, khi nhiệt độ xe lên cao ( nghĩa là quá trình hành trình piston đang là nhỏ dần) thì nhiệt độ dàn lạnh lên cao dẫn tới áp suất hút lên cao sẽ tác động lên áp suất của môi chất làm thay đổi áp suất môi chất trong ống xếp kéo thanh điều khiển xuống lấp đi "cánh cửa" thông giữa khoang các te và khoang đẩy, khi đó áp suất khoang các te sẽ dần thay đổi và giảm dần ( vì ko còn bị xông từ áp suất đẩy, và được thông với cửa hút như hình trên) điều khiển đĩa chéo nghiêng ở góc lớn dần theo sự thay đổi của áp suất hút ( áp suất hút sẽ nhỏ dần dần và đường hồi của lốc sẽ tác động lên khoang chứa đĩa chéo và cacte) . Em nông cạn nên hiểu là thế! Các bác chỉ giáo thêm nhé! :D
 

anhnv_2411

Don't give up
Đĩa chéo nghiêng lớn nhất là khi áp suất trong cacte bằng với áp suất hút. Và khoang cacte em xem thì nó thông thẳng lên khoang chứa đĩa chéo và thanh điều khiển góc nghiêng chứ em ko thấy thông với piston. Cụ có thể giải thích giúp em nó tác động lên piston như thế nào ko ạ? Nhận thức của em còn kém cụ cứ chỉ giáo!
Còn về áp suất hút, khi nhiệt độ xe lên cao ( nghĩa là quá trình hành trình piston đang là nhỏ dần) thì nhiệt độ dàn lạnh lên cao dẫn tới áp suất hút lên cao sẽ tác động lên áp suất của môi chất làm thay đổi áp suất môi chất trong ống xếp kéo thanh điều khiển xuống lấp đi "cánh cửa" thông giữa khoang các te và khoang đẩy, khi đó áp suất khoang các te sẽ dần thay đổi và giảm dần ( vì ko còn bị xông từ áp suất đẩy, và được thông với cửa hút như hình trên) điều khiển đĩa chéo nghiêng ở góc lớn dần theo sự thay đổi của áp suất hút ( áp suất hút sẽ nhỏ dần dần và đường hồi của lốc sẽ tác động lên khoang chứa đĩa chéo và cacte) . Em nông cạn nên hiểu là thế! Các bác chỉ giáo thêm nhé! :D

Cụ có thể chỉ rõ cái này trong cấu tạo không em không thấy có. Còn việc điều khiển đĩa chéo là do sự chênh lệch giữa áp suất hút và áp suất của khoang các te tác dụng lên bề mặt của pittong, nếu áp suất hút lớn hơn áp suất khoang các te thì góc nghiêng của đĩa chéo sẽ tăng lên còn nếu áp suất khoang các te lớn hơn áp suất hút thì góc nghiêng của đĩa chéo nó sẽ giảm
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Cụ có thể chỉ rõ cái này trong cấu tạo không em không thấy có. Còn việc điều khiển đĩa chéo là do sự chênh lệch giữa áp suất hút và áp suất của khoang các te tác dụng lên bề mặt của pittong, nếu áp suất hút lớn hơn áp suất khoang các te thì góc nghiêng của đĩa chéo sẽ tăng lên còn nếu áp suất khoang các te lớn hơn áp suất hút thì góc nghiêng của đĩa chéo nó sẽ giảm
Sorry em viết nhầm, đó ko phải thanh điều khiển mà thanh giữ đĩa chéo, nó thò thụt theo góc nghiêng của đĩa chéo! Còn theo em được biết đĩa chéo nghiêng tối đa là khi áp suất cacte bằng áp suất hút (theo tài liệu của Delphi và Arizon). Áp suất cacte luôn lớn hơn hoặc bằng áp suất hút. Vậy nếu khi 2 áp suất bằng nhau tức là độ chênh lệch thấp thì sao góc nghiêng lại tăng dần được ạ!
 

anhnv_2411

Don't give up
Em có nhầm một chút về sự chênh áp giữa áp suất hút và áp suất các te. Đúng là áp suất các te chỉ có thể bằng áp suất hút và lớn hơn áp suất hút . Trường hợp áp suất hút bằng áp suất các te thì đĩa chéo có góc nghiêng lớn nhất, còn khi áp các te lớn hơn áp suất hút thì góc nghiêng của đĩa chéo giảm dần. Em gửi cụ tài liệu có giải thích rõ về sự tác dụng của áp suất lên pittong làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo mời cụ xem nhé (trang 247 và 248)
http://books.google.com.vn/books?id...iQflo4GgBA&ved=0CGwQ6AEwCA#v=onepage&q&f=true
 

phuch1

Tài xế O-H
bác auto.is 250 nói đúng đấy, lốc loại này luôn chạy, khi còn điều chỉnh đc thì nó thay đổi góc nghiêng tức là thay đổi hành trình của piton, còn chèn rồi thì góc nghiêng cố định, hành trình piton cố định rồi.
 

Chi_Duong

Tài xế O-H
Vụ fix van đuôi điện của TOYOTA, Merc đời cao chế thêm ngắt lạnh là bất khả thi rõ ràng rồi. Block chạy 24/7 ko hề có 1 tác động điện nào thì ngắt làm sao đc =.= Chế thêm van điện ngắt gas hồi về cũng ko khả thi chút nào. Cắt ống chế thêm đầu + gắn thêm van điện ngắt gas + thêm cục rơle ngắt lạnh....quá tội, mất hết nguyên bản xe, sau này có thay block lại khổ mình. Em cũng thử mua mấy cái van đuôi mới về cũng hơn 1 củ 1 cái mà chả cái nào ra hồn. Cái thì lạnh yếu, cái thì lỗi lệnh, cái thì đc 2 tháng hỏng => Tốn tiền, mất uy tín. Kinh nghiệm xương máu vẫn là thay block mới hoặc chế qua 15-17A có cuộn hít cho nó lành.
Còn vụ van đuôi cơ thì sửa đc, thay mới đc ( nhưng phải mua màu đúng) gặp khách ngon thì thay cả block :D
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Chủ đề bác đang quan tâm

Bên trên