Thay TIMING BELT (Dây cua-roa cam)

V
Bình luận: 2Lượt xem: 8,326

vothanhtam19

Tài xế O-H
Chào các bác!bài viết này giới thiệu cách thay TIMING BELT (Dây cua-roa cam).bài viết này được viết từ thực tế của một thầy bên otosaigon.chúng ta cùng tham khảo và góp ý .


Việc thay thế TIMING BELT (Dây cua-roa cam)

Tùy theo hãng và đời xe mà thời gian quy định thay timing belt khác nhau theo . Theo KHUYẾN CÁO của nsx xe đời cũ thì ( khoảng trước năm 1995) PHẢI THAY khi xe đã xử dụng 60,000 mls xe đời mới sau này 90,000 mls có thể lên đến 105,000 mls (nên tìm hiểu cho đúng theo xe). Các nhà sản xuất khuyến cáo thay timing belt chứ KHÔNG kiểm tra !!! Lý do ,cho dù khi kt kg thấy bất cứ dấu vết nào của sợ lão hóa NHƯNG belt sẽ đứt bất cứ lúc nào khi vượt qua giới hạn cho phép ( theo kinh nghiệm thì thường đứt khoảng sau hơn 10,000mls cũng có khi hơn nhiều nhưng kg vì vậy mà coi thường).Đặc biệt là những xe bị cong valve khi đứt belt thì càng phải thận trọng hơn .Những xe hoạt động trong tình trạng khắc nghiệt hay thường nổ máy lâu (chờ) v.v cũng nên cẩn trọng hơn.



Gửi các bác tấm hình những sợi belt bị đứt mặc dù kg có bất cứ dấu hiệu hư hỏng nào !!! Chính vì vậy nsx kg khuyên kt mà chỉ yêu cầu thay.Hình chụp 2 mặt để so sánh(hình 1 đứt đôi,2 hình sau bứt răng ).
QUY TRÌNH THỰC HIỆN


Trước hết có những điểm cần quan tâm :các dấu hiệu cần thiết cho việc đặt timing , một số ngoại lệ có liên hệ với ht .
1/ DẤU : Trên lý thuyết thì phải đặt piston máy # 1 ngay TĐT ( tử điểm thượng hay top dead center) và dấu trên bánh răng cam trùng dấu trên block máy. Điểm này thường làm các bác lo lắng và bối rối kg biết làm sao xác định 2 điểm này và cũng chính vì vậy nên các bác ngại hay kg giám đụng vào . Thật ra rất dễ dàng thôi cũng như khi các dấu bị mờ hay khó thấy vì góc độ bị khuất v.v. Cũng cùng 1 cách giải quyết.
Bỏ qua những râu ria bên ngoài như tháo belt cục nạp, belt máy lạnh v.v. để ngắn gọn vào đề.Có 1 việc cần lưu ý NẾU pouley bơm nước ráp với belt bên ngoài thì nên lợi dụng khi chưa tháo belt nới lỏng các ốc giữ cho dễ dàng.


Trong hình là pouley bơm nước còn belt khó bị quay khi cần nới lỏng ốc.
Sau khi tháo nắp phía trên che đậy bánh răng cam ,dùng dụng cụ quay cốt máy bằng tay và quan sát cho đến khi thấy dấu trên bánh răng cam trùng với dấu (chết) trên miếng che phía sau hay trên block máy v.v.

Dây là 1 thí dụ dấu chết trên miếng che phía sau,trên máy Honda 4 máy thường lấy 2 dấu 2 bên bánh răng ngang trùng mặt trên náp cuy lát.
Trong trường hợp 6 máy V thì căn cứ theo bánh răng bên ngoài cho dễ căn . Như vậy các bác kg còn phải lo ngại máy đang ở thì nào.Sau khi tháo pouley cốt máy và miếng che phía dưới đa số cũng sẽ có dấu trên bánh răng cố máy và 1 dấu chết nữa trên block máy.
LẤY SƠN CHẤM TRÊN 2 BÁNH RĂNG VÀ CHẤM TRÊN MẶT CHẾT NẾU GÓC BỊ CHE để khi ráp các bác có thể căn cứ vào các dấu này vừa dễ dàng vừa chắc ăn.Trong trường hợp kg dấu ,dấu mờ hay bất cứ trường hợp nào thì cứ tự đánh dấu theo ý mình đến khi ráp lại thì CHẮC CHẮN KG SAI ĐƯỢC ( kể cả các bác quay kg đúng nhưng đánh dấu và ráp lại đúng dấu là kg sao hết.Nói hơi dài giòng để các bác nắm cho yên tâm.
Sau khi đánh dấu, tháo lỏng ốc chận pouley tăng belt rồi đẩy ngược chiều tăng và siết hơi chặt ốc giữ để dễ dàng lấy belt ra.


Hai hình để các bác thấy rãnh của cần tăng pouley tăng belt.
Những loại dùng hydraulic (tự căng bằng thủy lực ) thì khi tháo ra belt tự lỏng kg kéo lai như loại trên.Và có vài cách để làm cho lui lại và kháo trước khi ráp lại.

loại này phải tháo ốc dưới đáy và vặn ốc trong lỗ bằng tournevis dẹp nhỏ (vặn rất nhẹ)làm cho trục tăng thụt vào và dùng miếng khóa ben cạnh đặt vào giữ cho ổn định và đặt vào vị trí sau đó rút miếng khóa ra.

2 hình dưới là loại phải dùng ê tô ép cho trục thụt lại và dùng cây ty bằng thép xỏ qua chận lại , sau khi đặt vào vị trí thì rút ty ra.


Khi đặt belt vào thì phải đặt bên không có pouley vào trước chừa phần dư qua phía có pouley tăng để tránh belt bị chùng.
2/ Nếu các bác dự định thay các phốt cốt cam thì trước khi tháo ốc chận pouley cốt máy phải dùng ố này khóa kg cho belt quay rồi dùng ckiaf khóa mở ốc giữ bánh răng cam và sau khi ráp cũng khóa chặt rồi mới xiết ốc giữ bánh răng cam. Loại v6 hay v8 thì cẩn thận có khi 2 bánh răng cam 1 quay phần răng ra ngoài 1 quay vô trong.


Dùng tournevis nạy vào cạnh của phốt sẽ làm phốt bật ra.

Máy Honda loại có balance shaft thì cũng đừng quên đánh dấu VÀ ĐỪNG để bánh răng bên mặt quay sai chỗ mất công căn lại.

Bên tay mặt block máy (ngồi đối diện với đàu máy) có ốc chìa khóa 14mm (ốc có đánh ấu sơn trắng) ,tháo ra dùng 1 bù lon 6mm hay tournevis chữ thập xỏ vào lỗ và quay bánh răng cho đến khi bù lon xuyên sâu vào trong được thì đó là chỗ đặt của bánh răng còn bên trái thì có dấu sẵn

hình minh họa khi đặt bánh răng bên phải nếu bị xoay mất chỗ đánh dấu ( điểm này quay 3 lần chỉ 1 lần đúng nên nếu nghi ngờ thì đặt lại)

Dấu của bánh răng bên trái ,bên này thì chỉ cần đặt đung dấu là được kg như bên phải.
Để kt thì các bác quay cốt máy 2 vòng thì mọi dấu phải trở lại chỗ cũ.
( ngoại trừ 1 số máy Misubishi truck kg kt bằng cách quay 2 vòng ).
Isuzu đời cũ 4 máy đối chiếu bánh răng bên mặt ngay dấu,bên trái cách 1/4 nhưng kg sao cứ đánh dấu là xong.
Phần quan trọng đã xong chỉ còn ráp các phần bên ngoài nữa là xong.
Đây là phần tham khảo chung các bác có thể áp dụng cho đa số các xe 4,6,8 máy thông thường .
Một lần mở 1 lần khó nên các bác nên thay luôn các bộ phận liên quan như : bơm nước ,phốt cốt cam cốt máy bơm nhớt balance v,v. đẻ tránh mất thời gian sau này (nếu thợ thay thì tốn 2,3 lần $ công và thời gian ).

Bài viết Có gì còn thiếu sót các bác đong góp cho đầy đủ!cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên