Tìm hiểu về mỡ bôi trơn trên ô tô

H
Bình luận: 0Lượt xem: 3,164

haui

Tài xế O-H
1. Khái niệm
- Mỡ cũng là chất bôi trơn nhưng đặc, nặng hơn so với nhớt.
- Được chế tạo bằng cách trộn nhớt với sáp hoặc xà bông ở nhiệt độ cao và có pha thêm một số chất phụ gia. Sau khi pha xong, để nguội thì mỡ bóng mịn có màu vàng nhạt đến nâu sẫm.
2. Đặc tính của mỡ: mỡ cần có các phẩm chất sau:
a) Độ nhỏ giọt và độ lún: độ nhỏ giọt là nhiệt độ mà mỡ bị nóng chảy từ thể rắn sang thể lỏng. Độ nhỏ giọt biểu hiện tính chịu nóng của mỡ và căn cứ vào đặc tính này người ta có thể đưa ra:
- Mỡ có độ nhỏ giọt thấp: kém chịu nóng, nhiệt độ nóng chảy thấp, được dùng bôi trơn cho các bộ phận của động cơ thấp tốc.
- Mỡ có độ nhỏ giọt cao: sẽ có khả năng chịu nhiệt tốt, chảy ở nhiệt độ cao, dùng bôi trơn cho các bộ phận của động cơ cao tốc.
- Độ lún là độ cứng của mỡ, mỡ có độ cứng cao sẽ lún ít, được dùng cho các bộ phận có lực ma sát lớn. Mỡ có độ cứng thấp, sẽ lún nhiều dùng bôi trơn cho các bộ phận có lực ma sát nhỏ.
- Độ lún và độ nhỏ giọt là 2 phẩm chất chủ yếu của mỡ và chúng liên quan mật thiết với nhau. Thường mỡ có độ nhỏ giọt cao, thì độ lún ít và ngược lại. Chính vì thế khi sử dụng ta phải chọn loại mỡ thích hợp (theo hướng dẫn trong sổ tay sửa chữa).
b) Tính ổn định của mỡ
Mỡ phải ổn định, ít biến chất trong quá trình sử dụng. Tính ổn định của mỡ thể hiện qua 3 mặt:
- Chịu nóng.
- Giữ vững được mạng liên kết.
- Chống được hiện tượng ôxy hoá để không bị vò thành cục.
c) Tạp chất ăn mòn, cặn bẩn và nước lã.
- Mỡ là chất dùng để bôi trơn, bảo vệ chi tiết máy không bị gỉ sét. Do đó, yêu cầu mỡ không có tính ăn mòn kim loại, không lẫn axít, hơi nước... Nhưng cũng cần nhớ rằng, mỡ tiếp xúc với nhiệt độ cao và không khí lâu ngày sẽ bị biến chất và có lẫn tạp chất ăn mòn.
- Cặn bẩn là những chất rắn: cát, bụi, mạt sắt lẫn vào mỡ sẽ trở thành những hạt mài mòn làm hao mòn, trầy sướt các bề mặt chi tiết máy, và khi chúng lẫn vào rồi thì không thể lọc ra được.

- Nước lã: trong mỡ thường có 1 lượng nước nhất định, khoảng 0,5-1,5%, song nếu lượng nước quá nhiều sẽ làm cho mỡ bị vữa như sữa, hư.
3. Một số kí hiệu
Dưới đây là một số chữ thường dùng trong hệ thống kí hiệu của các loại mỡ:
+ EP: mỡ chống ma sát
+ Auto: mỡ dùng trên ôtô
+ Graphite: mỡ chì
+ HT: mỡ chịu nóng tốt
+ GP: mỡ có công dụng chung
+ MP: mỡ đa chức năng
4. Sử dụng và bảo quản: cần lưu ý một số điểm sau:
- Phải sử dụng mỡ đúng loại.
- Mỡ phải tránh ánh nắng rọi trực tiếp, tránh gió, bụi.
- Thùng chứa phải sạch, luôn có nắp đậy, không lẫn nước...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên