Trao đổi về van điều áp trong Hệ thống phun xăng điện tử

Phạm Vỵ
Bình luận: 35Lượt xem: 20,937

nguyenhonghn

Tài xế O-H
  1. Các bác ơi, em có thắc mắc, trên dòng xe toyota vios, hệ thống thu hồi hơi xăng, em ko thấy có bộ lọc than hoạt hoạt tính như của thằng toyota innova, vậy thì hệ thống này hoạt động sao ạ
| dưỡng da
 

viettrung1

Tài xế O-H
Bị tụt áp xăng bác ác. Bác giải quyết xì bọt là ok. Nếu ko sáng bác chịu khó bật khoá điện on / off vài lần là đủ xăng hà
em cám ơn bác phongphu nhưng của em cũng đã thử bật chìa khóa có khi 4-5 lần mà vẫn vậy bác à còn buổi sáng thì hầu như đề 1 cái là nổ ngay nhưng có hiện tượng thiếu xăng.
 

viettrung1

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi khi bơm xăng ngưng hoạt động hoặc động cơ dừng làm việc thì cái van điều áp {hoặc van hồi} có bắt buộc phải đóng hoàn toàn để giữ áp suất nhiên liệu cố định trong đường ống không,xe em đang bị khó nổ đề 2 lần và cũng đang phân vân không biết nguyên lý của nó như thế nào bugi em đã thay mới cụm lọc xăng thay mới nhưng vẫn khó nổ em tháo van kiểm tra bằng áp suất khí nén thì thấy van bị rò không đóng kín tuyệt đối sau khi xả áp,em lấy van cũ kiểm tra đối chiếu thì thấy cũng bị rò như thế nhưng thời gian giữ áp được lâu hơn vì trước lúc thay cụm lọc mới cũng bị hiện tượng này cho nên em không biết được chính xác là như thế nào hay là 2 cái van đều hỏng cả ,thợ thì bảo do tụt áp chẳng nhẽ lại mua thêm một cụm lọc mới hơn 3tr nữa vì cái van nó nằm trong cụm lọc này,không biết có được không hay lại mất thêm tiền oan các bác có cách gì xin chỉ bảo cho em với.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
vấn đề của bạn bác phamvy tra lời qua rõ rồi mà. môt số xe đời mới hiện nay van điều áp được đặt trong thùng nhiên liệu luôn, vì vậy chỉ có một đường ống nhiêu liệu lên mà thồi. quá trình thay đổi áp suất nhiên liệu được điều chỉnh ngay trong bộ điều áp trong thùng nhiêu liệu luôn. thông qua cảm biến áp suất nhiên liêu, chế độ vận hành của động cơ. bác đọc cho kỹ rồi hãy nói tiếp nha. vì nếu bác nói như vậy thì phải chứng minh bằng hình ảnh nữa chứ. nếu đúng có xe nào không cần có bộ điều áp thì phải có hình ảnh minh họa để anh em còn mở mang tầm mắt nữa chứ.
Mấy cái xe này không có cảm biến áp suất nhiên liệu đâu, bác mới cần xem kỹ
 

binh1980

Tài xế O-H
Huynhdai getz cũng đề vài cái mới nổ thì thoảng mới vậy khi nổ rồi thì nổ nộp ngộp như thiếu xăng một lúc mới ổn định các bác hộ em nhé em xin cảm ơn
 

Oto_bang_go

Tài xế O-H
Bác Phạm Vỵ ơi, bác up lại giúp em 2 hình ảnh trong bài đầu tiên được không ạ, em đang tìm hiểu về bộ điều áp có khoang chân không mà vẫn chưa hiều lắm ạ. Em cảm ơn bác.
 

Hungq2

Tài xế O-H
Em thay bơm xăng mới, mạnh nhưng có tiếng hú nhẹ, chạy hao xăng. Thợ bảo bơm quá mạnh, giờ em muốn chỉnh áp suất bơm xăng có được không?

20191101_033239.jpg


20191101_033328.jpg


Screenshot_20191101-035336.jpg


20191101_033142.jpg


20191101_033239.jpg


20191101_033328.jpg


Screenshot_20191101-035336.jpg


20191101_033142.jpg
 

kk.jack

Tài xế O-H
cái van điều áp trong thùng xăng nó có cấu tạo cũng đơn giản bạn ah.cái quyết định chính đến sự làm việc của nó có lẽ là ở cái lò xo...về nguyên tắc trên tất cả các xe sử dụng hệ thống phun xăng đều bát buộc phải có van điều áp (em đọc bài có cụ cố cãi có xe không có van mà thấy buồn quá).như thầy Phamvi đã nói,mục đích của van điều áp là duy trì áp suất xăng trong ống phân phối xăng luôn ở 1 giá trị không đổi.còn về nguyên lý thì khi sản suất mỗi loại xe được đặt 1 giá trị áp suất bơm xăng nhất định,cái này rất quan trọng bởi vì nó còn liên quan đến việc tính toán để sản xuất kim phun và đặt chế độ phun trong hộp điều khiển.nhiệm vụ này sẽ do van điều áp duy trì.khi áp suất bơm xăng lên cao dến áp quy định thì áp suất đó sẽ thắng sức căng của lò xo trong van và mở đường xăng hồi về thùng,áp suất càng lớn thì độ mở của van càng lớn và ngươic lại.tất nhiên chắc bạn lại nghĩ cùng là 1 bơm xăng,1 dòng điện tại sao có lúc áp cao,có lúc áp lại thấp? cái này phụ thuộc vào chất lượng của bơm và phụ thuộc vào tốc độ hoạy động của động cơ.ở chế độ garangti,lượng xăng phun vào xi lanh ít nên áp suất xăng sẽ cao,van mở lớn ,còn khi ga càng cao lượng xăng được phun vào động cơ nhiều thì áp trong giàn sẽ giảm,van mở nhỏ.khi van điều áp này hỏng ở chế độ mở thì áp suất xăng trong ống sẽ quá thấp,còn van hơng ở chế độ kẹt không mở thì bơm xăng sẽ bị hỏng do hoạt động quá tải...có loại còn trang bị thêm 1 cái dù nhỏ ngay trên ống phân phối xăng nữa,mục đích cũng là chống sự chênh lệch áp suất tức thời giữa các kim phun khi đang cùng hoạt động.nguyên lý cũng rất đơn giản,cái dù đó chỉ có 1màng như màng caosu,khi áp cao sẽ đẩy màng đó phồng lên,khi kim phun nào đó hoạt động,áp ttrong ống sẽ giảm tức thời.khi đó màng cao su này sẽ bị nén xuốnglàm giảm thể tích trong ống làm tăng áp tức thời trong dàn phân phối xăng.chính vì vậy có bạn nhìn ttrên giàn phân phối có khi không có cái van nào,có khi lại thấy đến 2 cái gần giống như nhau ấy.
theo công nghệ cải tiến thì đa số các xe hiện đại ngày nay trang bị van điều áp nằm dưới thùng xăng,về nguyên lý thì nó vẫn duy trì áp xăng như vậy,còn về mặt cấu tạo thì loại này sẽ chỉ có 1 đường xăng lên,giảm được 1 ống và độ an toàn cao hơn do giảm được nguy cơ cháy nổ do ống xăng này gây ra.còn những nhược điểm do không có sự so sánh với chân không trong cổ hút thì có lẽ nó đã được lập trình rồi.
hôm nay em ngồi rồi nên ôn lại kiến thức lý thuyết 1 tí,các bác có đọc thì đừng chém em nha.ôn lại cho nhớ thôi,và chắc cũng có dôi chút lợi ích cho các bạn sinh viên. nếu có gì chưa đúng thì các bác cứ góp ý nhiệt tình để em thay đổi tư duy nhé
Thank bác nhiều. Bác giải đáp chi tiết và rất dễ hiểu.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên